Khái niệm dân chủ

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 41)

Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân, là quyền lực của nhân dân, được thể hiện trực tiếp trong việc tổ chức và quản lý nhà nước, trong các hoạt động xây dựng và phát triển xã hội để thực hiện lợi ích, mưu cầu tự do và hạnh phúc của mình. Lênin nói: “Dân chủ nghĩa là bình đẳng. Rõ ràng là cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để giành chính quyền bình đẳng và thực hiện khẩu hiệu bình đẳng có một ý nghĩa rất lớn, miễn là phải hiểu bình đẳng cho đúng, hiểu theo nghĩa xóa bỏ giai cấp” [38, tr. 122]

Bác Hồ nói: “Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ. Dân làm chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng” [49, tr.375]

Theo nghĩa hẹp, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội được bảo đảm bằng hiến pháp, pháp luật, chính sách và cơ chế đảm bảo cho con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất và năng lực hoạt động... Quyền con người phải được tôn trọng và đảm bảo. Các quyền và lợi ích cá nhân, tự do cá nhân, tự do tư tưởng... được tôn trọng và bảo vệ, không xâm phạm đến lợi ích và tự do của người khác và của cộng đồng. Theo nghĩa rộng, dân chủ là chế độ chính trị, chế độ nhà nước. Chế độ xã hội của nước ta hiện nay là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của nhà nước và quyền lực. Xã hội tạo điều kiện và cơ chế đảm bảo cho nhân dân lao động tham gia vào công việc quản lý của nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm cho dân có quyền tham gia, giám sát Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội... ọi hành vi xâm phạm đến chủ quyền quốc gia, lợi ích quốc gia và lợi ích của

mỗi công dân đều bị nghiêm trị. Ở nước ta, cùng với quá trình đổi mới là việc mở đường cho quá trình dân chủ hóa xã hội nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân, động viên, khơi dậy sức mạnh vật chất và tinh thần của nhân dân trong sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, tăng cường đoàn kết toàn dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Theo tư tưởng Hồ Chí inh, dân chủ là của quý báu nhất trên đời, là chìa khóa của tiến bộ và phát triển. Dân chủ chính là dân là chủ, dân làm chủ và quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân đã có quyền làm chủ thì cũng phải có nghĩa vụ của người chủ. Nghĩa vụ ấy được hiểu là trách nhiệm xây dựng nhà nước, tham gia quản lý nhà nước, giúp đỡ chính phủ, giám sát công việc và phẩm chất đạo đức của các công chức cũng như hoạt động của nhà nước. Quyền làm chủ tức là quyền lực thuộc về nhân dân, do dân quyết định, toàn vẹn không chia cắt. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng chế độ ủy quyền. Nhà nước thực hiện quyền lực của nhân dân, do dân ủy quyền, có chức năng quản lý, điều hành mọi hoạt động của xã hội, thể hiện lợi ích, ý chí và quyền lực của nhân dân. Bản chất chân chính đó của dân chủ, của nhà nước không tự nhiên có được. Nó là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước của nhân dân ta chống lại ách áp bức bóc lột về kinh tế, chính trị, nô dịch về tinh thần. Đấu tranh để thực hiện quyền lực chân chính của nhân dân là cuộc đấu tranh từng bước tiến tới dân chủ, tự do cho nhân dân, thực hiện giải phóng triệt để nhân dân dân ra khỏi ách bóc lột, áp bức và nô dịch.

Lịch sử hình thành và phát triển các chế độ dân chủ trong đời sống nhân loại đã cho thấy chỉ có chủ nghĩa xã hội và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới có thể giải quyết triệt để các yêu cầu đó. Trước chủ nghĩa xã hội, các nhà nước đều là sản phẩm của những xung đột và đối kháng giai cấp dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, các nền dân chủ tương ứng với các chế độ nhà nước đó, kể cả nhà nước và nền dân chủ tư sản chỉ thực hiện quyền lực cho một số ít người mà thôi. Nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời khi giai cấp công nhân lật

đổ giai cấp bóc lột, giành chính quyền. Đây là nhà nước và nền dân chủ kiểu mới mà bản chất của nó là thể hiện quyền lực của đa số nhân dân lao động. V.I.Lênin cho rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân biết đến một thiết chế quyền lực thực sự là của mình, của số đông người lao động. Đó là một kiểu dân chủ mà đại diện cho giai cấp nhân dân, lợi ích và quyền lực của nó gắn liền với lợi ích của xã hội, của cả dân tộc. V.I.Lênin nói: “Chế độ dân chủ cũng là một hình thức nhà nước và sẽ mất đi khi nhà nước tiêu vong, nhưng điều đó chỉ xẩy ra khi chủ nghĩa xã hội thắng lợi hoàn toàn và được củng cố.” [37, tr. 324].Trong chủ nghĩa xã hội, đối kháng mất đi nhưng những mâu thuẫn giai cấp vẫn còn tồn tại. Cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội đó làm cho chủ nghĩa xã hội đảm bảo được sự thống nhất và phù hợp nhất định giữa chế độ nhà nước và chế độ dân chủ.

V.I.Lênin nói: “Chế độ dân chủ và nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số không phải là những chuyện giống hệt như nhau. Chế độ dân chủ đó là một nhà nước thừa nhận việc thiểu số phục tùng đa số, nghĩa là sự tổ chức bảo đảm cho một giai cấp thi hành bạo lực một cách có hệ thống chống lại một giai cấp khác, bảo đảm cho một bộ phận của dân cư thi hành bạo lực một cách có hệ thống chống lại một giai cấp khác” [38, tr. 101]

Trong lịch sử, chế độ dân chủ nào cũng phải tự thể hiện mình thông qua chế độ nhà nước, song không phải bất cứ chế độ nhà nước và bất kỳ ở giai đoạn lịch sử nào cũng có thể là nhà nước dân chủ. Pháp luật vừa là công cụ quản lý của nhà nước, vừa là một yếu tố cấu thành nội dung của dân chủ. Không phải bất cứ pháp luật nào cũng mang tính chất dân chủ và có ý nghĩa tiến bộ.

Chủ nghĩa xã hội tuy có những cơ sở kinh tế xã hội khách quan cho phép thực hiện sự thống nhất, phù hợp giữa chế độ nhà nước với chế độ dân chủ, song để cho khả năng đó trở thành hiện thực cũng phải trải qua một thời gian lịch sử lâu dài của việc tổ chức và xây dựng thể chế cũng như việc giáo dục ý thức dân chủ trong các tầng lớp nhân dân, kể cả giai cấp công nhân trong quá trình xây dựng chế độ mới. Để cho dân chủ đi sâu vào đời sống xã hội, thành nhu cầu quản

lý và tự quản lý, thành thói quen và tập quán trong lối sống và hành vi của mỗi cá nhân, tập thể và đội ngũ trí thức – điều ấy càng đòi hỏi có nhiều thời gian hơn, khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Nó liên quan mật thiết tới nhiều yếu tố: không chỉ là sự trưởng thành về ý thức và năng lực dân chủ của các công dân, mà còn là sự hoàn hảo của hệ thống pháp luật, của cơ chế, chính sách, tính hợp lý của tổ chức bộ máy, trình độ thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của nhân dân đối với nhà nước, xã hội. Sâu xa hơn những biến đổi tích cực của việc thực hiện và đảm bảo dân chủ trong thể chế, trong xã hội và trong các quan hệ xã hội của người trí thức còn tùy thuộc phần lớn vào trình độ phát triển kinh tế, trình độ văn hóa, sự ổn định vững mạnh và trong sạch của thể chế chính trị cũng như sự đảm bảo của hệ tư tưởng. Xét về nguyên tắc và bản chất, chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có được những đảm bảo đó. Song, bản chất của nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có thể được biểu hiện ra và phát huy được tính ưu việt của nó khi nó được xây dựng trong thực tế theo đúng những quy luật khách quan chi phối, khi nó đã phát triển ở trình độ điển hình, hơn nữa, nó có được nền tảng kinh tế - chính trị - xã hội và văn hóa đủ sức phòng tránh và loại trừ những biến dạng, những tha hóa biến chất gây phương hại tới dân chủ, nổi bật nhất là tha hóa về sở hữu và tha hóa về quyền lực. Dân chủ vừa là điều kiện, động lực trực tiếp của lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức, của tiến bộ xã hội, lại là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá, là mục tiêu của những tiến bộ xã hội đó.

Sự phát triển dân chủ qua các thời đại lịch sử là dẫn dắt lịch sử tiến tới chủ nghĩa xã hội một cách hợp quy luật tất yếu của lịch sử. Không có sự phát triển nào của chủ nghĩa xã hội mà lại ở bên ngoài, lại tách rời yêu cầu của dân chủ. Cũng như vậy, tính hiện thực đầy đủ và mục tiêu triệt để của dân chủ nhằm giải phóng con người, giải phóng những tiềm năng của đội ngũ trí thức và xã hội đòi hỏi phải xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Với bản chất đó, dân chủ gắn liền với tự do, công bằng và bình đẳng. Chỉ ở trong những quan hệ

ấy, những giá trị ấy, dân chủ mới thực sự là nhân tố thúc đẩy sự phát triển, đi lên của đội ngũ trí thức. Dân chủ phải thể hiện trong các mối quan hệ và phải thực hiện bằng hành động, hoạt động. Tính hiện thực trực tiếp của dân chủ là ở đó chứ không phải dừng lại ở ý niệm chung, ở ý thức, nhận thức về dân chủ. Những quan hệ đó là: quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, biểu hiện trực tiếp ở quan hệ cá nhân với tập thể, công dân với nhà nước, con người với tổ chức bộ máy. Đó còn là quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ, lợi ích với trách nhiệm, bổn phận. Chúng tác động và thúc đẩy lẫn nhau.

Các chủ thể dân chủ thực hiện quyền của mình theo nguyên tắc: - Quyền không tách rời khỏi nghĩa vụ.

- Quyền và nghĩa vụ được thể chế hóa bằng luật và thực hiện trong khuôn khổ luật pháp, phù hợp với luật pháp.

- Không làm tổn hại tới lợi ích và quyền chính đáng của các chủ thể khác. Thực hiện các quyền của con người (nhân quyền) và các quyền của công dân (dân quyền), đảm bảo trên thực tế về nguyên tắc công bằng và bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. Đó là những giá trị của dân chủ, là những thước đo về sự phát triển dân chủ. Những giá trị và thước đo ấy phải được thể hiện và áp dụng vào các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của đời sống con người và xã hội tạo thành nội dung dân chủ, cơ sở hiện thực của dân chủ.

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)