ặc dù đội ngũ trí thức nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng để đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước so với thế giới thì lao động của trí thức nước ta còn có những hạn chế sau:
* Về năng lực:
Đội ngũ trí thức của các ngành khoa học còn thiếu những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là thiếu hụt đội ngũ cán bộ trẻ kế cận có năng lực và trình độ. Cơ cấu phân bố giữa các vùng miền, ngành nghề còn bất hợp lý.
Ngân sách đầu tư cho hoạt động khoa học còn thấp, trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng còn thiếu, không đồng bộ, lạc hậu, không đảm bảo cho việc nghiên cứu.
Hệ thống giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực khoa học công nghệ tiên tiến; chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của khoa học công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hệ thống dịch vụ khoa học gồm thông tin khoa học và công nghệ, việc chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường, chất lượng còn yếu
kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước.
Thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và các cơ sở sản xuất kinh doanh, thiếu sự hợp tác của các tổ chức nghiên cứu, phát triển giữa các trường đại học.
* Về điều kiện phát huy lao động sáng tạo của trí thức
- Cơ chế quản lý khoa học công nghệ chậm đươc đổi mới, còn mang nặng tính hành chính.
+ Quản lý hoạt động khoa học chú trọng, tập trung vào yếu tố đầu vào, chưa chú trọng và quản lý đúng mức sản phẩm đầu ra và ứng dụng vào thực tiễn. Các nhiệm vụ khoa học công nghệ chưa thực sự gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Công tác đánh giá nghiệm thu kết quả còn nhiều bất cập.
+ Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học không phù hợp với lao động sáng tạo của trí thức và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức khoa học chưa có được đầy đủ quyền tự chủ về chương trình kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo của trí thức.
+ Cơ chế quản lý trí thức theo chế độ công chức không phù hợp với hoạt động khoa học và công nghệ, làm hạn chế khả năng lưu chuyển và đổi mới cán bộ. Cán bộ khoa học công nghệ không đảm bảo được tự do chính kiến, phát huy khả năng sáng tạo, tự chủ của mình. Chưa có những chính sách tạo động lực đối với cán bộ khoa học và công nghệ, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài, chế độ tiền lương còn nhiều bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ khoa học công nghệ cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp khoa học.
+ Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ chưa tạo điều kiện thuận lợi cho nhà khoa học, chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước; cơ chế tự chủ về tài chính của các tổ chức khoa học và công nghệ chưa đi liền với việc tự chủ về quản lý nhân lực nên vẫn còn kém hiệu quả.
+ Thị trường khoa học và công nghệ chậm được phát triển. Hoạt động mua bán công nghệ và lưu thông kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức trung gian, môi giới, các quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
ặc dù đến nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đội ngũ trí thức nước ta tăng lên đáng kể về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập của nền kinh tế thế giới, yêu cầu phải phát triển rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa nước ta với các nước khác trên thế giới và để đáp ứng được với yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay thì đội ngũ trí thức còn nhiều bất cập và cần được Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp quan tâm hơn nữa. Sự hẫng hụt về trình độ cao, sự bất hợp lý về cơ cấu, về trình độ và năng lực của đội ngũ này so với thế giới là khá rõ. Nhiều chính sách về việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh đội ngũ trí thức còn nhiều bất cập, hầu hết chưa động viên, khuyến khích mọi người làm việc hết khả năng, phát huy hết sự sáng tạo và tâm huyết của mình với sự phát triển của đất nước. Cụ thể như chính sách tiền lương đã nhiều lần tăng nhưng cùng với đó là sự biến động giá cả của thị trường quá nhanh, tiền lương của trí thức vẫn không đảm bảo. Cuộc sống gia đình của các trí thức vẫn còn khó khăn, chưa đảm bảo được những nhu cầu tối thiểu, trong khi đó họ phải học tập suốt đời để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của lao động sáng tạo. Ngoài chính sách lương thì các chế độ đãi ngộ cũng có nhiều bất hợp lý, không khuyến khích được người lao động như việc trả thù lao giảng dạy hiện nay ở các nhà trường không có sự thống nhất. Cùng một thầy giảng, cùng một bài giảng nhưng ở các trường khác nhau hoặc thậm chí ở cùng một trường nhưng các hệ khác nhau thì mức lương trả khác nhau… Có những bài viết được đăng lên tạp chí đòi hỏi rất cao công sức của người viết, họ lao động trí óc miệt mài nhưng ở các tạp chí khác nhau thì mức thù lao cũng khác nhau, thậm chí là thấp so với sự đầu tư của người viết. Các cơ chế, chính sách
tuyển dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá còn lúng túng, thiếu khách quan, công bằng, không phát huy đươc tối đa sự sáng tạo trong lao động của trí thức.
Bên cạnh đó, số lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất hiện nay chưa được tiếp xúc với những khoa học công nghệ cao, tiên tiến và hiện đại mà vẫn còn sử dụng các phương tiện lạc hậu, công nghệ cũ, năng suất thấp. Số lao động thiếu việc làm, thất nghiệp, không sử dụng đúng ngành nghề còn nhiều. Tỷ lệ có trình độ đại học, tiễn sĩ còn thiếu và phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí inh. Tỷ lệ nữ giới có trình độ cao hiện nay vẫn thấp so với nam giới, điều đó cho thấy sự bất bình đẳng trong đào tạo cán bộ nữ giới có trình độ cao trong nhiều năm qua. Thậm chí số lượng tiến sĩ có tăng trong những năm gần đây, nhưng chất lượng đào tạo tiến sĩ so với thế giới còn thấp. Tỷ lệ tiến sĩ thành thạo hai ngoại ngữ hiện nay rất thấp, không đảm bảo được yêu cầu phát triển của đất nước.
Ngoài ra, sự động viên và việc công nhận của xã hội về sự đóng góp của các nhà trí thức thể hiện ở việc công nhận chức danh, hoặc tổ chức thi nâng ngạch giảng viên ở các cơ quan hiện nay tổ chức không thường xuyên, liên tục, đôi khi quá cứng nhắc dựa vào các tiêu chuẩn khi đánh giá. Việc xét khen thưởng ở các cơ quan cũng mang tính hình thức, thủ tục rườm rà, khen thưởng chưa chính xác… Việc phong học hàm cho giáo sư còn thủ tục rườm rà, chất lượng phó giáo sư và giáo sư ở Việt Nam không tương xứng với chất lượng phó giáo sư và giáo sư ở nhiều nước trên thế giới. Các công trình mang tầm cỡ quốc tế và các công trình đem áp dụng vào thực tế còn thấp, chưa hiệu quả. Tuy vậy, trước tình hình phức tạp hiện nay ở trong và ngoài nước, đội ngũ trí thức còn nhiều khó khăn và cũng không tránh khỏi dẫn đến những biểu hiện tiêu cực ở những lúc, những nơi, những bộ phận nhất định.
Có thể nói rằng, những điều nêu trên đều thể hiện một vấn đề bao trùm là: Chúng ta vẫn chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, chưa đảm bảo được yếu tố dân chủ trong lao động sáng tạo.
Trong ngành giáo dục đã có những lúc hàng ngàn người bỏ nghề, các nghệ sỹ tâm huyết đã cùng Đảng và Nhà nước tháo gỡ những khó khăn để tìm tòi sáng tạo… Nhưng, với thái độ nhìn thẳng vào sự thật cần nhận rõ chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ nói chung còn thấp, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị còn ít, tiềm năng sáng tạo chưa phát huy đầy đủ, bệnh phô trương còn nặng. Công cuộc đổi mới mấy năm qua đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Sự trưởng thành và phấn đấu của đội ngũ trí thức đã đạt được những bước tiến mới quan trọng nhưng rõ ràng rằng: người trí thức vẫn chưa làm hết những gì trong lao động sáng tạo mà mình có thể làm được, vẫn là vấn đề kéo dài cho đến hôm nay. Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị “Về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới” (1991) đã viết rằng: “ ở nước ta… khoa học và công nghệ phát triển chậm, các nguồn lực sẵn có chưa được phát huy đầy đủ”, trong khi đó nguồn lực năng động và quan trọng nhất là người lao động kỹ thuật, trong đó có đội ngũ trí thức ở mọi lĩnh vực khoa học, trên khắp các phương diện của đời sống xã hội.
Lãng phí chất xám, chảy chất xám, tha hóa trong lao động… Những hiện tượng này đều có nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là ở Việt nam chưa thực sự tạo ra được môi trường dân chủ đối với trí thức. Trí thức chưa phát huy được khả năng sáng tạo trong thực tế xã hội, mà biểu hiện rõ nhất ở các hiện tượng: lãng phí chất xám, để bạc chất xám và chảy chất xám.
* Thứ nhất, về lãng phí chất xám. Thật ra trong thực tế chúng ta đã lãng phí nguồn lực khác nhau của khoa học – kỹ thuật. Nhưng, lãng phí chất xám ở mức độ rất nghiêm trọng và sự lãng phí lớn nhất vẫn là sự lãng phí về trí tuệ, về chất xám. Hiện tượng trí thức bỏ nghề - giải nghề, là sự lãng phí trí tuệ rõ nhất và cực đoan nhất, đặc biệt ở một số thành phố lớn như: Hồ Chí inh, một số cán bộ, công chức, viên chức… bỏ nghề ra làm cho một số công ty, doanh nghiệp tư nhân. Sự lãng phí ở đây không chỉ tính ở toàn bộ thời gian, công sức để xã hội đào tạo nên một người lao động trí óc bậc đại học và trên đại học, mà còn ở tất
cả những kinh nghiệm tích lũy, những tri thức được được bổ xung trong quá trình làm việc trước đây. Đối với những người này, động lực của lao động sáng tạo bị triệt tiêu không còn đủ sức hấp dẫn và động viên. Trước năm 1985, khi mà cơ chế bao cấp vẫn còn phát huy tác dụng, đời sống trí thức vẫn được bảo đảm ở mức nhất định thì hiện tượng trí thức bỏ nghề không nhiều. Vì vậy, nguyên nhân trực tiếp của giải nghệ vừa qua và hiện nay chủ yếu ở vấn đề lương và chế độ đãi ngộ không cao. Trong văn hóa nghệ thuật, đào tạo được nghệ sĩ thực sự dài hơn các bậc đại học khác (thường xuyên 10 năm) và có phần khó khăn (tiêu chuẩn lựa chọn có năng khiếu – thiên hướng nhất định, tỷ lệ tốt nghiệp không cao…) thế mà bỏ nghề vẫn xảy ra ở cả những nghệ sĩ có tài đã từng đoạt các huy chương vàng, bạc trong lao động nghệ thuật, ở cả những chuyên gia giỏi về âm nhạc, đã từng được đào tạo ở trong, ngoài nước… Tính cả mấy chục năm qua có một thực trạng là đội ngũ nhà giáo đã mất đi hàng vạn người, trong đó không ít những nhà giáo giỏi, những người lâu năm công tác trong ngành giáo dục. Lý do không muốn làm việc trong ngành giáo dục, mà các nhà giáo đưa ra thường ra là: lương giáo viên quá thấp, lợi ích của nghề dạy học quá chênh lệch so với các ngành khác… tình hình trường xuống cấp; danh dự nghề nghiệp bị xúc phạm: học sinh hư, hỗn với thầy cô giáo, xã hội có những biểu hiện coi thường nghề dạy học… Qua đây, cũng như hiện tượng bỏ nghề của trí thức nói chung không chỉ vì kinh tế - vật chất mà còn những yếu tố khác. Cho nên nhiều trí thức bỏ công tác để lao vào các công việc khác với các mục đích kiếm sống, làm giàu… nhưng cũng có người trở về sống theo kiểu “ở ẩn” để tiêu hao ngày tháng, như những trí thức xưa cũ, với sự bất bình thường và tâm lý buồn chán… Trí thức làm việc không đúng chuyên môn là điều khá phổ biến gây lãng phí lớn về trí tuệ. Trong đó mức độ cao nhất là: trái ngành nghề – đào tạo ở các ngành khoa học này lại đi làm ở các ngành khoa học khác. Thực chất đây là một dạng bỏ nghề, nhưng không phải với tính cách là thôi việc mà người trí thức đó vẫn làm ở một đơn vị nhất định, một tổ chức nhất định. ức độ khác của làm việc không
đúng chuyên môn là người trí thức công tác ở một chuyên ngành khác với chuyên ngành được đào tạo, nhưng có sự gần gũi của một ngành khoa học nào đó. Trong trường hợp này, do có cùng một chương trình đào tạo đại cương và kinh nghiệm thực tế, người trí thức làm việc có kết quả nhất định. Nhưng nói chung, làm trái chuyên môn, người trí thức không thể hoặc rất khó vươn lên đúng với yêu cầu lao động sáng tạo thực sự. Nếu phấn đấu vươn lên bằng việc tự đào tạo hoặc được đào tạo lại thì sự lãng phí đứng về mặt quan điểm chung là gấp đôi. Ngoài ra, những người trí thức làm trái ngành nghề nhiều lúc đem lại những kết quả không phù hợp, gây tác hại và cản trở đến công việc chung. Trí thức làm việc không đúng chuyên môn, trước hết trách nhiệm là ở công tác tổ chức, phân công lao động. Ngoài những trường hợp do phân công lao động không hợp lý của các đơn vị, các tổ chức lãnh đạo và quản lý trí thức, trí thức làm việc không đúng chuyên môn xuất phát từ nhiều mục đích riêng tư vì nơi đó có thu nhập cao hơn, dễ đi nước ngoài, hợp lý hóa được gia đình… Nhưng dù ở trường hợp nào đi nữa, công tác không phù hợp với chuyên môn đào tạo là biểu hiện sự suy giảm động lực trí tuệ - tinh thần. ọi sự thúc đẩy có hiệu lực đều ở bên ngoài quá trình sáng tạo thực sự.
Sự lãng phí chất xám còn ở tình hình một bộ phận trí thức không có việc làm hoặc không đủ việc làm. Không có việc làm là hiện tượng chung và đáng lo ngại ở nước ta. Nhưng khi mà ở mọi sản phẩm đang đòi hỏi hàm lượng chất xám cao hơn, mọi lĩnh vực lao động đang mong mỏi đổi mới kỹ thuật và khoa học – kỹ thuật ở nước ta mới chỉ bắt đầu là động lực phát triển xã hội thì việc trí thức “ăn lương nghỉ việc” đi làm theo kiểu ngồi chơi xơi nước là một sự lãng phí trí tuệ không thể chấp nhận được. Số người được đào tạo đại học ở ta không phải đã vượt qua nhu cầu cần thiết, mà ngược lại còn rất thấp so với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, thường sinh viên ra trường phải nhiều tháng sau và không ít người trong đó phải vài năm sau mới nhận được công tác. Chưa kể đến số người chưa kịp có việc làm đã giải nghệ. Nếu tính cụ thể với số sinh viên, cả chục ngàn