Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77 - 80)

pháp luật đối với công chức cấp xã

Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, minh bạch, ít lỗ hổng, không chồng chéo, mâu thuẫn sẽ tự mình có sức mạnh để đi vào cuộc sống, được xã hội chấp nhận, thừa nhận và tuân thủ. Do đó, một hệ thống pháp luật muốn phát huy tác dụng tốt trong cuộc sống, thì phải đảm bảo các yếu tố đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch theo đúng tinh thần của Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật còn bất cập, tản mạn, chưa đồng bộ, chưa có văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao như Luật hay Nghị quyết của Quốc hội hoặc Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này nên việc triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc xác định và phân công trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, cơ chế phối hợp và chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị cũng như trong việc huy động nguồn lực tạo điều kiện cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được tiến hành một cách đồng bộ, rộng khắp, có hiệu quả.

Trong khi đó, thực tiễn cho thấy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã nói riêng là khâu đầu tiên hết sức quan trọng trong hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối giữa hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến tất cả các bộ, ngành, địa phương và mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội, do đó, nhìn từ góc độ quản lý, hoạt động này rất cần có sự điều tiết, điều chỉnh của Nhà nước bằng một văn bản có hiệu lực pháp lý cao để xác định rõ cơ chế, trách nhiệm của từng ngành, từng tổ chức, cá nhân trong việc đưa pháp luật đến với nhân dân và tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với pháp luật. Do vậy, giải pháp rất cần thiết, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập là cần khẩn trương xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm mục đích và đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, tạo cơ sở pháp lý mạnh, đồng bộ, thống nhất cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã.

Thứ hai, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và mọi công dân về vị trí, vai trò của pháp luật và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đời sống xã hội, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, nhân dân trong thi hành và chấp hành pháp luật.

Thứ ba, tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất và tổng thể để xây dựng nguồn nhân lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Thứ tư, việc xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ tạo cơ sở pháp lý trong việc huy động các cơ quan, tổ chức và địa phương tham gia công tác này; tăng cường cơ chế phối hợp và phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức; thúc đẩy, khuyến khích và thu hút sự quan tâm của nhà nước và toàn xã hội theo hướng xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tranh thủ các nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức và cá nhân nước ngoài đối với công tác này.

Thứ năm, thể hiện sự tôn trọng và quyết tâm thực hiện các cam kết quốc tế mà Nhà nước ta đã đưa ra khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong việc công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách của Nhà nước thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật, để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thông tin về chính sách và pháp luật.

Việc xây dựng và ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật và phù hợp với mục tiêu của Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị: "Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch…đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội" [21],

"phát triển hệ thống thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật" [21]. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân cũng đã nhận định một trong những nguyên nhân của những hạn chế trong công tác phổ biến, giáo dục hiện nay là "thể chế cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật còn bất cập. Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động liên quan đến tất cả các ngành, các địa phương và toàn bộ đời sống xã hội, song chưa được điều chỉnh bằng một văn bản có giá trị pháp cao như Luật, Nghị quyết của Quốc hội nên còn gặp nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai và phối hợp thực hiện". Tại Thông báo Kết luận số 74-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân cũng đã nêu rõ: "Đảng đoàn Quốc hội tiếp tục lãnh đạo, đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ và đồng bộ, tạo điều kiện để mọi người dân sống và làm việc theo pháp luật;… nghiên cứu, ban hành đạo luật riêng về phổ biến, giáo dục pháp luật, làm cơ sở pháp lý thống nhất, điều chỉnh toàn diện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật". Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW giao nhiệm vụ cho Bộ Tư pháp: "Nghiên cứu xây dựng Luật về phổ biến, giáo dục pháp luật trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (2007-2011)".

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)