Yếu tố tác động đến lao động sáng tạo của trí thức

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 37)

Sáng tạo trong những lĩnh vực khác nhau có những đặc điểm khác nhau, được kích thích bởi những động lực và trong những loại sản phẩm khác nhau: Sáng tạo của một công nhân có thể là một sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới sản phẩm; sáng tạo của một doanh nhân có thể là một cải tiến về tiếp thị, một giải pháp mới về quản lý kinh doanh; sáng tạo của một giáo viên là đổi mới về phương pháp giảng dạy; sáng tạo của một nhà khoa học là một phát hiện những điều bị ẩn giấu hay một phát minh ra những tri thức chưa từng biết… Cái chung nhất của sáng tạo là tìm kiếm những cái mới, những tri thức mới hay giải pháp mới về những vấn đề mà con người thường gặp phải trong cuộc sống. Có những sáng tạo lớn làm nên tên tuổi lẫy lừng nhưng có những sáng tạo chỉ để thỏa mãn tinh thần trong cuộc sống. Vậy, để người trí thức hăng say sáng tạo cần phải có những động lực mạnh mẽ, ham hiểu biết, tìm kiếm cái hay, cái đẹp từng là động lực thúc đẩy sự nghiệp sáng tạo của biết bao thế hệ các nhà bác học, văn nhân, nghệ sĩ…

Lao động sáng tạo của trí thức phát huy ở mức độ nào là do sự tác động của cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, từng cá nhân hay tập thể các nhà trí thức. Đối với mỗi cá nhân, những yếu tố bên trong là trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng khiếu, kiến thức, kỹ năng, cảm hứng sáng tạo, cảm xúc, năng lực sáng tạo của từng người.

uốn có lao động sáng tạo của trí thức thì trước tiên người trí thức phải đảm bảo, trang bị những tri thức, kỹ năng cơ bản và cần thiết, những kiến thức,

trình độ chuyên môn và hiểu biết nhất định. Đó là nền tảng, gốc của người trí thức để thực hiện lao động sáng tạo. Nếu không có những kiến thức, trình độ chuyên môn và kỹ năng cần thiết đó thì không thể tạo ra những công trình khoa học, sản phẩm có giá trị. Bởi vì, lao động của “trí thức” là lao động “chất xám” tạo ra những sản phẩm trí tuệ, mới, hữu ích. Trình độ học vấn, chuyên môn cao là cái không thể thiếu đối với trí thức để thực hiện lao động trí óc. Nếu không có trình độ học vấn, chuyên môn cao người trí thức không thể hoàn thành công việc tạo ra những tri thức khoa học. Như việc thực hiện được ca mổ, người bác sĩ phải có trình độ chuyên môn sâu; để giảng bài người giáo viên phải có trình độ chuyên môn và bằng cấp nhất định; một nhà nghiên cứu không có chuyên môn, trình độ không thể tạo ra được những công trình và sản phẩm khoa học… Trí thức phải có trình độ học vấn chuyên môn cao thì mới có khả năng tiếp cận dần với kiểu lao động sáng tạo thật sự. Trí thức càng có trình độ chuyên môn, tay nghề vững thì khả năng đem lại những sản phẩm, công trình khoa học sáng tạo càng cao, chất lượng và hữu ích. Nếu trình độ chuyên môn, kỹ năng không đảm bảo thì không thể có lao động sáng tạo và tạo ra những tri thức mới hoặc đôi khi gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội. Vì vậy, trình độ chuyên môn là điều kiện cần đầu tiên không thể thiếu, đóngvai trò trực tiếp đối với lao động sáng tạo của trí thức.

Lao động của người trí thức không chỉ phụ thuộc vào tư duy, lý trí, kiến thức, kỹ năng và trình độ chuyên môn mà còn bị tác động của yếu tố cảm xúc, tình cảm. Đó là sự cảm động của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Người trí thức chứa đựng những sắc thái tình cảm riêng, có thể là những tình cảm, cảm xúc đó mang tính chủ động, tích cực, mạnh mẽ hoặc cũng có thể là những cảm xúc ở trạng thái bị động, tiêu cực không thỏa mãn. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực sáng tạo của trí thức. Tình cảm, cảm xúc cộng thêm với những suy tư, những kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn cao thì những tâm trạng, tình cảm, niềm vui, nỗi buồn của người trí thức cũng

sâu sắc, nhạy cảm và sâu lắng, phức tạp hơn. ỗi một lĩnh vực đều có đối tượng, phạm vi riêng của mình. Đối với lao động cơ bắp, dù tình cảm, cảm xúc ở trạng thái tiêu cực, chán nản, nhưng người lao động cơ bắp vẫn lao động, sản xuất kinh doanh và làm ra sản phẩm đạt hiệu quả cao. Nhưng đối với lao động sáng tạo, không thể thực hiện hoặc thực hiện ít hiệu quả nếu người trí thức có những trạng thái cảm xúc chán nản, tiêu cực, bởi vì khi ở trạng thái đó người trí thức không có được cảm hứng sáng tạo.

Cảm hứng sáng tạo là yếu tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả lao động của người trí thức. Khi người trí thức có cảm hứng sáng tạo thì lúc đó là nội tâm thôi thúc, kích thích hưng phấn hệ thần kinh cao độ, người trí thức nhiệt tình, hăng say, lao vào công việc: tất cả năng lực, kiến thức, kỹ năng, những dự kiến, kinh nghiệm của trí thức được huy động và sử dụng hiệu quả cho công việc. Đặc biệt đối với lĩnh vực văn nghệ sỹ thì cảm hứng sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất. Trong lĩnh vực nghệ thuật, tình cảm không chỉ là động lực thúc đẩy chủ thể sáng tạo (như các hoạt động khác) mà còn là một bộ phận quan trọng góp phần tạo nên giá trị của tác phẩm. ột tác phẩm nghệ thuật có giá trị là một tác phẩm hòa quyện giữa cuộc đời, máu thịt, tâm hồn nhà văn. Đôi khi những rung động mãnh liệt của tình yêu, nỗi nhớ, sự căm thù, nỗi buồn sâu lắng… những giây phút ngắn ngủi nhưng có thể tạo nên những tác phẩm bất hủ, có giá trị đến ngàn năm, đánh dấu cả cuộc đời sáng tạo của mình. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì cảm hứng sáng tạo là trạng thái tâm lý – tình cảm đặc biệt được nảy sinh gắn với quá trình học tập, lao động bền bỉ, tích lũy kinh nghiệm, một quá trình phấn đấu, học hỏi không ngừng chứ không phải chỉ ngồi chờ đợi, cầu may để có những công trình sáng tạo. Đó không phải là lối sống, phong cách của người trí thức chân chính. Như vậy, sản phẩm khoa học, công trình khoa học có giá trị là sự kết quả của lý trí và tình cảm, cảm xúc cuả người trí thức. Người trí thức làm việc, lao động sáng tạo bằng cả trái tim, nhiệt huyết và khối óc của mình.

Ngoài ra, năng khiếu cũng là một trong những yếu tố cũng tác động rất lớn tới lao động sáng tạo của trí thức. Ở một số lĩnh vực như thơ ca, toán học, âm nhạc… năng khiếu đóng vai trò quan trọng và được hình thành rất sớm. Năng khiếu góp phần đưa lại những thành quả kỳ diệu trong lao động mà những người không có năng khiếu phải nỗ lực và cố gắng rất nhiều thì mới đạt được. Vì vậy, ở một số lĩnh vực phải đòi hỏi năng khiếu là yếu tố đầu tiên như hội họa, thơ ca, ngoại ngữ, nhạc họa… Tuy nhiên, nếu chỉ có năng khiếu mà không chịu lao động, rèn luyện bền bỉ thì không thể đạt đến tài năng, không có sản phẩm sáng tạo. Từ năng khiếu đến tài năng là một khoảng cách rất xa, khi đó năng khiếu chỉ được coi là trí năng (mức độ hiểu biết và suy nghĩ được đánh dấu bằng học vấn là những trí thức cơ bản và chuyên ngành…). Tất cả những yếu tố đó được rèn luyện bởi một quá trình lao động bền bỉ, một trạng thái tình cảm tích cực, môi trường làm việc thuận lợi thì sẽ tạo thành năng lực sáng tạo của trí thức. Vì vậy, khi đánh giá trí thức chủ yếu dựa vào năng lực sáng tạo của họ.

Đối với một tập thể trí thức hay đội ngũ trí thức thì yếu tố bên trong thúc đẩy sự sáng tạo, ngoài trình độ, chuyên môn, kỹ năng, cảm xúc, tình cảm, năng khiếu… của từng cá nhân, còn các yếu tố khác như số lượng, cơ cấu của đội ngũ, sự hợp tác giữa các cá nhân.

Yếu tố bên ngoài tác động đến lao động của trí thức là điều kiện kinh tế, xã hội, sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; hệ thống động lực vật chất và tinh thần; môi trường làm việc (đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ trí thức), không gian và thời gian làm việc của trí thức… Chẳng hạn, sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Cuộc cách mạng này với những thành tựu vĩ đại của nó đã mở ra những khát vọng, lợi ích, những sáng kiến mới cho người trí thức và đồng thời tạo ra những điều kiện để đáp ứng với sự phát triển của trí thức. Cách mạng khoa học và công nghệ tạo tiền đề cho một nền văn minh trí tuệ thì vai trò nhận thức của trí thức cũng phải tăng lên. Xu thế phát triển những ngành khoa học mới đã mở rộng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã

hội, khoa học kỹ thuật công nghệ. Đồng thời khoa học và công nghệ hiện đại đang thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, trong đó thông tin viễn thông hiện nay đang giữ vai trò chủ đạo, nền kinh tế xã hội cũng đang thực hiện bước chuyển lớn, từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Kinh tế là căn nguyên sâu xa để tạo ra những sản phẩm lao động sáng tạo của trí thức. Nó đóng vai trò là nhân tố quyết định chủ yếu tính hiện thực của những công trình khoa học sáng tạo và có giá trị. Lợi ích kinh tế xưa nay vẫn là điểm nhạy cảm nhất đối với cuộc sống của đội ngũ trí thức, nó trực tiếp chi phối thái độ, hành vi tức là những phản ứng xã hội của người trí thức, của các mối quan hệ trí thức với nhau, quan hệ giữa trí thức với nhà nước. Người trí thức, để phát triển và hoàn thiện mình, dĩ nhiên cần vươn tới các hoạt động văn hóa tinh thần, sáng tạo và cảm thụ các giá trị tinh thần, do đó cần đến những điểm tựa tinh thần, những định hướng giá trị thuộc về thế giới quan, hệ tư tưởng, đạo đức, lối sống. Nhưng trước hết, người trí thức phải sống, phải sinh tồn, tức là phải được đảm bảo những nhu cầu để tồn tại theo quy luật sinh học mà C. ác gọi là tính nhục thể của tồn tại người, một tồn tại hiện thực trực tiếp. Hồ Chí inh thấu hiểu sâu sắc điều đó, Người nói: “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” [46, tr. 152]. Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại cũng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, từ đó góp phần vào việc tăng trưởng nền kinh tế thế giới mạnh mẽ. Như vậy, sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng mang tính xã hội hóa, quốc tế hóa và toàn cầu hóa cao nên nhu cầu phát triển khoa học, yêu cầu của xã hội và sự cạnh tranh về kinh tế, thương mại, công nghiệp, công nghệ rất lớn… vừa tạo điều kiện nhưng cũng vừa đòi hỏi sự sáng tạo của trí thức ngày càng hiệu quả, hữu ích để đáp ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ.

Bên cạnh đó, trí thức cần có môi trường khoa học thuận lợi để sáng tạo, môi trường dân chủ, tự do tư tưởng để làm việc. ôi trường thực sự khoa học dân chủ, phải có bầu không khí khoa học, một tập thể phải hăng say lao động,

đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, động viên, quan tâm và có trách nhiệm để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ… Sự sáng tạo cần có những điều kiện: có động cơ đúng, trong sáng, vì sự tiến bộ xã hội và con người; phải tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm, cập nhật được nhiều thông tin; luôn suy nghĩ mài sắc năng lực tư duy, kiên trì hướng nghiên cứu đã chọn; có bản lĩnh tìm chân lý và bảo vệ chân lý, có môi trường lao động, học tập dân chủ, khuyến khích cá tính, khuyến khích sáng tạo. Tất nhiên để trở thành người trí thức có những sáng tạo, chủ yếu vẫn nhờ học tập không ngừng trong thực tiễn, trong sách vở và có cả năng khiếu. Không chỉ có thế, năng lực sáng tạo còn phụ thuộc vào cảm xúc tâm lý, ý chí và cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong các tổ chức, tập thể khoa học, người lãnh đạo, cán bộ đầu đàn có vai trò quan trọng có trình độ, năng lực chuyên môn cao, trình độ quản lý tốt, có khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề, có tầm nhìn xa và hướng tiếp cận mới mẻ… Như vậy, người lãnh đạo không nhất thiết phải tính bằng năm công tác và tuổi tác. Hiện nay, chúng ta thiếu hụt đội ngũ nhà lãnh đạo, những người trí thức đầu đàn khoa học ở các lĩnh vực, các cán bộ đầu đàn ở một số cơ quan, tổ chức đã nhiều tuổi, đến tuổi nghỉ hưu, còn đội ngũ trẻ chưa đáp ứng được các điều kiện, trình độ và kỹ năng. Cần phải xây dựng những đội ngũ trí thức đầu đàn khoa học để kế cận thế hệ trước và cần xây dựng những tập thể lao động hòa thuận, đoàn kết. Tuy nhiên không phải vì vậy mà hạn chế sự tranh luận khoa học ở các tập thể hoặc giữa các cá nhân trong tập thể. Bởi vì sự tranh luận khoa học giữa các tập thể với nhau là môi trường thuận lợi để làm rõ và hoàn chỉnh những quan điểm của mình, do đó mới thúc đẩy sự phát triển khoa học.

Không gian và thời gian làm việc cũng là một yếu tố quan trọng cho sự sáng tạo của trí thức. Không gian và thời gian đó không đơn điệu, gò bó. Địa điểm làm việc của trí thức thường diễn ra ở ba nơi: đơn vị chủ quản, các tổ chức liên kết như thư viện, nơi đi thực tế, đơn vị ký kết hợp tác… (trong và ngoài nước) và tại nhà. Đôi khi ở nhà hoặc ở cơ quan là nơi làm việc chủ yếu và hiệu

quả, thậm chí ngay cả lúc đi đường, lúc ăn, lúc ngủ… người trí thức luôn suy nghĩ, tìm tòi… Những phát hiện bất ngờ, những kết quả vĩ đại như nhà khoa học Acsimét đã phát hiện ra định luật về trọng lượng ngay khi đang tắm. Như vậy, không gian, thời gian làm việc của trí thức có thể ở nhiều nơi, khó xác định độ dài và rất không đều, có thể ở nhiều thời điểm khác nhau. Khi được giao nhiệm vụ, người trí thức không ngại ngày đêm tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo. Thời gian và không gian làm việc của người trí thức như vậy là do kiểu lao động độc lập của họ. ặc dù, trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay đòi hỏi mọi việc đều xã hội hóa. Nhiều tổ chức, nhiều cơ quan, tập thể cùng chung một đề tài khoa học, một công trình khoa học. ột vấn đề lớn mang tầm quốc tế cần phải có nhiều tổ chức, nhiều quốc gia tham gia mới hoàn thành. Sự phối hợp như vậy đòi hỏi phải chặt chẽ, logic và khoa học, nhưng hoạt động của người trí thức vẫn mang tính độc lập. Người trí thức luôn được giao phó những nhiệm vụ cụ thể, những mảng nghiên cứu nhất định và tự mình hoàn thành. Tuy nhiên, không phải bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, nhưng đó là kiểu lao động, làm việc chung của người trí thức. Vì vậy, thời gian và không gian của người trí thức phải luôn linh hoạt thì mới đảm bảo được hiệu quả của lao động sáng tạo.

Những yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài có vị trí, tác động khác nhau đến sự sáng tạo của đội ngũ trí thức, chúng có mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau. Trong đó, yếu tố bên trong là cơ sở, tiền đề, điều kiện, còn yếu tố bên ngoài bổ

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 37)