Dân chủ với tính hiệu quả, hữu ích trong lao động sáng tạo của trí thức

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 72 - 80)

Hiệu quả, hữu ích được hiểu là những kết quả đạt được có ích và được vận dụng sáng tạo trong thực tiễn cuộc sống. Hiệu quả, hữu ích trong lao động sáng tạo thể hiện trong những công trình, sản phẩm, sáng kiến khoa học mới của trí thức thực sự tiến bộ, có ích được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn. Lao động sáng

tạo là hình thức lao động trí óc phức tạp của trí thức nên đòi hỏi người trí thức phải có sự say mê, nhiệt tình, yêu nghề để tạo ra những sản phẩm, tri thức đa dạng, phong phú, chất lượng, hiệu quả cao ở từng lĩnh vực, chuyên môn cụ thể.

ôi trường dân chủ tác động trực tiếp đến tính hiệu quả, hữu ích đối với lao động sáng tạo của trí thức thể hiện: dân chủ là cơ sở của công bằng, bình đẳng, tự do sáng tạo và cũng là cơ sở cho trí thức lao động sáng tạo có hiệu quả... Trước đây, ở một số nơi, một số lĩnh vực còn thiếu dân chủ dẫn tới tình trạng ở một số lĩnh vực những trí thức không có sự yêu nghề, nhiệt tình và say mê với công việc. Ở thành phố Hồ Chí inh, những năm 80 có những lúc giáo viên xin thôi việc lên tới 22% tổng số giáo viên của thành phố. Như vậy, ảnh hưởng lớn tới nền giáo dục nước nhà. Trong lĩnh vực giảng dạy, người giáo viên đôi khi không có trình độ sư phạm, không có phương pháp giảng dạy đổi mới, không có tâm huyết và say mê nghề nghiệp, không có điều kiện để cập nhật thông tin. ột số giáo viên còn đi làm thêm các nghề phụ như kinh doanh, mở cửa hàng để có thêm thu nhập hoặc một số tranh thủ giảng dạy để thừa giờ nhiều nhằm kiếm thêm thu nhập. Năm 2009, có những trường cao đẳng, đại học, một người giáo viên thừa xấp xỉ 1000 tiết/ 1 năm. Vậy không thể đảm bảo chất lượng bài giảng, không đảm bảo sức khỏe và không thể có thời gian để đọc báo, tiếp cận những thông tin mới mẻ, hiện đại, chưa nói đến việc chăm sóc, giáo dục con cái trong gia đình. ột số các trường cao đẳng, đại học còn thiếu giáo viên, nhưng không tuyển thêm vì phải tạo điều kiện cho mọi người trong trường dạy nhiều để có thêm thu nhập. Vì vậy, dẫn đến tình trạng “thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu”, chất lượng đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ không đảm bảo. Chưa nói tới việc một số học sinh, sinh viên vừa đi học, đi làm thêm để kiếm sống. Đặc biệt đối với hệ đào tạo tại chức hiện nay, học chỉ để có bằng chứ không có kiến thức. Một số các cơ sở giáo dục, các cơ quan thông báo tuyển dụng chỉ là hình thức, thực chất đã có một số trường hợp “đặt trước” nhờ có các quan hệ xã hội. Vì vậy, đội ngũ giáo viên có năng lực, phẩm chất đạo đức kém, không đảm bảo

được dân chủ và sự công bằng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo thế hệ trẻ, thậm chí đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ hiện nay là vấn đề đáng quan tâm.

Bên cạnh đó, việc quản lý trí thức của các tổ chức, cơ quan, quản lý ở nước ta vẫn theo giờ hành chính, không có việc vẫn phải lên cơ quan, không tạo điều kiện, linh hoạt trong khâu quản lý, không động viên tinh thần, khích lệ họ sáng tạo, giao cho họ công việc, phải hoàn thành tốt, không nhất thiết là lúc nào cũng phải có mặt ở cơ quan, làm như vậy đôi khi hiệu quả không cao. Có những lĩnh vực, người trí thức cần có những không gian, môi trường làm việc thoải mái mới có thể phát huy sự sáng tạo của mình, họ không chỉ cần đến tư duy, mà còn cần đến mặt cảm xúc.

Người trí thức là những người có nền học vấn cao, nên những suy tư, niềm vui, nỗi buồn của họ cũng nhạy cảm, phức tạp và sâu sắc. Đối với những người lao động chân tay, người ta vẫn có thể tiếp tục công việc của mình bằng sự vận động cơ bắp, sử dụng các công cụ lao động, trang thiết bị để làm ra sản phẩm dù họ có tâm trạng chán nản hoặc tiêu cực. Đối với lao động trí óc phức tạp, nếu có tâm trạng, tình cảm tiêu cực thì không thể thực hiện hoặc thực hiện ít hiệu quả, tính sáng tạo bị hạn chế, không có cảm hứng sáng tạo. Vậy, muốn người trí thức có cảm hứng sáng tạo, khả năng hăng say, nhiệt tình với công việc, kích thích hưng phấn cao độ của hệ thần kinh thì phải tạo mọi điều kiện tối đa, tạo ra môi trường để trí thức phát huy được hết khả năng sáng tạo của mình. Đối với các văn nghệ sĩ thì cảm hứng sáng tạo là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đôi khi sự tác động của những lĩnh vực tương đối nhạy cảm như tình yêu, nỗi nhớ, sự mất mát, sự căm thù… lại làm nên các tác phẩm, bài hát vĩ đại trường tồn với thời gian. Tuy nhiên không phải những giây phút cảm hứng đến đối với bất kỳ những người nào cũng làm nên những tác phẩm tuyệt vời, mà nó chỉ làm nên những tác phẩm tuyệt vời khi người trí thức đó đã có một quá trình lao động học tập bền bỉ, những kinh nghiệm sống quý giá. Vì vậy, sản phẩm của lao động sáng tạo là sự

kết hợp của cả lý trí và tình cảm của người trí thức. Hay nói cách khác, trí thức làm việc với cả trái tim và khối óc của mình.

Trước đây, trong thời kỳ bao cấp ở nước ta cho thấy, người trí thức chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý hành chính mệnh lệnh, áp đặt từ trên xuống, người làm ít thì hưởng nhiều, người làm nhiều thì hưởng ít, thật, giả như nhau… đã làm cho xã hội xuống cấp, kinh tế khủng hoảng trầm trọng, không phát huy được năng lực sáng tạo, thậm chí năng lực sáng tạo còn bị thui chột. Sau khi đổi mới, nền kinh tế mở cửa theo cơ chế thị trường đã thúc đẩy năng lực sáng tạo của người trí thức. Tuy nhiên ở các tổ chức, cơ quan nhà nước vẫn còn bị ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ, còn một số thì bị “tha hóa” bởi cơ chế thị trường, lao động sáng tạo của trí thức không đảm bảo hiệu quả, chưa thực sự phát huy hết vai trò vốn có của mình.

Bên cạnh tính hiệu quả, dân chủ còn là động lực kích thích tính hữu ích trong lao động sáng tạo của trí thức. Trong lao động thường phải đưa ra những tri thức mới, tiến bộ và hữu ích. Vì vậy, muốn có những công trình, đề tài khoa học, những nghiên cứu phải thực sự mới mẻ, có ích chứ không phải là những vấn đề cũ được sao chép, rập khuôn, sáo rỗng thì phải đảm bảo sự công bằng, dân chủ trong việc giao nhiệm vụ và đánh giá khách quan… Đồng thời, để có những công trình khoa học, tiến bộ, hữu ích thực sự phải có nguồn kinh phí để đầu tư. Những đề tài, công trình nghiên cứu phải được giám sát, kiểm định chất lượng, đảm bảo tính chính xác, tính hợp lý, đánh giá chất lượng phải công khai dân chủ. Những đề tài, công trình khoa học có ý nghĩa lớn đối với thực tiễn phải được đề cao, khen thưởng, thực sự được tôn vinh. Khác với trước đây, hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học là sự áp đặt thụ động, từ trên xuống, chấp hành mệnh lệnh, Nhà nước bao cấp toàn bộ kinh phí, nhiều công trình khoa học không có giá trị, ý nghĩa về mặt thực tiễn, thậm chí có những công trình khoa học dở dang, không chịu đầu tư nghiên cứu, cơ sở vật chất trang thiết bị cũng không đảm bảo, không dám phê bình và tự phê bình dẫn tới tình trạng lãng phí, kém hiệu quả,

ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của xã hội. Như vậy không kích thích tính mới, tính sáng tạo, tính thực tiễn của các công trình, đề tài khoa học trong cuộc sống.

Đội ngũ trí thức cần có một môi trường xã hội thuận lợi để cho họ phát huy sự sáng tạo của mình, khích lệ những tìm tòi khám phá, đề xuất những hướng tiếp cận mới, những giả thuyết khoa học, tranh luận với tinh thần cởi mở về những điều mới mẻ để đi đến chân lý. Trong đội ngũ trí thức, nhờ có phương pháp tiếp cận và nghiên cứu sáng tạo, biết vượt qua chính mình, vượt qua đường mòn cũ, thông lệ và cổ điển để đi tới những phát hiện mới mẻ, đầy triển vọng, làm phong phú thêm nội dung, tạo ra nhiều sản phẩm mới khoa học và hữu ích. Có những kết luận cũ sẽ được đặt lại dưới ánh sáng của những giả thuyết mới và đem đến những đổi mới, tiến bộ. Nếu điều đó được đảm bảo bởi các dữ kiện, tư liệu khoa học, được thuyết phục bởi các phương pháp, quan điểm đúng đắn, hợp lý và kết quả nghiên cứu đưa lại thực sự là một cái mới khoa học có cơ sở để tin cậy, thì điều đó có sức thúc đẩy mạnh mẽ tới nhận thức của đội ngũ trí thức.

Đội ngũ trí thức phải không ngừng khám phá, lý giải cái chưa biết, làm cho những cái chưa biết được nhận biết và đồng thời làm xuất hiện những vấn đề mới mẻ, đặt nó vào dòng liên tục của nhận thức. Cuộc sống quanh ta có bao nhiêu điều bí ẩn mà đội ngũ trí thức phải tìm tòi, giải đáp. Đời sống xã hội vô cùng phức tạp. Nhiệm vụ của lao động trí óc là phát hiện và giải đáp những vấn đề phức tạp đó gắn liền với trọng trách xã hội và tinh thần công dân cao cả của nhà khoa học. Cần có môi trường dân chủ, trong đó có cả thể chế chính trị mới giúp đội ngũ trí thức thực hiện được trọng trách ấy. ôi trường xã hội phải có sức dung nạp nhu cầu dân chủ, đảm bảo cho người trí thức hoạt động và đời sống của họ, đủ sức ràng buộc họ về mặt pháp lý, đạo đức và ý thức xã hội vì lợi ích cùng với sự phát triển của xã hội. Chỉ có tinh thần dân chủ và tự do sáng tạo, sự đối xử bình đẳng, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, sự quy định quyền lợi và nghĩa vụ rành mạch mới đáp ứng được những nhu cầu, đòi hỏi ấy. Đó chính là tự do tư tưởng, là sự giải phóng tư tưởng cho con người, giải phóng ý thức tinh thần của xã hội, xem nó là lực đẩy quan trọng nhất đối với hoạt động lao động của đội ngũ trí thức.

Đồng thời trí thức là chủ thể của hoạt động lao động sáng tạo. Sáng tạo như thế nào cũng đòi hỏi phải có một môi trường dân chủ cho sự sáng tạo ấy. Sáng tạo mang dấu ấn riêng, rất riêng của cá tính và phong cách, cái riêng của từng cá nhân, không lẫn với bất cứ cái riêng nào của người khác, cũng như sáng tạo xa lạ với sự mô phỏng, bắt chước, sao chép cái của người khác. Sáng tạo còn đòi hỏi sự không lặp lại chính mình, nhất là trong khoa học và nghệ thuật. Đáp ứng những đòi hỏi khó khăn ấy, không chỉ cần đến sự nỗ lực, chăm chỉ cần mẫn mà quan trọng hơn, cần có năng lực trí tuệ, sự nhạy cảm, tư chất của người lãnh đạo, sự nhuần nhuyễn, thành thục của phương pháp, những kinh nghiệm vốn sống, những trải nghiệm và thất bại được tích lũy và tổng kết của từng cá nhân, càng không thể thiếu sự học hỏi, sự kế thừa những thành tựu trong cuộc sống thì mới có được những sản phẩm hữu ích.

Tuy nhiên, nếu dân chủ bị hạn chế, hoạt động lao động sáng tạo thiếu công khai, người trí thức không được cung cấp những tài liệu và thông tin cần thiết, khiến cho những kết luận thiếu chính xác, các công trình kém hiệu quả. người trí thức sẽ khó đưa ra chính kiến, quan điểm độc lập của mình vì họ sợ “ bị truy tố về mặt chính trị”. Bên cạnh đó, nếu dân chủ thái quá cũng dẫn đến tình trạng trắng đen lẫn lộn, khó phân biệt được chân giá trị. ọi biểu hiện của dân chủ trong lao động sáng tạo của trí thức thể hiện ở chỗ mỗi trí thức có quyền tự do viết và nói tất cả những điều họ muốn, nhưng nếu lạm dụng quyền đó để sử dụng những ngôn từ không chính sác hoặc đưa ra những kết luận thiếu căn cứ khoa học thì hiệu quả rất nguy hiểm. Thậm chí, có những bài viết, những cuốn sách có tác dụng ngược lại, chứa những nội dung phản dân chủ.

Tóm lại, muốn phát huy được lao động sáng tạo của trí thức phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng như các yếu tố bên trong (kiến thức, kỹ năng, năng khiếu, cảm xúc, năng lực sáng tạo...) cùng với các yếu tố bên ngoài (điều kiện kinh tế xã hội, môi trường làm việc, không gian và thời gian...). Để đảm bảo được những yếu tố đó ảnh hưởng tốt đến lao động sáng tạo của trí thức thì trước

tiên phải đảm bảo, xây dựng được môi trường thực sự dân chủ trong tất cả các khâu: đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng ; giao nhiệm vụ, thực hiện và đánh giá kết quả lao động của trí thức. Như vậy, mới đảm bảo việc phát huy lao động sáng của trí thức hiệu quả. uốn xây dựng được đất nước vững mạnh thì xã hội phải thật sự công bằng, dân chủ và văn minh.

Dân chủ, công bằng có nghĩa là mọi người đều có quyền bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm, bình đẳng về cơ hội làm việc và học tập, các cơ hội khác trước pháp luật. Công bằng luôn gắn liền với dân chủ, người trí thức phải thật sự được làm chủ với chủ trương «dân biết, dân bàn, dân kiểm tra» và dân phải được hưởng tất cả những quyền lợi, thành quả mà cách mạng đem lại. Nhiều trí thức giỏi hiện nay chưa được đãi ngộ, trả lương xứng đáng nên đã không vào các cơ quan nhà nước mà đi làm cho các doanh nghiệp, công ty tư nhân. Hầu hết đội ngũ trí thức đều mong muốn có bầu không khí thực sự dân chủ và đổi mới, thực sự giải phóng mọi lực lượng sản xuất, giải phóng tư duy sáng tạo, có điều kiện cho mọi trí thức dù trong hay ở nước ngoài đều có thể cống hiến năng lực của mình cho xã hội.

Dân chủ thể hiện rõ ở cơ chế xã hội phải chứa đựng khả năng kích thích tính tích cực, chủ động và sáng tạo của con người trong lao động, làm cho con người bộc lộ và phát huy những tiềm năng, phát triển năng lực thực chất của họ trong công việc, khắc phục tính thụ động, ỷ lại, sức ỳ, sự dựa dẫm, lối sống ký sinh, ăn bám. Vì vậy, dân chủ được coi là động lực trực tiếp thúc đẩy, nhằm nâng cao, kích thích được tính tự giác, tính tích cực, năng động, tính hiệu quả và hữu ích trong lao động sáng tạo của trí thức... bởi xây dựng được môi trường dân chủ là thỏa mãn được những nhu cầu lợi ích chính đáng của người trí thức cả về vật chất lẫn tinh thần. ặt khác, dân chủ còn là mục tiêu trong lao động của trí thức. Nếu không có dân chủ, người trí thức không thể thực hiện được những khát vọng giải phóng và tự giải phóng, không thể đạt được những quyền lợi và lợi ích chính đáng của bản thân, xã hội cũng không thể phát triển và tự phát triển... lao

động của người trí thức luôn phải luôn được bồi dưỡng, rèn luyện, sáng tạo để đảm bảo xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vì sự tiến bộ xã hội.

Vậy, một trong những động lực trực tiếp thôi thúc, kích thích, thúc đẩy hoạt động lao động sáng tạo của người trí thức, đó là dân chủ. Chỉ có dân chủ mới đảm bảo lợi ích (lợi ích cá nhân, lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của người trí thức…). Nếu không có dân chủ, người trí

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)