Cơ chế phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 57 - 59)

bước, không kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng này. Thậm chí hầu hết các địa phương thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn gặp khó khăn trong việc tìm nguồn kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công chức cấp xã, nhất là trong việc in ấn, cấp phát tài liệu, đầu tư trang thiết bị. Kinh phí dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công chức cấp xã thường chỉ sử dụng trong phạm vi hạn mức kinh phí của các cơ quan chuyên trách phổ biến, giáo dục pháp luật, còn một phần bổ sung khác do sự điều tiết của Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương. Chính những hạn chế về cơ sở vật chất nêu trên dẫn đến đối tượng thụ hưởng trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã vẫn còn nhiều hạn chế.

2.2.5. Cơ chế phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã cấp xã

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp, các cơ quan tuyên truyền và các cơ quan trong hệ thống chính trị nước ta. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai rộng khắp dựa trên cơ chế phối hợp thông qua hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp. Hoạt động theo mô hình và cơ chế này, lần đầu tiên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã huy động được sự tham gia đông đảo của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể; phát huy được tính xã hội hoá, thu hút được nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia. Sự tồn tại của Hội đồng cùng hiệu quả hoạt động của nó đã và đang được khẳng định.

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ ngày càng được kiện toàn, củng cố. Thành viên tham gia Hội đồng đã chủ

động và tích cực hơn trong công tác phối hợp. Quy chế hoạt động của Hội đồng được xây dựng và sửa đổi, bổ sung đảm bảo phát huy hiệu quả hoạt động của Hội đồng. Trước đòi hỏi mới của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhiều Bộ, ngành ở Trung ương đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tại địa phương, đến nay có 63/63 Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh đã được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động. Gần 100% huyện, quận, thị xã cũng đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hoạt động nề nếp, thường xuyên hơn. Đặc biệt, ở các tỉnh đều đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tới cấp xã. Việc thành lập và đi vào hoạt động của các Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương đều căn cứ vào quy chế, thành phần và tổ chức các phiên họp triển khai công việc (hàng tháng, hàng quý, hàng năm). Hoạt động của Hội đồng dựa trên kế hoạch công tác được xây dựng theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền cấp trên, trong đó có sự phân công rõ trách nhiệm của các thành viên, thậm chí có địa phương nhiều cơ quan thành viên ký các kế hoạch liên tịch và phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả. Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp thực hiện chức năng tham mưu, giúp cơ quan có thẩm quyền xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật. Với việc thành lập Hội đồng, lần đầu tiên chúng ta đã xây dựng được một cơ chế phối hợp chính thức, thường xuyên, có sự phân công rõ nhiệm vụ với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Nhìn chung, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp đang dần được kiện toàn, củng cố, ngày càng nâng cao tính chủ động và bước đầu thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã nói riêng. Trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng cũng như sự phối hợp giữa các thành viên trong việc đề xuất các giải pháp đổi mới

phương thức hoạt động của Hội đồng, phương thức tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được đề cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn một số Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số nơi, một số cấp vẫn còn nhiều bất cập, "hoạt động của Hội đồng phối hợp ở một số địa phương, bộ, ngành còn mang tính hình thức, do vậy, hiệu lực của Hội đồng chưa cao, hiệu quả của các hoạt động phối hợp chưa đạt được yêu cầu đặt ra" [42].

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 57 - 59)