Tăng cường, đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức, các diễn đàn khoa học, các chương trình đối thoại trực tiếp giữa trí thức với các nhà lãnh đạo

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 117 - 124)

học, các chương trình đối thoại trực tiếp giữa trí thức với các nhà lãnh đạo

Để đảm bảo môi trường dân chủ thực sự trong lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức, Đảng và Nhà nước phải thường xuyên, liên tục tổ chức các diễn đàn khoa học, các chương trình đổi thoại trực tiếp giữa lãnh đạo và trí thức sao cho hiệu quả. Các diễn đàn khoa học phải được thông báo rộng rãi trên các thông tin đại chúng, phổ biến trong quần chúng nhân dân. ọi vấn đề cần được giải đáp, những thắc mắc phải được trả lời công khai, minh bạch rõ ràng.

Ở mọi thời đại, mọi xã hội chúng ta cần phải biết tôn trọng sự thật, tôn trọng và tin cậy con người, biết lắng nghe những ý kiến góp ý và phê bình. uốn đội ngũ trí thức phát huy được năng lực sáng tạo phải đảm bảo sự công bằng, tinh thần và đạo lý dân chủ, tự do trong việc phát triển mọi năng lực sáng tạo và khẳng định nhân cách của bản thân. Lao động trí óc, lao động khoa học càng tự do, tự do trong khuôn khổ nhất định thì cảm hứng sáng tạo và kết quả sáng tạo càng lớn, càng có nhiều trùng hợp với chân lý. Vì vậy, cần khuyến khích đội ngũ trí thức tham gia các diễn đàn khoa học, hội thảo để nói lên tiếng nói của mình,

để thể hiện những tâm trạng, những nguyện vọng, trách nhiệm, suy nghĩ của mình về tất cả các lĩnh vực mang tính chất toàn cầu. Cụ thể, như việc tham gia vào các chương trình hội thảo, diễn dàn về tất cả những vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt: vấn đề về khí hậu (sự nóng lên của trái đất, sự phá hủy tầng ozone, hiệu ứng nhà kính, băng tan ở các cực...) và năng lượng (nhiên liệu hóa thạch, năng lượng và chất thải hạt nhân, các loại năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học...). Hai vấn đề này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và những hệ quả do chúng gây ra tác động lên môi trường sinh thái và tầng sinh quyển cũng được đem ra thảo luận (dịch tễ học, phá rừng, khủng hoảng lương thực, ô nhiễm môi trường...). Ngoài ra, còn có các diễn đàn, hội thảo cũng thảo luận về các mối đe dọa ngày càng tăng đối với an ninh mạng Internet và nhìn lại những thành tựu đạt được trong việc ngăn chặn phổ biến, hạn chế kho tàng vũ khí hạt nhân, tăng cường hiểu biết về các hiệp định cấm thử nghiệm và làm giàu hạt nhân. Tạo điều kiện để có nhiều các chương trình giải thưởng giành cho khoa học sáng tạo như các giải thưởng của WIPO của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới dành cho các doanh nghiệp có sử dụng sáng kiến sáng tạo ; Tổ chức giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) và hỗ trợ học bổng cho những tài năng trẻ, học sinh, sinh viên... đó là nguồn động viên, khích lệ rất lớn đối với đội ngũ trí thức để có khả năng tạo ra sản phẩm lao động sáng tạo có giá trị cao.

Đội ngũ trí thức cần phải cập nhật được nhiều thông tin, nhanh, hiệu quả và chính xác để có thêm những hiểu biết về thế giới xung quanh. Đặc biệt, như việc để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, việc sản xuất nhiên liệu sinh học đang được mở rộng nhanh chóng và sẽ còn tiếp tục tăng lên với sự phát triển của nhiên liệu sinh học cellulo. Việc mở rộng sản xuất này ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ lên diện tích rừng bao phủ, nhu cầu lương thực và dinh dưỡng ở các nước đang phát triển. Trong khi sự tan chảy băng ở các cực cho phép mở đường biển lên phía Bắc, tức là ta sẽ có nhiên liệu hóa thạch rẻ hơn, nhưng nó cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần dân số đông đúc ở các vùng ven biển ở một vài

nước nghèo nhất trên hành tinh... Những hậu quả do chúng gây ra có ảnh hưởng khác nhau đối với các quốc gia trên thế giới phụ thuộc vào sự thịnh vượng, vị trí địa lý, tình trạng phát triển của quốc gia đó... Hiện nay chúng ta đã dần nhận thức được sự tồn tại của sự sống phụ thuộc vào sự cân bằng hóa học, vật lý và sinh học mỏng manh của Trái Đất. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực chúng ta vẫn không thể dự đoán xa và đáng tin cậy trước được về sự tiến triển của chúng. Do vậy, các chính phủ cần có đội ngũ các chuyên gia có năng lực, đội ngũ trí thức có hiểu biết và có tài năng để có thể dẫn dắt đất nước vượt qua. Đối với Việt Nam, để xây dựng được đội ngũ các chuyên gia như vậy, phải có tổ chức được các hội thảo, diễn đàn chất lượng và hiệu quả thực sự, phải được phổ biến rộng rãi, phải thu hút được sự quan tâm của trí thức...

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với dân, với đội ngũ trí thức để hiểu những tâm tư nguyện vọng của trí thức như cuộc đối thoại trực tiếp giữa Chủ tịch nước Nguyễn inh Triết, lãnh đạo 7 Bộ, ngành với thanh niên, sinh viên diễn ra sáng 25/3/2007, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cuộc đối thoại trực tuyến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với nhân dân ngày 9.2.2007, do Website Chính phủ tổ chức, phối hợp với Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo VietNamNet, Đài THVN thực hiện, đã có tổng số 20.176 độc giả đã gửi câu hỏi đến thủ tướng, Cuộc đối thoại trực tuyến của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân chủ trì trên Cổng TTĐT Chính phủ và Báo Điện tử Dân trí với chủ đề “Giáo dục - Đào tạo Việt Nam trước thềm năm học mới” từ 14-18h ngày 31/8/2009...Hiện nay người dân sẽ có cơ hội được đối thoại trực tuyến mỗi năm từ 1 đến 2 lần với các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước, qua kênh đối thoại vừa được Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (www.dangcongsan.vn) mở ra... Tuy nhiên việc tổ chức các cuộc đối thoại này cần thường xuyên hàng năm và đảm bảo chất lượng, có như vậy mới đảm bảo sự công bằng, dân chủ, nghiêm minh trong xã hội nói chung và trong đội ngũ trí thức nói riêng.

Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và hoàn thiện môi trường dân chủ đối với trí thức Việt Nam. Những giải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ bởi các chủ thể: Đảng, Nhà nước, các cơ quan quản lý trực tiếp và bản thân đội ngũ trí thức. Có được môi trường làm việc thật sự dân chủ thì đội ngũ trí thức Việt Nam sẽ đóng góp thiết thực và hiệu quả hơn đối với sự phát triển của đất nước.

KẾT LUẬN

Trong mọi thời đại, đội ngũ trí thức luôn là nền tảng tiến bộ của xã hội, lực lượng nòng cốt sáng tạo để truyền bá những tri thức hữu ích vào cuộc sống. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức đã trở thành nguồn lực quan trọng tạo nên sức mạnh quan trọng, to lớn của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Hiền tài luôn luôn là nguyên khí của mọi quốc gia.

ục tiêu đến năm 2020, nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản theo hướng hiện đại, đòi hỏi toàn dân, Đảng và Nhà nước phải lựa chọn con đường rút ngắn, phát huy tối đa mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức. Chỉ “dưới chế độ dân chủ mới, những người lao động trí óc, cũng như lao động chân tay, đều có dịp phát huy và phát triển tài năng của mình, nhằm mục đích phục sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân” [48, tr. 592] và “dưới chế độ dân chủ mới và xã hội chủ nghĩa, trí thức mới có dịp phát huy hết khả năng của mình” [49, tr. 216].

Đội ngũ trí thức nước ta khá phức tạp, xuất thân từ nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, trưởng thành từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau. Vì vậy, trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách, ban hành nhiều Nghị quyết để tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo, sự cống hiến của đội ngũ trí thức như: các Nghị quyết chuyên đề về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, các chính sách sử dụng và tạo môi trường phát huy vai trò của trí thức; chính sách đãi ngộ và tôn vinh trí thức... Trong những năm qua, chính sách của Đảng đã thể hiện coi trọng vị trí, vai trò của trí thức, bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức phát triển. Đội ngũ trí thức tăng nhanh về số lượng, chất lượng; đồng thời đóng góp tích cực vào việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, trí thức còn tham gia công tác lãnh đạo, quản lý, phát huy tốt vai trò và khả năng nâng cao hoạt động của hệ thống chính trị và năng

lực lãnh đạo của Đảng, trình độ quản lý của Nhà nước. Nhiều trí thức trẻ thể hiện tính năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đội ngũ nước ta còn bộc lộ những hạn chế và yếu kém cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Trí thức chuyên gia đầu ngành còn thiếu, đội ngũ kế cận hẫng hụt, chưa có các công trình khoa học có uy tín ở khu vực và quốc tế, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, chưa có những công trình sáng tạo lớn... Trình độ của trí thức còn lạc hậu so với một số nước tiến tiến trong khu vực, còn yếu về năng lực sáng tạo, khả năng thực hành và ứng dụng, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin, khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh không đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, một số bộ phận trí thức thiếu tự tin, e ngại nên né tránh những vấn đề liên quan đến chính trị, làm giảm đi ý thức đạo đức trách nhiệm, thiếu trung thực, không có tinh thần hợp tác. ột số trí thức không thường xuyên học hỏi, tìm tòi nâng cao trình độ chuyên môn, thiếu ý chí hoài bão, chỉ nghĩ đến những lợi ích trước mắt.

Những hạn chế, yếu kém của đội ngũ trí thức do nhiều nguyên nhân. Nền kinh tế còn kém phát triển, chưa có đầy đủ điều kiện để phát huy hết năng lực sáng tạo của trí thức, còn chịu ảnh hưởng của tưởng phong kiến và cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp kéo dài và những mặt trái của nền kinh tế thị trường... Nhìn chung, nguyên nhân trực tiếp tác động đến lao động sáng tạo của trí thức là nước ta còn thiếu dân chủ ở một số nơi, một số lĩnh vực, thậm chí còn xem thường trí thức, không đảm bảo được môi trường dân chủ cho các hoạt động sáng tạo.

Vì vậy, việc xây dựng dân chủ và hoàn thiện môi trường dân chủ thúc đẩy lao động sáng tạo của trí thức là một vấn đề cần thiết, là trách nhiệm nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó tách nhiệm của Đảng và Nhà nước giữ vai trò quyết định. Trí thức phải không ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, đóng góp nhiều nhất

cho sự phát triển của đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Việc thực hiện dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do, tư tưởng trong mọi hoạt động sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Tạo môi trường dân chủ và những điều kiện thuận lợi cho trí thức học tập và làm việc. Trọng dụng và đãi ngộ trí thức trên cơ sở đánh giá khách quan, đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến, có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước.

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 117 - 124)