Nâng cao chất lượng của chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 76 - 77)

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ HIỆN NAY

3.2.1. Giải pháp về nâng cao năng lực của chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã dục pháp luật cho công chức cấp xã

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng của chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã luật cho công chức cấp xã

Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã. Do vậy, cần xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp và mỗi cá nhân bản thân công chức cấp xã trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta hiện nay, đòi hỏi mỗi người đều cần hiểu biết pháp luật, có ý thức xử sự theo quy định của pháp luật và có tin thần tự giác chấp hành pháp luật. Nhà nước, cán bộ, công chức và nhân dân cần phải coi phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã là việc làm thường xuyên, liên tục trong điều kiện hiện nay chứ không phải là công việc nhất thời.

Hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ thể đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Với tư cách là người thực hiện sự tác động đến các đối tượng, chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã phải là người nắm vững các quy định của pháp luật, hiểu biết sâu sắc kiến thức pháp luật, có phương pháp truyền tải thông tin pháp luật đến các đối tượng công chức cấp xã một cách hiệu quả. Trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần triển khai có hiệu quả Đề án: "Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước". Việc thực hiện Đề án phải kết hợp chặt chẽ với phát huy sức mạnh của các lực lượng trong toàn xã hội tham gia vào phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với mục tiêu của Chương trình quốc gia phát triển

nhân lực đến năm 2020 của Chính phủ. Đề án phải khắc phục được những hạn chế, bất cập hiện nay trong tổ chức và hoạt động của đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; củng cố, kiện toàn và nâng cao một bước căn bản đội ngũ làm công tác này theo hướng vừa bảo đảm số lượng, vừa bảo đảm cho cả đội ngũ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và trình độ nghiệp vụ cao, kỹ năng giỏi về phổ biến, giáo dục pháp luật. Đặc biệt, chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã cần phải đủ về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng. Yêu cầu này đòi hỏi đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ trung ương đến địa phương cần được kiện toàn và có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Đối với cán bộ bán chuyên trách làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã cũng đòi hỏi phải được ổn định, thường xuyên được củng cố và tăng cường và được đào tạo cơ bản về kiến thức pháp luật.

Bên cạnh đó, các cơ quan cần chủ động xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã; kịp thời tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến nhiệm vụ của công chức cấp xã và phối hợp với Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 76 - 77)