Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý dân chủ đối với trí thức

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 110 - 114)

Chính sách đảm bảo những điều kiện vật chất cũng như tinh thần tối thiểu cho đội ngũ trí thức lao động và làm việc phục vụ vì lợi ích chung của xã hội. Đặc biệt dưới sự quản lý trực tiếp của Đảng và sự thực thi của Nhà nước. Phải tạo ra được một môi trường làm việc thật sự dân chủ, trong sạch vững mạnh để các cá nhân phát huy tính sáng tạo của mình, hoàn thiện nhân cách, tránh được những sự tha hóa – sự đánh mất mình – nhất là trong vòng xoáy của nền kinh tế thị trường hiện nay... Đồng thời, đó còn là một tiêu chí xác định, đánh giá tiến bộ xã hội, sự đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự phát triển của nền dân chủ xã hội, xu hướng phát triển nền khoa học của mỗi quốc gia, dân tộc.

Trước tiên, phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý dân chủ đối với trí thức, đặc biệt quan tâm chủ yếu tới việc đổi mới cơ chế quản lý đội ngũ trí thức và cơ chế quản lý hoạt động của đội ngũ trí thức. Cơ chế quản lý trí thức gồm các vấn đề như: đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng một cách hợp lý giữa yêu cầu thực tiễn với thực trạng của trí thức. Điều chỉnh sự bất cập về cơ cấu, số lượng, yêu cầu và khối lượng công việc. Cơ chế quản lý hoạt động của đội ngũ trí thức gồm việc giao nhiệm vụ khoa học, quá trình thực hiện nhiệm vụ và đánh giá kết quả nhằm mục đích đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng, khách quan trong khoa học. Để đạt được điều đó, Nhà nước và các cơ quan quản lý khoa học cần

có những văn bản riêng, cơ sở pháp lý để bảo đảm thực thi đúng những quy định đảm bảo dân chủ và tự do tư tưởng.

Bên cạnh đó, phải điều chỉnh sự bất hợp lý trong cơ cấu thang bậc lương, có thể sẽ nâng cao mức lương cơ bản hơn nữa để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người trí thức. Chỉ có như vậy, trí thức có thể yên tâm công tác, làm việc say mê, nhiệt tình, cống hiến toàn tâm vào công việc và sáng tạo. Tăng mức trợ cấp, thù lao cho việc giảng dạy, nghiên cứu, nhuận bút viết cho tạp chí, sách… đảm bảo sự đầu tư trí tuệ, công sức của trí thức. Phải đảm bảo công bằng, dân chủ và xứng đáng với lao động của họ. Ngoài ra, việc khen thưởng cần được tổ chức thường xuyên, liên tục để đánh giá sự đóng góp, tiến bộ của họ. Cần phải đơn giản hóa các thủ tục hành chính rườm rà, phải nhanh gọn, rõ ràng nhằm động viên tinh thần để đội ngũ trí thức phấn đấu đạt hiệu quả cao và tiến bộ hơn nữa. Cải tiến cơ chế xét tuyển công nhận chức danh chuyên môn, giảng viên cao cấp, giảng viên chính, chiến sĩ thi đua, nhà giáo ưu tú… sao cho khách quan, công bằng và chính xác. Tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đội ngũ trí thức có thể nâng cao trình độ về mọi lĩnh vực.

Phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng để tạo ra những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức. Đảng phải tăng cường sự lãnh đạo của mình bằng cách đưa ra những định hướng tư tưởng chiến lược quan trọng. Đảm bảo sự công bằng đối với trí thức, nghiêm khắc trừng trị những trường hợp tha hóa. Để làm tốt được chức năng định hướng đó, Đảng phải vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt phải «ra sức nâng cao trình độ trí tuệ», giải phóng tư tưởng, đảm bảo tự do công bằng cho đội ngũ trí thức, từ đó tạo ra sự phấn khích, khích lệ, động viên người trí thức chứ không phải làm ức chế tâm lý của họ, nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo chứ không làm suy giảm nhiệt tình, mất đi những nỗ lực và ý chí vươn lên của bản thân người trí thức. Đồng thời phải đảm bảo tính khách quan và công bằng trong đánh giá kết quả lao động của người trí thức, điều này phải được quy định thành văn. Không có sự công bằng, rõ ràng, chính

xác trong đánh giá các giá trị tinh thần sẽ làm triệt tiêu năng lực sáng tạo của mỗi người trí thức. Đây là nét đặc thù của giới trí thức bởi họ rất coi trọng những giá trị tinh thần trong cuộc sống.

Hiện nay, đội ngũ chuyên gia của nước ta còn yếu và thiếu trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, trong thời gian tới phải tập trung đào tạo một số chuyên gia đặc biệt ở những lĩnh vực công nghệ cao như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới, tự động hóa... Bên cạnh đội ngũ các cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, chúng ta cần có đội ngũ trí thức giỏi làm công tác tham mưu, hoạch định chính sách phát triển của đất nước. Chúng ta cần nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng hoặc lựa chọn đội ngũ cán bộ khoa học giỏi, có kinh nghiệm bản lĩnh chính trị, có nhân cách tốt đưa về các cơ quan tham mưu chiến lược, các cơ quan điều hành của chính phủ, giúp các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước chủ động đưa nước ta hội nhập với quốc tế để có hiệu quả nhất.

Sắp xếp lại tổ chức, các cơ quan nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ để thực sự có một hệ thống tổ chức mạnh, hoạt động hiệu quả, không dàn trải, lãng phí nhân lực khoa học như hiện nay. Lập lại trật tự, kỷ cương, khoa học, đạo đức, pháp lý trong đào tạo đại học và sau đại học, trong đánh giá kết quả nghiên cứu, làm cho khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo thực sự là hoạt động đào tạo chân chính, đích thực không bị tha hóa như tình hình đang diễn ra hiện nay. Thực hiện cơ chế đấu thầu đề tài, công trình nghiên cứu phải công khai, minh bạch theo nhiệm vụ và yêu cầu cần thiết của thực tế. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm ta, giám sát chặt chẽ tiến độ cũng như chất lượng của công trình, đề tài. Nếu vi phạm xử phạt thật nặng kể cả các cơ quan thanh tra giám sát. Nhà nước không bao cấp các công trình, đề tài nghiên cứu nhưng sẽ mua những sản phẩm có giá trị đích thực áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đối với những ngành khoa học ứng dựng Nhà nước phải quan tâm và hỗ trợ kinh phí,

phòng thí nghiệm và các cơ sở nghiên cứu, trả lương và có những cơ chế, chính sách để thu hút những người giỏi tham gia vào lĩnh vực này.

Đầu tư, tạo điều kiện cho các ngành trọng điểm, mũi nhọn cho những trí thức trẻ, nhất là mở rộng quy mô đào tạo ở nước ngoài, trong những trường đại học danh tiếng ở khu vực và trên thế giới. Tổ chức lại hệ thống các viện nghiên cứu, các trường đại học, trong cả nước. Chú trọng phát triển các viện nghiên cứu, các trường đại học ở các khu vực trọng điểm. Xây dựng cơ cấu ngành chuyên ngành theo hướng kết hợp chuyên ngành – liên ngành – đa nghành. Gắn các cơ sở nghiên cứu khoa học với các trường đại học, cao đẳng để có điều kiện nghiên cứu và thực tiễn kiểm nghiệm.

Chính sách sử dụng trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài và trí thức là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Khuyến khích, tạo điều kiện cộng đồng người Việt Nam làm ăn, sinh sống ở nước ngoài về nước tham gia giảng dạy, đào tạo, mở trường lớp hoặc hợp tác kinh doanh. Trí thức Việt kiều ở nước ngoài hiện diện trong cộng đồng trí thức nước ta, với nhiều thế hệ, nhiều chuyên môn khác nhau, trong số đó có những tài năng nổi tiếng, xuất xắc. Họ hướng về dân tộc, mong muốn được đóng góp tài năng và trí tuệ của mình vào công cuộc phát triển kinh tế văn hóa ở trong nước, góp phần làm cho Tổ quốc của ta trở nên giàu có, văn minh hiện đại. Có chính sách ưu đãi, tiếp nhận và bố trí công việc hợp lý cho những sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp. Phải nhanh chóng đào tạo và cử những sinh viên giỏi đi học tập ở các nước có nền kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ phát triển để trở về Việt Nam làm việc. Chú trọng đội ngũ trí thức ở một số ngành công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn đang hẫng hụt.

Đảng phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý dân chủ trên tất cả các lĩnh ực, đặc biệt trong ba lĩnh vực đào tạo, sử dụng, đãi ngộ trí thức: chú ý cả chất lượng và cả số lượng trong đào tạo, tạo ra một cơ cấu đội ngũ trí thức phù hợp: về tỷ lệ, có trọng điểm, chú trọng khoa học xã hội, giáo dục...), đồng bộ (ở những ngành công nghệ ưu tiên phát triển); đa dạng hóa các loại hình đào tạo; đào tạo gắn với

cải cách giáo dục, tính đến nhu cầu xã hội, phù hợp trình độ quốc tế; phát hiện năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài đảm bảo công bằng, dân chủ, tiến bộ và bình đẳng. Nhà nước nên có chính sách và chế độ khen thưởng thật cao cho những người có cống hiến xuất xắc, những công trình có gí trị. Trong công tác cán bộ, cần phải quan tâm thường xuyên đến việc đề bạt cán bộ và những chức vụ lãnh đạo, bổ nhiệm những cán bộ có đức và tài vào những cương vị thích hợp, cần phải lấy ý kiến của tập thể một cách dân chủ và công khai, không nên dựa vào tuổi, thâm niên và bằng cấp. Ngược lại, đối với những người có trình độ, đạo đức, năng lực quản lý kém, không hoàn thành nhiệm vụ có thể cho nghỉ việc hoặc chuyển làm việc khác.

3.2.3. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp trong thực hiện cơ chế dân chủ đối với trí thức

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 110 - 114)