Dân chủ với tính tích cực, năng động trong lao động sáng tạo của trí thức

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 67 - 72)

Tích cực theo nghĩa thông thường là thái độ của con người khi nhìn sự vật, sự việc, luôn thấy những cái hay, cái đẹp, cái tốt; cái xấu cũng có thể trở thành cái tốt, chúng ta luôn hướng đến hành động để làm mọi việc tốt hơn. Tư duy tích cực chính là sống tích cực hay thái độ tích cực về cuộc sống, con người và xã hội. Đặc biệt trong lao động sáng tạo của trí thức là lao động trí óc phức tạp, có những đặc thù riêng nên đòi hỏi trí thức phải có tính tích cực khi nhìn nhận mọi vấn đề cũng như khi làm việc, để tạo ra những tri thức mới, tiến bộ và hữu ích.

Tích cực luôn gắn liền với sự năng động của trí thức. Xã hội phát triển, cùng với sự hội nhập với nền kinh tế thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và nền kinh tế thị trường, đòi hỏi người trí thức phải luôn năng động, nhạy bén, tiếp cận nhanh, ứng phó và thích nghi với những thay đổi, biến đổi đó.

Tích cực, năng động trong lao động sáng tạo thể hiện ở hoạt động cũng như nhận thức của trí thức phải khách quan, đánh giá đúng sự vật, hiện tượng, nhạy bén trước những biến đổi của thế giới, từ đó không ngừng sáng tạo tạo ra những tri thức mới, tiến bộ và hữu ích đáp ứng nhu cầu của thực tiễn xã hội.

Dân chủ cùng với sự công bằng, bình đẳng, là động lực thúc đẩy tính tích cực trong lao động sáng tạo của trí thức. Người trí thức luôn sẵn sàng xả thân vào những công trường, làm việc không mệt mỏi trong các nhà máy, xí nghiệp, miệt mài nghiên cứu trong phòng thí nghiệm quên ăn, quên ngủ để có sản phẩm giá trị. Tuy nhiên, muốn phát huy khả năng nhiệt tình và sự sáng tạo của họ, thì người trí thức cần phải có môi trường làm việc thoải mái, không đơn điệu, gò bó nhàm chán. Người trí thức phát huy năng lực sáng tạo của họ mọi lúc, mọi nơi. Họ có thể làm việc ở các cơ quan, nhà máy, trường học, bệnh viện, các tổ chức trong và ngoài nước… cũng có thể làm việc ở nhà. Tùy theo đặc điểm của từng công việc, trong từng giai đoạn cụ thể mà bố trí không gian và thời gian riêng. Đôi khi có những công việc người trí thức chưa giải quyết được nên phải làm việc cả lúc đi đường, lúc nghỉ ngơi, lúc ăn, lúc ngủ…

Bên cạnh đó, lao động sáng tạo của người trí thức thường xuyên phải động não, huy động chất xám, hao phí năng lượng thần kinh rất lớn để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực của tư duy. Bộ não là cơ quan phát triển cao nhất, tinh vi, nhạy cảm, nhưng cũng là cơ quan dễ tổn thương và yếu nhất. Những người làm việc trí óc căng thẳng thường gặp phải các bệnh nguy hiểm như: Huyết áp, stress, các bệnh về thần kinh, các bệnh về mắt, dạ dày… Vì vậy, để duy trì lao động trí óc và việc tái sản xuất phát triển sức lao động của mình, người lao động trí óc cần phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, cần được đảm bảo đầy đủ các điều kiện sinh hoạt tối thiểu của họ, người trí thức không phải suy nghĩ, lo lắng về cuộc sống gia đình, lo lắng về điều kiện làm việc, trang thiết bị dụng cụ để làm việc...

Người trí thức cần được đối xử công bằng, đãi ngộ xứng đáng, người làm nhiều được hưởng nhiều, làm ít hưởng ít và không làm không hưởng. Những cống hiến, sự nhiệt tình, tích cực và sản phẩm của họ có giá trị phải được khen thưởng và đền đáp xứng đáng. Có như vậy, mới khích lệ người trí thức tích cực phát huy năng lực của mình nhiều hơn nữa, tốt hơn nữa để phục vụ sự phát triển

của xã hội. Nếu không đảm bảo dân chủ, không đảm bảo sự công bằng, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay, với sự phát triển của xã hội đòi hỏi người trí thức không ngừng học hỏi, làm việc bán thời gian. Sức ép của xã hội, công việc lớn, nhu cầu của gia đình, xã hội nhiều, tiền lương thấp không đảm bảo cuộc sống và duy trì tái sản xuất sức lao động, người trí thức phải gồng mình lên để đi làm thêm, kiếm tiền, không có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện, những công trình và sản phẩm của họ không được ghi nhận, tôn vinh thì họ sẵn sàng rời bỏ nghề nghiệp, công việc đó để đi kiếm việc khác hoặc họ không nhiệt tình, tích cực mà chỉ làm cho hết nhiệm vụ, hết trách nhiệm thậm chí còn thiếu trách nhiệm.

Khác với giai đoạn trước khi đổi mới, người trí thức được đối xử mang tính chất bình quân cào bằng, ai cũng như ai, người làm việc tích cực cũng như người làm việc không tích cực, mọi người được đối xử như nhau, điều đó đã làm triệt tiêu năng lực của trí thức, không kích thích được tính sáng tạo, tính tích cực của trí thức. Thực tiễn đã chứng minh không có dân chủ, không đảm bảo công bằng, tư tưởng bình quân chủ nghĩa như trước đây thì không thể thúc đẩy được tính tích cực cũng như tính tự giác của người trí thức, điều đó kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Trong quá trình thẩm định các sản phẩm của lao động sáng tạo, những tri thức mới, khoa học, tiến bộ và hữu ích phải đảm bảo tính chính xác, công bằng. Những công trình, đề tài nghiên cứu phải được kiểm định, giám sát việc thực hiện. Các công trình đề tài nghiên cứu phải được đánh giá công khai, minh bạch, lấy ý kiến đánh giá của nhiều người. Những sản phẩm tri thức nào của lao động sáng tạo có ý nghĩa lớn đối với thực tiễn sẽ được khen thưởng và tôn vinh. Như vậy, mới kích thích được tính mới, tính sáng tạo, tính thực tiễn của các công trình đề tài nghiên cứu. Nhiều khi có những tư tưởng đề xuất, những công trình, đề tài khoa học rất có giá trị nhưng hàng chục năm sau mới được công nhận. Thậm chí một số các ý kiến đóng góp của nhiều nhà trí thức không được để ý, quan tâm khi những vụ việc, hậu quả đã xảy ra lúc đó mới nhận thức được. Điều

đó làm cho năng lực, sự nhiệt tình của đội ngũ trí thức bị hạn chế. ột số các công trình nghiên cứu tâm huyết của các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia không được coi trọng, như vậy ảnh hưởng lớn đến sức sáng tạo của mỗi trí thức.

Ở bất kỳ một môi trường làm việc nào nếu thực sự thoải mái, người trí thức có quyền ngủ, nghỉ, ăn, ở, sinh hoạt không bị gò bó, mọi người đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau thì ở đó năng suất lao động sẽ cao, đảm bảo chất lượng. ọi người hăng say, nhiệt tình trong công việc, cống hiến năng lực sáng tạo tối đa của mình cho khoa học và xã hội. ỗi một hoạt động lao động của trí thức đòi hỏi tính mục đích và động cơ thật rõ ràng, chương trình và kế hoạch hoạt động thiết thực và cụ thể, nhất là phải phù hợp với trình độ chuyên môn và chức năng xã hội mà tập thể đó đảm nhiệm. Ngoài ra còn đòi hỏi những điều kiện cần thiết, tức là các nguồn lực cho hoạt động và cùng với một thể chế hợp lý. Chính ở đây, các giá trị xã hội của một tập thể phải được thể hiện, làm nền tảng để xây dựng và củng cố vững chắc môi trường khoa học và là những nhân tố bảo đảm chất lượng hiệu quả. Những giá trị đó tựu trung lại là dân chủ - công bằng và bình đẳng giữa mọi người trong các quan hệ giữa con người và công việc. Lao động trí óc của người trí thức là một loại lao động phức tạp và nặng nhọc về mặt trí tuệ nên cần được đảm bảo đầy đủ về mặt tinh thần và vật chất.

Sản phẩm lao động sáng tạo của trí thức là thước đo chính lao động của họ. Ngay cả những tập thể lý tưởng nhất cũng chỉ đóng vai trò là nguồn kích thích, sự hỗ trợ và tạo môi trường thúc đẩy người trí thức làm việc sáng tạo, đặt họ vào một cơ hội và những khả năng dễ thành đạt hơn chứ tuyệt nhiên không thể thay thế cho lao động cá nhân. Lao động cá nhân của người trí thức chỉ có thể phát huy được hết khả năng sáng tạo của mình khi đặt vào một môi trường làm việc dân chủ. Người trí thức phải thường xuyên làm việc, suy nghĩ tìm tòi, phát hiện và trau dồi năng lực tư duy, phải độc lập giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, tự mình xây dựng nên cơ cấu công trình, tác phẩm, phải dày công, kiên trì để hoàn thành công việc. Trong mọi sự thành công, năng khiếu chỉ là một phần nhỏ,

đại bộ phận là do lao động cần mẫn trong một môi trường làm việc khoa học, dân chủ mới phát huy hết được những năng khiếu đó.

Trước đây, ở nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ chế quan liêu bao cấp đã làm cho hoạt động nghiên cứu khoa học trở thành hành chính sự vụ. Các cán bộ làm việc cầm chừng, thụ động, chờ kế hoạch của cấp trên. Họ mất khả năng sáng tạo, thụ động, trở thành những công chức làm công ăn lương. Hiện tượng làm việc không hết công suất trong các cơ quan là do thiếu kinh phí, lãnh đạo cơ quan không có biện pháp khích lệ, động viên cả về vật chất và tinh thần, không tạo ra được những động lực cần thiết để làm việc tích cực. Trí thức thời kỳ đó có tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước, tập thể. Trong giáo dục, những phương pháp áp đặt kiến thức, đào tạo không gắn với thực tiễn, máy móc, thụ động.

Ngày nay với sự phát triển của xã hội, đòi hỏi người trí thức phải tích cực nhưng cũng phải nhanh nhạy, năng động mới có được những sản phẩm sáng tạo thực sự. Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có sự cạnh tranh, chính sự cạnh tranh thúc đẩy người trí thức không ngừng vươn lên học tập, phấn đấu, hoàn thiện và sáng tạo. Dù ở môi trường nào, người trí thức cũng đứng vững và có những sản phẩm giá trị. Nhưng sự sáng tạo phải trên cơ sở đánh giá khách quan, cạnh tranh lành mạnh, công bằng.

Vai trò của tập thể, và môi trường dân chủ là tạo ra nguồn sinh lực, thúc đẩy sự sáng tạo, sự cạnh tranh tài năng của đội ngũ trí thức phát triển tối đa. Có thể nói, giải phóng sức sản xuất và giải phóng tinh thần là những lực đẩy mạnh mẽ đối với sự phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới. ôi trường dân chủ tháo gỡ những vật cản kìm hãm và thúc đẩy việc bộc lộ những tiềm năng sáng tạo tiềm ẩn của con người, phát triển các năng lực xã hội, cả vật chất lẫn tinh thần.

Dân chủ là cơ sở bảo đảm cho mọi người có quyền ngang nhau trong việc phát huy năng lực sáng tạo của trí thức. Trong môi trường dân chủ, mọi người được quyền ngang nhau với tư cách là những công dân của Nhà nước nhằm phát huy năng lực sáng tạo của mình. Dân chủ cho phép mọi người tham gia nghiên

cứu, được tự do trình bày quan điểm của mình, gợi mở những vấn đề mới mẻ. Chỉ có trong môi trường dân chủ thì mọi người mới có điều kiện để thực hiện những ý tưởng mới mẻ, tự do trình bày quan điểm và tự do tranh luận để tìm ra chân ly, phát huy tính tích cực của trí thức.

Vì vậy, trong thời đại ngày nay đòi hỏi người trí thức phải mở rộng những mối liên hệ xã hội, giao tiếp, tranh luận, mở rộng tầm hiểu biết và quan hệ với thế giới xung quanh... Đó là một môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo của trí thức, thúc đẩy lao động sáng tạo phát triển không chỉ trong nước mà còn vươn tới tầm quốc tế. Sự phát triển lành mạnh, tích cực của đời sống trí thức đòi hỏi người trí thức vừa phải phát triển năng lực, bản lĩnh tự khẳng định mình, vừa mở rộng môi trường hoạt động xã hội và tiếp xúc văn hóa để phát triển và tự hoàn thiện. Người trí thức luôn có khát vọng tự do, dân chủ, đấu tranh cho lẽ phải và sự công bằng. Chỉ có như vậy, người trí thức mới được đảm bảo, đội ngũ trí thức nước ta mới có điều kiện phát triển ngang tầm với đội ngũ trí thức trên thế giới, cả về bằng cấp, trình độ, chất lượng và số lượng. Nếu không có dân chủ, không đảm bảo sự công bằng, khách quan người trí thức không thể có được sự năng động, linh hoạt, nhanh nhạy trong công việc. Người trí thức không được tiếp xúc với những công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, không hiểu biết về văn hóa của các nước trên thế giới thì không thể sáng tạo những tri thức mới, những sản phẩm mới, không có tính năng động, sáng tạo. Bởi sự năng động là do sự rèn luyện, va chạm, tiếp xúc của người trí thức với thế giới bên ngoài, với sự va chạm đó, người trí thức sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm, những tri thức hữu ích, từ đó phát huy tính năng động trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)