Nâng cao nhận thức của xã hội về môi trường dân chủ trong lao động sáng tạo của trí thức

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 107 - 110)

lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay

3.2.1. Nâng cao nhận thức của xã hội về môi trường dân chủ trong lao động sáng tạo của trí thức động sáng tạo của trí thức

Nâng cao nhận thức của xã hội về môi trường dân chủ là nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền về vị trí, vai trò quan trọng của trí thức trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xác định công tác xây dựng trí thức là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Trí thức luôn là nguồn lực quan trọng của đất nước, góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội.

Hiện nay, đất nước đang bước vào giai đoạn mới, có những thời cơ và thách thức mới, vì vậy vai trò của đội ngũ trí thức ngày càng được khẳng định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn cầu. Để phát huy được năng lực, sự sáng tạo và vai trò của đội ngũ trí thức, việc nâng cao nhận thức của xã hội về về vai trò của đội ngũ này là không thể thiếu. Bởi vì chỉ khi xã hội, các cơ quan, tổ chức có nhận thức đúng đắn thì hành động mới có hiệu quả cao. uốn nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của đội ngũ trí thức thì trước tiên phải nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức sử dụng trí thức, các cán bộ lãnh đạo quản lý, nhất là những người trực tiếp làm công tác lãnh đạo, quản lý trí thức. Đội ngũ này cần được nhận thức sâu sắc, đầy đủ, phải có những chủ trương, chính sách hợp lý trong việc sử dụng, đào tạo, đãi ngộ xứng đáng để thúc đẩy lao động sáng tạo của trí thức góp phần cống hiến cho sự phát triển chung của đất nước. Tăng cường nâng cao nhận thức của những nhà quản lý, những cơ quan quản lý, lãnh đạo trí thức là cần thiết. Phải có những chính sách đãi ngộ, sử dụng, bồi dưỡng sao cho hợp lý, đúng đắn tránh tình trạng “lãng phí, chảy chất xám” dẫn đến tình trạng tụt hậu của nước ta với các nước khác trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách này, đồng thời phải không ngừng nâng cao, đào tạo những nhà quản lý về nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý trí thức sao cho có hiệu quả. uốn vậy, đội ngũ trí thức phải được tạo điều kiện đào tạo một cách cơ bản về những kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn và nghiệm vụ quản lý. Phải làm tốt công tác tư tưởng để toàn xã hội hiểu đúng và đề cao vai trò của trí thức, đội ngũ trí thức nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với đất nước, dân tộc, đoaàn kết phấn đấu, lao động sáng tạo, hoàn thành tốt công việc được giao trong thời kỳ mới. Hình thành ý thức và tâm lý xã hội tôn trọng, tôn vinh trí thức.

Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân, thông qua các kênh thông tin khác nhau như qua báo chí, internet, tuyên tryền qua trường lớp, cơ quan, đoàn thể xã hội… Qua đó thường xuyên giáo dục, phổ biến vai trò của

đội ngũ trí thức, những ảnh hưởng, công lao, ý nghĩa của đội ngũ này đối với xã hội. Trách nhiệm của Đảng và Nhà nước phải có hình thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục cho quần chúng nhân dân thông qua đài, báo, thông tin truyền thông để mọi người, mọi ngành đều thấy được vai trò của trí thức và tầm quan trọng của trí thức đối với sự nghiệp đổi mới đất nước.

Phát huy tài năng và trọng dụng những trí thức có phẩm chất tốt, có năng lực quản lý, có thể là đảng viên hoặc không phải là đảng viên. Những trí thức thực sự có tài năng và phẩm chất tốt phải được tuyên dương, khen thưởng và đãi ngộ xứng đáng. Đánh giá năng lực phải dựa vào nhiều yếu tố và nhiều người để đảm bảo công bằng, khách quan.

Trong quản lý và sử dụng trí thức, các cấp ủy Đảng và chính quyền nghiên cứu, thực hiện các phương thức phù hợp, không áp dụng máy móc cách quản lý hành chính để phát huy cao nhất năng lực cống hiến của trí thức. Tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý. Những người đứng đầu cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp có trách nhiệm định kỳ tiếp xúc, lắng nghe, tôn trọng ý kiến đối thoại với trí thức về những vấn đề kinh tế xã hội quan trọng. Đồng thời, xem xét giải quyết công bằng, công khai những vấn đề liên quan đến việc sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ trí thức.

Các cấp ủy Đảng từ trung ương đến cơ sở có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra việc thể chế hóa các nhiệm vụ và giải quyết trong Nghị quyết thành các chính sách, chế độ, chế tài, quy chế cụ thể để thực hiện thắng lợi của Nghị quyết, đưa những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào thực tiễn cuộc sống.

Đối với bản thân đội ngũ trí thức cũng phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình với sự phát triển của đất nước. Ngay từ trong ghế Nhà trường phải giáo dục cho trí thức hiểu rõ trách nhiệm và vai trò của mình trước yêu cầu phát triển của đất nước. Trí thức cần nâng cao trình độ nhận thức về dân chủ và ý thức thực hiện dân chủ. Nếu bản thân trí thức không có nhu cầu về dân chủ, không đòi hỏi dân chủ trong lao động sáng tạo thì sẽ tạo ra sự trì trệ, thụ động, an phận, không

khích thích được tính tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo của tri thức. Vì vậy, trí thức cần có lập trường chính trị vững vàng, động thời phải không ngừng rèn luyện bản lĩnh khoa học, dám phát hiện và bảo vệ chân lý, những giá trị khoa học. Trí thức phải chủ động,tích cực tìm tòi sáng tạo để có những công trình, đề tài có giá trị cống hiến và đóng góp cho xã hội. Việc nâng cao và nhận thức đúng đầy đủ về bản chất lao động sáng tạo của trí thức là cực kỳ quan trọng. Sự phát triển hay không phát triển của đội ngũ trí thức phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, cơ chế. Chính sách, cơ chế tốt, trí thức phát triển tốt, chính sách, cơ chế không tốt, trí thức bị kìm hãm, không phát triển được.

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)