Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 31 - 33)

Có nhiều quan niệm khác nhau về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Có quan niệm cho rằng, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm

dạy và học pháp luật trong nhà trường, các hình thức phổ cập pháp luật và các hình thức cổ động. Xuất phát từ giáo dục học, khái niệm hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu là các hình thức tổ chức, thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật của các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm chuyển tải nội dung giáo dục và đạt mục đích giáo dục đối với các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đối với hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã có thể mang tính phổ biến, truyền thống của giáo dục chính trị, tư tưởng như: Phổ biến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường (là hình thức tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục trực tiếp giữa các chủ thể chuyên nghiệp là giáo viên và đối tượng xác định là học viên trong khuôn khổ nhà trường); Phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính phổ thông, phổ cập, bao gồm các hình thức tổ chức hoạt động do nhiều loại chủ thể chuyên và không chuyên nghiệp tiến hành với các nhóm đối tượng khác nhau trong phạm vi không gian và thời gian xác định hoặc không xác định, như: Phổ biến, nói chuyện pháp luật tại các cơ quan nhà nước, tổ chức quần chúng, địa bàn dân cư, các hội nghị, hội thảo pháp luật; các câu lạc bộ pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, thông tin cổ động pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật qua báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, qua các hình thức văn học nghệ thuật; biên soạn, phát hành các loại tài liệu pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong các nhà trường (chuyên luật và không chuyên luật). "Có thể nói, giáo dục pháp luật có ý nghĩa chiến lược trong việc đào tạo, giáo dục để hình thành một cách vững chắc những thế hệ công dân, người lao động, góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [41, tr. 28].

Bên cạnh đó, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã cũng có nhiều hình thức mang tính đặc thù. Tính đặc thù này được quy định trước tiên bởi mối quan hệ biện chứng giữa tác động của phổ biến, giáo dục pháp luật và tác động của thực tiễn pháp luật lên ý thức và hành vi của công chức cấp xã. Xuất

phát từ nguyên tắc gắn liền phổ biến, giáo dục pháp luật với thực tiễn công việc

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)