Thành tựu trong lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 80 - 88)

Hiện nay (trong thời kỳ đổi mới đất nước), Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới liên quan đến trí thức như: Nhận thức về vai trò, vị trí, giao nhiệm vụ, cơ chế quản lý đối với trí thức… được thể hiện trong Nghị quyết 26 của bộ chính trị (1991) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 Khóa VIII (1997) đã nhận thấy vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức nước ta thể hiện qua việc thực hiện những nhiệm vụ hoạt động khoa học mà Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (Ngày 30.03.1991) “về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới”. Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm tới các chính sách đãi ngộ về vật chất lẫn tinh thần đối với đội ngũ trí thức ở nước ta. Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (1996), Đảng ta đã nhấn mạnh tới việc đổi mới và hoàn thiện chính sách của Nhà nước nhằm tạo động lực phát triển, khuyến khích các tài năng sáng tạo trong lao động cũng như đề cập tới vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng từ trung ương đến cơ sở đối với công tác của đội ngũ trí thức. Hiện nay, những chính sách đối với trí thức và liên quan đến trí thức của Đảng và Nhà nước đưa ra đều thấy được vai trò của đội ngũ trí thức và vai trò của dân chủ, môi trường dân chủ là động lực quan trọng thúc đẩy lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức nước ta. Sau Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị và nhất là sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII, Đảng và Nhà nước có nhiều quyết định, chủ trương để hiện thực hóa và làm điều kiện, định hướng cho trí thức nước ta phát huy năng lực của mình. Năm 1997 hầu hết các tỉnh, thành phố đã hoàn thành việc tổ chức quán triệt Nghị quyết của Trung ương cho các cán bộ từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước đã ban hành Luật Khoa học và Công nghệ, QĐ 68/1998/QĐ – TTg về thí điểm thành lập các doanh nghiệp Nhà nước trong

các cơ sở đào tạo nghiên cứu; Nghị định số 119/1999/NĐ – CP về điều chỉnh một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các daonh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ; Nghị định của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp… Nghị định 16/2000/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chuyển giao công nghệ; một số chính sách cụ thể về tuổi liên quan đến trí thức; chế độ khen thưởng, các công trình khoa học có giá trị; kinh phí đào tạo trí thức.

Với tinh thần coi phát triển khoa học công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 31/12/2002, Chính phủ đã phê duyệt chương trình hành động thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX), xác định 21 nhiệm vụ được giao cho cán bộ nghành, địa phương tổ chức thực hiện, tập trung chủ yếu vào 4 nhóm nhiệm vụ chủ yếu sau: Đổi mới quản lý và tổ chức các hoạt động khoa học và cộng nghệ; tạo lập và phát triển thị trường khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học công nghệ; tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm.

Đặc biệt đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa X), Đảng ta xác định: trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức tức là đầu tư cho sự phát triển bền vững. Như vậy, một trong những đặc điểm cơ bản nhất của đội ngũ trí thức đó là lao động sáng tạo. uốn đội ngũ trí thức phát triển chúng ta phải làm rõ đặc trưng, đặc thù riêng của đội ngũ này, từ đó mới có những biện pháp đúng đắn, tạo điều kiện thúc đẩy đội ngũ trí thức này cống hiến, đóng góp những tài năng của mình để phục vụ đất nước.

Những năm gần đây, Đảng ta đã nhiều lần thay đổi chính sách tiền lương cho đội ngũ trí thức, nên đời sống của trí thức cũng ngày được cải thiện từng bước. ức lương cơ bản của công nhân viên chức Nhà nước đã được điều chỉnh theo từng giai đoạn, từng bước cải thiện đời sống của trí thức. Đồng thời Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều hình thức khen thưởng, tôn vinh những trí thức có đóng góp lớn cho đất nước, có các giải thưởng cao quý như: giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước giành cho các tác giả có công trình khoa học có giá trị cao. Nhà nước còn xét phong tặng danh hiệu: nhà giáo, nghệ sĩ nhân dân; nhà giáo, nghệ sĩ ưu tú… cùng với các hình thức khen thưởng như: danh hiệu thi đua, giấy khen, bằng khen, huân chương, huy chương trong ngành giáo dục; giải thưởng văn học Đông Nam Á và có nhiều giải thưởng hàng năm cho các lĩnh vực nghệ thuật, hội họa, báo chí… Thực hiện các hình thức khen thưởng và khuyến khích, động viên rất lớn tinh thần của đội ngũ trí thức, phát huy khả năng sáng tạo của họ.

Đồng thời Nhà nước cũng đã xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn công tác xét công nhận chức danh giáo sư và phó giáo sư như: Hướng dẫn thực hiện Nghị định 20; Quy chế làm việc của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước; Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng chức danh giáo sư ngành… Các văn bản trên vẫn đang được sửa đổi, bổ xung và hoàn thiện, phổ biến rộng rãi trong tất cả các cơ quan, các trường đại học, viện nghiên cứu. Hàng năm đều tổ chức xét và công nhận chức danh giáo sư và phó giáo sư nhằm đánh giá khách quan và nâng cao chất lượng đảm bảo tính khách quan và công bằng. Đặc biệt là Điều 12 Nghị định 20, khác với các văn bản trước đây, đã khuyến khích người tài, nhất là những nhà khoa học trẻ có tài mà đủ điều kiện thì có thể đăng ký để các Hội đồng chức danh xem xét và công nhận.

Tất cả những chính sách đó là nguồn động viên rất lớn đối với đội ngũ trí thức để ngày càng tích cực, nặng động, sáng tạo và làm việc hiệu quả, cống hiến cho đất nước nhiều hơn. Sau nhiều năm thực hiện các Nghị quyết của Đảng, lao

động sáng tạo của trí thức đã có những thay đổi đáng kể. Trí thức ngày càng năng động, làm việc tự giác, hiệu quả và sản phẩm có chất lượng và có tính thực tiễn cao hơn. Những thay đổi đó thể hiện những đóng góp của đội ngũ trí thức đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay ở các lĩnh vực.

Trí thức khoa học xã hội và nhân văn góp phần quan trọng trong việc khẳng định Chủ nghĩa ác, Tư tưởng Hồ Chí inh, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách đổi mới đất nước; chuẩn bị cho các văn kiện Đại hội, Hội nghị TW của Đảng. Trí thức khoa học tự nhiên đã nghiên cứu ứng dụng có chọn lọc nhằm tạo cơ sở cho việc tiếp thu, làm chủ công nghệ mới như khoa học thông tin, chế tạo vật liệu, những tiến bộ mới về di truyền, sinh học; một số các kết quả nghiên cứu về biển, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện tự nhiên góp phần cung cấp những chính sách phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Trí thức khoa học công nghệ đã tích cực đổi mới công nghệ có hiệu quả trong các ngành sản xuất, dịch vụ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm như các mặt hàng tiêu dùng (may mặc, giầy dép…) có thể xuất khẩu trên thế giới. Có nhiều đóng góp trong việc giải quyết, đổi mới các công nghệ về hàn, đúc, thiết kế và chế tạo các thiết bị dùng trong lĩnh vực y tế… ột số công tác thăn dò, khai thác than, dầu khí ngày càng được nâng cao, cùng với việc xây dựng các nhà máy thủy điện; nghiên cứu đổi mới công nghệ và áp dụng các phương pháp làm tổn thất năng lượng trong truyền tải điện, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tự nhiên, năng lượng mặt trời. Tiến bộ hơn là đã có một vài công nghệ hiện đại như công nghệ tự động hóa, laser, công nghệ Nano…).

Đặc biệt là sau Đại hội X, lao động sáng tạo của trí thức nước ta đạt được nhiều thành tựu đáng kể:

* Cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình hoạch định và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cụ thể:

- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc lựa chọn mô hình và bước đi của quá trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt là góp phần làm sáng tỏ việc chuyển đổi tư duy công nghiệp hóa gắn với cơ chế quan liêu bao cấp, hành chính mệnh lệnh, cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang tư duy gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; từ nền kinh tế khép kín chuyển sang nền kinh tế mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế; từ nền kinh tế một thành phần sang nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các loại hình phân phối.

- Trí thức cũng chủ động đề xuất, kiến nghị nhiều hướng nghiên cứu mới các vấn đề liên quan tới phát triển các loại hình kinh tế. Trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn làm rõ tính tất yếu khách quan, nội dung cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó hình thành hướng nghiên cứu về quá trình đổi mới kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa ở Việt Nam.

- Trí thức chủ động trong việc đua ra các ý kiến, đề xuất gửi lên các cơ quan của Đảng và Nhà nước hệ thống các quan điểm, lý luận, giải pháp góp vào công tác xây dựng, chỉnh đốn và phát triển Đảng. Đó là những cơ sở để bổ sung, sửa đổi điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên cơ sở tổng kết các kết quả nghiên cứu về hệ thống chính trị đã luận chứng cho sự cần thiết xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Đồng thời đã làm rõ được nhiều vấn đề lý luận trong điều kiện xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị đã trở thành nội dung cơ bản của đường lối đổi mới đất nước giai đoạn 2005 - 2010.

Như vậy, trí thức khoa học xã hội và nhân văn đã góp phần cơ bản trong việc nhận thức về thời đại, về xu hướng và dự báo triển vọng phát triển thế giới; đánh giá những tiến bộ đó đối với sự phát triển của Việt Nam. Đồng thời đội ngũ trí thức này cung cấp các luận cứ khoa học để xây dựng chủ trương, chính sách

trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội tạo lập môi trường pháp lý phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

* Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn góp phần xây dựng, đổi mới, hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý của các ngành, các cấp cụ thể:

- Công trình nghiên cứu về con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nhiều ngành, nhiều địa phương vận dụng trong xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân lực và chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, chính sách cán bộ, chính sách khoa học phục vụ phát triển nguồn lao động kỹ thuật cung cấp cho các khu vực kinh tế mũi nhọn.

- Lao động của trí thức cung cấp những luận cứ cho việc xây dựng Luật mới, sửa đổi và bổ xung, điều chỉnh nhiều Bộ Luật như Luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Giáo dục, Luật doanh nghiệp…

* Trí thức khoa học xã hội và nhân văn cung cấp những luận giải khoa học cho việc nâng cao nhận thức chính trị và tư tưởng, đóng góp cho việc phát triển các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

- Các nghiên cứu khoa học xã hội góp phần quan trọng trong việc nhận thức mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Điều đó làm cơ sở làm thay đổi căn bản nhận thức của toàn xã hội về vấn đề giải quyết việc làm, khuyến khích mọi người làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo, xây dựng một cộng đồng xã hội mà mọi người đều có quyền, nghĩa vụ chính đáng, có cơ hội phát triển như nhau, đoàn kết, giúp đỡ nhau, xây dựng đất nước giàu mạnh. Các công trình nghiên cứu đã giải quyết được nhiều vấn đề mang tính lý luận trong điều kiện mới như: vấn đề đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân, phát triển kinh tế trang trại, vấn đề sở hữu ruộng đất trong nền kinh tế thị trường; vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh, vai trò của kinh tế tư nhân, vấn đề chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo…

- Công trình nghiên cứu về văn hóa , lịch sử cũng được nghiên cứu nhiều hơn nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc như các

công trình nghiên cứu về Hán nôm, Khảo cổ Hà Nội, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, …

Thứ hai, trí thức khoa học tự nhiên

Về nghiên cứu cơ bản: Hiện nay có hơn 2.870 công trình được công bố trên các tạp chí khoa học nước ngoài và tại các Hội nghị quốc gia.

Về lĩnh vực toán học, tin học, cơ học: có một số đề tài đã tiếp cận được tới những hướng nghiên cứu mang tính thời sự, giải quyết được một số vấn đề khó được quốc tế đánh giá cao. Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính lý thuyết thì các đề tài đều được định hướng để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trong lĩnh vực vật lý, những năm gần đây đã hình thành hướng nghiên cứu các quá trình và hiệu ứng vật lý trong các vật liệu từ tính mới đạt trình độ quốc tế, tiếp cận với công nghệ vật liệu từ tính cấu trúc Nano. Trong lĩnh vực sinh học, các đề tài nghiên cứu cơ bản có định hướng về toàn bộ các khoa học sự sống, gồm các lĩnh vực sinh học, khoa học nông nghiệp và y dược học. Hai hướng nghiên cứu được tập trung mang tính khoa học hiện đại và thực tiễn là tính đa dạng sinh học và sinh học phân tử, bên cạnh đó là hướng phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nhiều kết quả nghiên cứu đạt được có giá trị cao về mặt khoa học, nhiều vấn đề cơ bản mang tính ứng dụng gần như lần đầu tiên được đề cập tới. Kết quả của các đề tài đã góp phần bổ xung tài liệu cho các vườn quốc gia, các khu vực bảo tồn thiên nhiên cho sách đỏ Việt Nam và thế giới. Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã có một số kết quả khoa học công nghệ có giá trị đã được nghiên cứu thành công như: chế tạo 1 số hệ Nano tinh thể bán dẫn họ AIIBVI, các laser vi cầu, vật liệu dẫn sóng phẳng có khả năng ứng dụng trong công nghệ quang tử hiện đại và kỹ thuật đánh dấu; chế tạo màng kim cương Nano bằng phương pháp HFCVD và bằng phương pháp

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)