Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp trong thực hiện cơ chế dân chủ đối với trí thức

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 114 - 117)

Lợi ích vật chất được thể hiện qua tiền lương, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với đội ngũ trí thức để họ và gia đình duy trì cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là tiền đề, điều kiện cần cho lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức. Điều kiện đủ là đội ngũ trí thức phải tìm tòi nghiên cứu để sáng tạo ra những công trình, những tác phẩm đóng góp hữu ích cho xã hội. Những sản phẩm và các giá trị tinh thần chỉ có ý nghĩa khi được xã hội đánh giá, thừa nhận một cách khách quan và công bằng, được sử dụng vì mục đích phát triển và tiến bộ xã hội. Khi nhận được sự đánh giá khách quan, công bằng từ xã hội (từ dư luận của công chúng, độc giả, từ đồng nghiệp, từ tập thể, các cơ quan, tổ chức đến những phản biện, nhận xét, đánh giá của các cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền...) là sự động viên, cổ vũ rất lớn đối với các nhà trí thức. Đánh giá đúng, chính xác là động lực thúc đẩy lao động sáng tạo của trí thức, kể cả những nhận xét nghiêm khắc, phê bình chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của công trình, đề tài để đề xuất những vấn đề phải nghiên cứu lại hay nghiên cứu tiếp hết sức bổ ích. Điều này đôi khi lại tốt hơn nhiều những lời khen sáo rỗng. Tuy nhiên, những nhận xét, phê bình đó bao giờ

cũng phải có căn cứ, cơ sở, phải có sức thuyết phục, tuyệt đối trong sáng và chân thành, tránh những trường hợp gây ra những hậu quả tiêu cực. Nếu đánh giá không đúng, không công bằng, chính xác thì sẽ ảnh hưởng và tổn hại lớn đối với tác giả, tác phẩm, đối với hoạt động lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức. Đã có những trường hợp như vậy xẩy ra trong thực tế. Điều đó làm suy giảm nhiệt tình nghiên cứu sáng tạo không chỉ ở một người mà ở nhiều người, thậm chí còn tồn tại trong một thời gian dài, làm mất sự tin cậy đối với những đánh giá đó. Nếu những công trình, tác phẩm chỉ là hình thức, tạm bợ thì không thể đứng vững, mà sẽ bị loại bỏ, bị phủ định bởi cái đúng.

Đối với một số người có bản lĩnh, có trình độ, có phương pháp tư duy khoa học độc lập sáng tạo thì họ không quan tâm chú ý tới những nhận xét không đúng, không công bằng hoặc cả những thiệt thòi mà họ phải chịu, họ vẫn giữ vững niềm tin, lập trường, nhu cầu sáng tạo của mình. ặc dù vậy, với sự phát triển của khoa học hiện nay, các nhà trí thức trẻ không nên lãng phí thời gian và năng lực sáng tạo của mình dù là trong chốc lát. Phải thực hiện đúng nguyên tắc khách quan – trung thực – công bằng – dân chủ trong đánh giá kết quả lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức. uốn vậy thì vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp trong việc thực hiện cơ chế dân chủ rất quan trong, các tổ chức, cơ quan quản lý trí thức và các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp đều phải có trách nhiệm:

+ Bàn luận, tranh luận, thảo luận, nhận xét, đánh giá công khai, minh bạch, rõ ràng và dân chủ từ trên xuống, từ dưới lên.

+ Thảo luận lấy ý kiến đánh giá, nhận xét của các chuyên gia có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chuyên môn để tham khảo, tư vấn cho các tổ chức, cá nhân khi có quá nhiều ý kiến trái ngược nhau.

+ Các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền nhận xét, đánh giá quyết định công trình, tác phẩm thì phải chịu trách nhiệm về những nhận xét, đánh giá đối với những nhà trí thức khoa học.

+ Đảm bảo sự tôn trọng nhân cách, đạo đức của con người trong mọi nhận xét, đánh giá về kết quả lao động sáng tạo của trí thức. Các quan hệ chủ thể - đối tượng trong đánh giá đều được bình đẳng.

+ Phải xây dựng một môi trường lao động thực sự dân chủ và tự do tư tưởng, phải đảm bảo cho người trí thức được quyền tự do sáng tạo, được trình bày và bảo vệ quan điểm nghiêm túc của mình mà không sợ bị phân biệt đối xử, không bị quy kết thành quan điểm, lập trường chính trị, được tự do tranh luận với các quan điểm bất đồng với mình.

Bên cạnh đó các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp phải cùng nhau phát hiện và nghiêm trị những trường hợp tha hóa biến chất trong lao động sáng tạo của trí thức, thực hiện một cách nghiêm túc; thúc đẩy công việc thanh tra, đánh giá bằng nhiều hình thức; cán bộ thanh tra đánh giá phải trong sạch đảm bảo nghiêm minh, xử lý công bằng trong lao động. Những trường hợp tham ô tài sản, nhận hối lộ, lừa đảo, làm bằng giả phải được xử lý nặng để răn đe. Còn những trường hợp có những cống hiến, đóng góp, trong sạch cần phải được tuyên dương và khen thưởng. Tránh tình trạng bằng thật, bằng giả lẫn lộn; đề tài, công trình nghiên cứu sao chép không có hiệu quả, không có những phát hiện mới mẻ. Đảng và Nhà nước phải có những chính sách và biện pháp cụ thể, thực hiện cơ chế quản lý dân chủ đối với trí thức để đảm bảo công bằng cho lao động của người trí thức.

Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước cần phối hợp cùng với các cơ quan, đơn vị, tổ chức chủ động hơn trong việc xây dựng cơ chế trong hoạt động khoa học và nâng cao trình độ, hội nhập quốc tế nhất là điều kiện để được tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến, thông tin mới và nhanh nhất. Các tổ chức chính trị xã hội cần phải ủng hộ, giúp đỡ để đội ngũ trí thức làm việc trong bầu không khí dân chủ tự do tư tưởng. Nếu thiếu sự dân chủ, tự do trong sáng tạo sẽ khó có sản phẩm, công trình có giá trị. Không chỉ cần có trí tuệ mà sản phẩm đó còn đòi hỏi người trí thức, các nhà khoa học phải có tâm huyết. Muốn có một môi trường lao động sáng tạo phát triển thì mọi người phải đoàn kết, yêu thương,

gắn bó, giúp đỡ, động viên nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ chung, cùng vượt qua khó khăn trong cuộc sống, sẽ tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa cá nhân với tập thể. Sự gắn bó này đem lại cảm hứng sáng tạo cho mỗ cá nhân, sức mạnh cho tập thể và cả cơ quan công tác. Bởi vì trong sự gắn bó, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau thì có sự chuyển tải những tri thức giữa thế hệ trước cho thế hệ sau. Đối với thế hệ trẻ, kế thừa, học hỏi những kinh nghiệm của người đi trước là môi trường học tập thuận lợi nhất. Như vậy, sự sáng tạo của thế hệ trẻ sẽ nhanh nhạy hơn rất nhiều, sự sáng tạo có hiệu quả cũng cao hơn. Để có được môi trường như vậy cần nhiều đến các hoạt động của các tổ chức, các đoàn thể, các hội nghề nghiệp của trí thức phải tích cực từ Trung ương đến địa phương. Có được môi trường như vậy sẽ khuyến khích sáng tạo, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để trí thức tự phát triển, tự hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn và hiệu quả làm việc của mình.

Một phần của tài liệu Dân chủ với lao động sáng tạo của trí thức Việt Nam hiện nay (Trang 114 - 117)