Nâng cao chất lượng, trình độ pháp luật cho công chức cấp xã và thu hút sự tham gia của đối tượng này vào hoạt động xây dựng, thực

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 82 - 84)

xã và thu hút sự tham gia của đối tượng này vào hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật

Việc tham gia đóng góp ý kiến của công chức cấp xã vào hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rất lớn và có hiệu quả. Thông qua hoạt động này giúp cho công chức cấp xã nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, ý thức về trách nhiệm pháp lý và khả năng tiến hành các hành vi pháp lý đúng đắn, chính xác. Có thể nói thái độ chấp hành hay không chấp hành pháp luật hoặc mức độ chính xác trong áp dụng pháp luật của công chức cấp xã phụ thuộc rất lớn vào kết quả của sự am hiểu pháp luật.

Mặt khác, cũng thấy rằng công chức cấp xã thực thi, chấp hành pháp luật một cách tự giác, nghiêm chỉnh một khi họ có thái độ đúng đắn đối với pháp luật. Đối với đội ngũ công chức này, không chỉ tìm hiểu hay thực thi chính sách, pháp luật, mà còn tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật. Thực tế cho thấy, nếu như chính sách, pháp luật điều chỉnh hoạt động của chính quyền và công chức cấp xã được chính đội ngũ công chức này tham gia xây dựng thì chính sách, pháp luật đó sẽ thiết thực và hiệu quả hơn. Chính vì vậy, cần tạo mọi điều kiện để công chức cấp xã tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật liên quan tới việc điều chỉnh các hoạt động của chính quyền và công chức cấp xã.

Đồng thời, để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực thi chức trách của công chức cấp xã trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, yêu cầu đội ngũ công chức này phải được nâng cao chất lượng, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật. Giải pháp cho vấn đề này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải đào tạo, bồi dưỡng cho từng loại đối tượng công chức cấp xã, trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật, thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật mới, liên tục hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng áp dụng những quy định mới của pháp luật liên quan đến thẩm quyền của chính quyền cơ sở và chức trách của từng loại đối tượng công chức cấp xã.

Bên cạnh giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nêu trên, các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm tuyển dụng công chức cấp xã, đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, qua đó nâng dần chất lượng đội ngũ công chức này. Đồng thời, cần có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ công chức cấp xã để họ phát huy hiệu quả cao nhất trong thực thi công vụ của chính quyền cơ sở, trong đó cần có sự quan tâm và chú trọng đầu tư thỏa đáng cho đội ngũ công chức cấp xã ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Với chất lượng đội ngũ công chức cấp xã được nâng cao, sẽ là tiền đề quan trọng cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ công chức này.

KẾT LUẬN

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã là một yêu cầu khách quan trong tiến trình đổi mới của đất nước ta hiện nay. Điều đó đạt được bởi nhiều yếu tố, trong đó có kết quả của công tác phổ biến, giáo dục cho công chức cấp xã. Qua các nội dung của luận văn, có thể kết luận như sau:

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 82 - 84)