Tự giác là một hình thức chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phụ thuộc vào bất kỳ áp lực nào từ bên ngoài. Trí thức cần trang bị cho mình ý thức tự giác lao động và làm việc, tạo cho mình những thói quen trong các suy nghĩ, hành động và diễn thuyết nhằm mục đích nâng cao bản thân và hướng đến những thành công, sáng tạo ra những sản phẩm, công trình hữu ích.
Trong lao động sáng tạo, tự giác thể hiện ở việc người trí thức phải chủ động không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học hỏi những tri thức, kiến thức mới mẻ để tạo ra được những công trình, sáng kiến hữu ích cho riêng mình, không sao chép, không lặp lại những kiến thức đã có, nên kế thừa có chọn lọc những giá trị của các công trình trước đó. Người trí thức tự khẳng định năng lực của mình, bảo vệ chính kiến của mình, phê bình và tự phê bình những khuyết điểm và hạn chế nếu có.
Để có được tính tự giác đó người trí thức phải tự mình lên kế hoạch, sắp xếp, phân bố thời gian làm việc sao cho hợp lý, chính xác, phân chia từng phần công việc, tập trung vào nhiệm vụ được giao để hoàn thành theo đúng kế hoạch, lập cho mình thói quen làm việc đều đặn như vậy một cách kiên trì sẽ có được những tri thức khoa học mới, hữu ích và tiến bộ.
Tuy nhiên, để phát huy tốt tính tự giác, tinh thần tự giác trong lao động sáng tạo thì cần có môi trường thực sự dân chủ đảm bảo đánh giá khách quan những giá trị, sản phẩm tạo ra của trí thức ; tạo mọi điều kiện cho trí thức phát huy tốt những năng lực của mình, chủ động sáng tạo, tự do lựa chọn nghề nghiệp, công việc, không phụ thuộc vào bất kỳ ai, không cần ai nhắc nhở luôn hoàn thành đúng công việc theo kế hoạch đề ra. Xã hội dân chủ, công bằng đảm bảo cho trí thức tự giác làm việc, cống hiến và phát huy tối đa năng lực và trình độ của mình phục vụ xã hội. Không vì bất kỳ lợi ích nào, người trí thức tự nhận thấy nên làm, tự nguyện làm việc vì lợi ích chung, vì sự tiến bộ của xã hội. Bác
Hồ nói trong lĩnh vực giáo dục: “Phương pháp giáo dục thì theo nguyên tắc tự giác, giải thích bàn bạc, thuyết phục, chứ không gò bó, giúp đỡ trí thức thi đua trong trong học tập và công tác, hướng dẫn trí thức sử dụng cách thật thà, tự phê bình và thành khẩn phê bình để cùng nhau tiến bộ không ngừng, đoàn kết chặt chẽ để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân» [46, tr. 446]
Trong thời kỳ trước đổi mới, nước ta vẫn duy trì cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, mang nặng tính hành chính mệnh lệnh, hình thức phân phối bình quân nên không kích thích năng lực sáng tạo, không phát huy được tính tự giác của người trí thức, thậm chí còn triệt tiêu tính tự giác của trí thức. Xuất hiện những hiện tượng bỏ ngành, bỏ nghề; trong cơ quan Nhà nước có hiện tượng tiêu cực, đời sống của nhân dân nói chung, của trí thức nói riêng rất thấp, gặp nhiều khó khăn, pháp luật, kỷ cương không nghiêm, thiếu dân chủ ở mọi lúc, mọi nơi. Trước bối cảnh đó, Đảng ta đã xác định đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực, khắc phục những sai lầm, từng bước đưa ra những chính sách xây dựng dân chủ và môi trường dân chủ để tạo cho trí thức phát huy tính tự giác, đẩy mạnh lao động sáng tạo phục vụ sự phát triển của xã hội.
Xã hội đảm bảo dân chủ là cơ sở để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, tự do sáng tạo cho trí thức, phát huy tính tự giác trong lao động sáng tạo. Người trí thức làm việc không vì bất kỳ lợi ích cá nhân nào mà vì nhu cầu tự biểu hiện và tự khẳng định mình trong hoạt động sống. Say mê, tận tụy và tâm huyết với công việc - thái độ lao động đó của người trí thức là năng lực tự ý thức của họ về trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận đối với xã hội. Đó là lòng tự trọng, sự tôn trọng bản thân và mọi người. Phát triển cao tính tự nguyện và lòng tự trọng, lao động của người trí thức, đó là phát huy tính tự giác trong lao động sáng tạo.
Đội ngũ trí thức không chỉ cần cổ vũ, khích lệ mà còn cần có những tiếng nói tư vấn, phê phán, phản biện, góp ý khách quan để tiến bộ. Phải có bầu không khí tranh luận trên tinh thần thẳng thắn, giúp đỡ nhau, đội ngũ trí thức sẽ nhận được sự bổ xung quý giá, những chỉ dẫn hữu ích cả về lý tưởng, kiến thức và
phương pháp. Tranh luận có thể tiến tới chân lý nhanh hơn, gợi mở nhiều ý tưởng hay, sáng tạo, độc đáo. Nhiều vấn đề mới, nhiều hướng tiếp cận mới nảy sinh qua tranh luận, đối thoại, giao tiếp giữa cá nhân với các nhóm bạn bè. Đặc biệt là đối với trí thức trẻ mới vào nghề, sẽ là một điều may mắn lớn, một cơ hội thuận lợi để phát triển và trưởng thành nếu họ được tiếp nhận vào một tập thể khoa học, dân chủ, có tinh thần hợp tác, có những người thầy giỏi để dẫn dắt và nhiều bạn bè tốt để học tập. Hồ Chí inh dạy: “Trong trường cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu” [49, tr. 456].
Dân chủ và môi trường dân chủ sống để làm việc và hoạt động sáng tạo có tác động trực tiếp đối với tính tự giác của trí thức. Vì vậy, trí thức rất nhạy cảm với tự do, dân chủ với bình đẳng và công bằng xã hội. Họ đặc biệt quan tâm tới đời sống tinh thần và các giá trị tinh thần. Đây mới thực sự là mối quan tâm của trí thức sáng tạo, lợi ích, nhu cầu và quyền tự nhiên mà họ theo đuổi và cần được đảm bảo. Tự do cá nhân là lực đẩy của sáng tạo. Người trí thức phải hiểu, tự ý thức rõ những chế ước xã hội lịch sử của tự do và mọi giá trị xã hội khác, khi xã hội được tổ chức hình thành Nhà nước và có sự tồn tại của các thể chế trong đới sống hiện thực. ỗi cá nhân thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình, nhưng không xâm hại đến quyền tự do, dân chủ của người khác. Tự do cá nhân trong khuôn khổ, giới hạn của luật pháp, của các chuẩn mực đạo đức xã hội và phải phù hợp với lợi ích, với sự phát triển chung của cộng đồng. Người trí thức giác ngộ được những điều đó nên mọi suy nghĩ và hành động của họ đều phải có cân nhắc, tự giác, tự tin chứ không tự phát. Khiêm tốn học hỏi, thực sự cầu thị, có ý thức phê phán và tự phê phán là một trong những phẩm chất cần thiết đối với trí thức.
Tiền tài, danh vọng, địa vị, quyền lực, sự ham muốn là lẽ thường tình ở con người, miễn là nó chính đáng, nhưng với người trí thức, tất cả những cái đó không phải là mục đích, không phải là những chân giá trị, càng không vì cái đó mà đánh mất tự do, lòng tự trọng và nhân cách. Người trí thức trọng sự thật, có
niềm tin và tình yêu đối với chân lý, có sự ngay thẳng và dũng khí để nói lên sự thật và đấu tranh cho chân lý, bảo vệ lẽ phải và sự công bằng. Người trí thức coi trọng danh dự và lương tâm. Tất cả những gì không xứng đáng với chuẩn mực ấy đều có thể làm cho họ đau khổ, phẫn nộ và tự dằn vặt bản thân. Vì vậy, người trí thức có nhu cầu mạnh mẽ về sự phát triển cá nhân, tôn trọng bản thân và sự khẳng định tính độc lập của cá thể. Chỉ có yếu tố dân chủ mới thực sự là động lực trực tiếp thúc đẩy tính tự giác trong lao động sáng tạo của trí thức. Nếu không có dân chủ, không có sự tôn trọng và công bằng, không có sự động viên, khích lệ cổ vũ cả về vật chất lẫn tinh thần thì người trí thức sẽ không tự giác sáng tạo, không có niềm vui trong công việc và cuộc sống, không thể tạo ra những công trình, cũng như những sản phẩm, đề tài có giá trị. Như vậy, mọi năng lực sáng tạo của người trí thức sẽ bị thui chột, xã hội không phát triển .