Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 42 - 59)

- Đặc điểm dân số, năm 2009, dân số trung bình của Bắc Ninh là

1024,151 người, cơ cấu dân số Bắc Ninh thuộc loại trẻ: nhóm 0-14 tuổi chiếm tới 27,7%; nhóm 15- 64 tuổi khoảng 66% và 6,3% số người trên 65

tuổi. Do đó, tỉ lệ nhân khẩu phụ thuộc còn cao (0,59). Dân số nữ chiếm tới 50,87% tổng dân số của tỉnh.

Phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với tỉ lệ 85,2%, dân số sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 14,8%, chưa bằng 1/2 tỉ lệ dân đô thị của cả nước. Mật độ dân số trung bình năm 2007 của tỉnh là 1243 người/km2. Dân số phân bố không đều giữa các huyện/thành phố. Mật độ dân số của Quế Võ và Gia Bình chỉ bằng khoảng 1/3 của thành phố Bắc Ninh và 1/2 của Từ Sơn.

- Nguồn nhân lực, năm 2008, dân số trong độ tuổi lao động có khả năng

lao động chiếm 61,9% tổng dân số, tương đương với khoảng 633,0 ngàn người. Như vậy, trong 8 năm 2001- 2008, mức gia tăng dân số trong tuổi lao động tăng hàng năm khoảng 34,9 ngàn với tốc độ bình quân 5,16%/ năm. Nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên giải quyết việc làm và nạn ô nhiễm môi trường.

- Đánh giá tổng quát kết quả đạt được so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ Tỉnh Bắc Ninh.

Trong 5 năm 2006-2010 đã có bước phát triển nhanh, ước đạt khoảng 13,9%/năm (mục tiêu đại hội 13,0%), gấp 1,8 lần mức bình quân của cả nước và phát triển tương đối toàn diện cả về kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, nhiều chỉ tiêu phát triển đạt và vượt mục tiêu đề ra của kế hoạch 5 năm 2006-2010.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu ước thực hiện so với mục tiêu ĐH của Đảng bộ Tỉnh

Chỉ tiêu Đơn vị Mục tiêu Đại hội Ƣớc TH KH 5 năm Thực hiện % so Đại hội I. Chỉ tiêu kinh tế

1. Nhịp độ tăng trưởng GDP bq/năm % 13,0 13,9 106,9 - Công nghiệp xây dựng % 19,5 20,3 104,1 * Riêng công nghiệp % 22 22,45 102,0 - Nông, lâm, ngư nghiệp % 5,5 5,2 94,5 - Khu vực dịch vụ % 14,8 14,9 100,6

2. Cơ cấu GDP % 100 100

- Công nghiệp xây dựng % 45,1 46,5 +1,4 - Nông, lâm, ngư nghiệp % 26,6 25,3 -1,3 - Khu vực dịch vụ % 28,3 28,2 -0,1 3. Tổng GTSX công nghiệp Tỷ đ 5300 6800 128,3 - Công nghiệp Địa phương Tỷ đ 2120 4100 193,4 4.Tổng GTSX nông nghiệp Tỷ đ 2050 2074,3 101,2 5.Sản lượng cây có hạt. 103 T 500 460 92,0 6. SL cây có hạt bq/người Kg 500 461,4 92,3 7. GTSX nông nghiệp/ha canh tác Tr. Đ 50 44,95 89,9 9. GT trồng trọt/ ha canh tác Tr. Đ 33 26,5 80,3 10. Tổng kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 115 65 56,5 11. Tổng kim ngạch nhập khẩu Tr.USD 90 85 94,4 12. Tổng thu NSNN trên Địa bàn

Tỷ đ 420 1010 240,5

- Không kể tiền thu từ đất 690 162.3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2007 và ước thực hiện.

Bắc Ninh chiếm 2,4% diện tích, 1,2% dân số, đã đóng góp khoảng 1,05% GDP cả nước, tuy vậy GDP/người mới bằng khoảng 86% bình quân cả nước. Bắc Ninh là một trong những tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao so với các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ (đứng thứ 2 sau Vĩnh Phúc 14,4%).

+ Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006-2010 của tỉnh ước đạt 13,9%/năm (mục tiêu Đại Hội 13,5%), gấp 1,8 lần mức bình quân của cả nước, trong đó khu vực công nghiệp, xây dựng đạt mức tăng bình quân 19,7%/năm. Bắc Ninh là một trong những tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2006-2010 cao so với các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ (đứng thứ 2 sau Vĩnh Phúc 14,4%).

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Bắc Ninh

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2010 Tốc độ b/q 2006-2010 (%) 1-Tổng GDP(giá SS 1994) 2488,3 3666,9 4181,2 4766,6 13,9 - Công nghiệp, XD 880,2 1543,0 1862,1 2214,6 20,3 - Nông lâm ngư nghiệp 937,4 1088,6 1149,2 1209,0 5,2 - Khu vực dịch vụ 670,7 1035,3 1169,9 1343,0 14,9 2. GDP (giá hiện hành) 3366,8 5483,2 6539,3 7532,0

- Công nghiệp, XD 1201,0 2355,4 3021,2 3555 - Nông lâm ngư nghiệp 1278,0 1600,8 1732,9 1883 - Khu vực dịch vụ 887,8 1527,0 1785,2 2094 2- Cơ cấu GDP, giá HH (%) 100 100 100 100 - Công nghiệp, XD 36 43 46,2 46,5 - Nông lâm ngư nghiệp 38 29 26,5 25,3

- Khối dịch vụ 26 28 27,3 28,2 3- Dân số 951 977 987 1002,4 4- GDP/người (giá HH) - Nghìn ĐVN 3540 5613 6625 7514 - USD 248 365 427 479 5- GDP/ng. so TĐBB,% 54 61 67 68 6. GDP/ng so cả nước,% 62 75 82 86

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2007 và ước thực hiện.

Quy mô nền kinh tế đã có bước phát triển khá, đến năm 2008 đã gấp 1,7 lần năm 2006 (tính theo giá so sánh), GDP bình quân đầu người. Sản xuất

công nghiệp luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 20%/năm, ước đến năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đạt 6800 tỷ đồng (vượt 28% so với mục tiêu Đại hội). Thu ngân sách trên địa bàn đạt kết quả cao, từ năm 2006 đến năm 2008 bình quân tăng 41,5%/năm, thu ngân sách năm 2010 ước đạt 1011 tỷ đồng gấp 2,4 lần mục tiêu kế hoạch 2006-2010.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong giai đoạn vừa qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng của công nghiệp, xây dựng trong tổng GDP đã tăng mạnh từ 35,4% năm 2006 lên 46,2% năm 2008 và ước năm 2010 đạt 47%, tỷ trọng của các ngành nông lâm ngư nghiệp giảm từ 37,7% năm 2006 xuống còn 25% vào năm 2010. Bắt đầu từ năm 2007 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng của tỉnh đã vượt qua tỷ trọng nông nghiệp.

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu của Bắc Ninh so với vùng KTTĐ Bắc Bộ và cả nước năm 2007 Chỉ tiêu Bắc Ninh Vùng KTTĐ Bắc Bộ Cả nƣớc 1- Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 13,9 8,4 7,6 2- Cơ cấu GDP (theo giá hiện hành) (%) 100 100 100

+ Nông nghiệp 25,3 14,3 20,0

+ Công nghiệp xây dựng 46,5 37,6 41,1

+ Dịch vụ 28,2 48,1 38,5

3- GDP bình quân/người (tr.đ) 6,9 11,0 8,0 4- Kim ngạch xuất khẩu/người (USD) 6,53 238,4 304,6

5- Tỷ lệ dân thành thị (%) 13 26,3

6- Thu ngân sách/ người (trđ) 8,52 2,1 2,03 7- Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 28 24,4

8- Tỷ lệ hộ đói nghèo (%) 4 18,3 8,31

9- Bác sỹ/ vạn dân (bác sỹ) 5 5,6

10- Giường bệnh/vạn dân (giường) 11,7 24,4

Bảng 2.4: Bắc Ninh So với các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ Bắc bộ Chỉ tiêu Đơn vị Bắc Ninh Bắc Giang Hƣng Yên TĐô Hà Nội Hải Dƣơng 1. Diện tích Km2 804,8 3.822 923,1 920,98 1.648,4 2. Dân số 10 3 người 976,7 1.547,1 1.112,4 3.007 1.689,2 3. GDP (giá thực tế) Tỷ đồng 5.483,2 4.872,6 5.685 45.956,5 9.997,5 4. Tăng trưởng kinh

tế 97-2003

% 13,107 6,277 11,28 9,549 8,825 5. Thu ngân sách Tỷ đồng 455,32

5

1.048,4 900 19.792,0 2.115 6. Giá trị xuất khẩu 103USD 48.907 38.000 103.00

0 1.841.34 2 69.317 7. GDP/người Tr. đồng 5,614 3,149 5,11 15,283 5,918 8. Thu ngân sách/người Tr. đồng 0,466 0,677 0,809 6,58 1,25 9. Giá trị xuất khẩu/người USD 50,073 24,56 92,59 612,35 41,035

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2007 và ước thực hiện.

Bảng 2.4 cho thấy Bắc Ninh là tỉnh có quy mô về diện tích tự nhiên và dân số nhỏ nhất, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng thời kỳ đạt khá cao so với các tỉnh liền kề. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người cao hơn cả Bắc Giang và Hải Dương. Tuy là tỉnh mới gia nhập song vị thế và xuất phát điểm của tỉnh không thua kém các tỉnh khác và khả năng trong tương lai nhưng với phương hướng phát triển đúng, Bắc Ninh sẽ có đóng góp nhiều cho phát triển của vùng kinh tế trọng điểm này.

Tăng trưởng công công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 4 khu công nghiệp tập trung đang hoạt động: Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong I, Đại Đồng - Hoàn Sơn, trong đó có 2 khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải tập trung, còn lại nước thải của các khu công nghiệp khác chưa có hệ thống xử lý nước thải.

Đối với công nghiệp Nhà nước ở địa phương cũng có bước tiến vượt bậc trong giai đoạn 2001-2005 với tốc độ tăng bình quân là 104,6%/năm, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2006-2010 giảm xuống chỉ còn 50,8%/năm. Tuy nhiên đây vẫn là khu vực có giá trị sản xuất lớn nhất, duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với các khu vực khác trong toàn ngành. Để đạt được mức độ tăng trưởng này là do số lượng cơ sở sản xuất ở các khu cụm công nghiệp, làng nghề tăng, đồng thời nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng sản xuất đổi mới thiết bị... các sản phẩm chính như giấy, gỗ, thép được tiêu thụ tốt. Các địa phương có mức tăng trưởng cao trên 30% như các huyện: Quế Võ, Yên Phong, Từ Sơn và Thành phố Bắc Ninh.

Bảng 2.5: Tăng trưởng công nghiệp theo thành phần kinh tế

(Đơn vị: Tỷ đồng, giá cố định 2005). Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2010 Tăng bình quân, % 2006- 2010 Tổng giá trị sản xuất CN 569,4 1.980,3 5.302 6.800 28,0 - Doanh nghiệp Nhà nước 303,7 342,3 1.112 1.300 30,6 - Doanh nghiệp địa phương 11,9 102,6 605 800 50,8 - Ngoài doanh nghiệp NN 253,3 748,5 2.487 3.300 34,5 - Khu vực có VĐT nước

ngoài 0,4 786,9 1.097 1.400 1153,0

Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Bắc Ninh năm 2007.

- Nhờ sự tăng trưởng đột phá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên tỷ trọng của khu vực này đã tăng hầu như không đáng kể, ước đạt khoảng 1.400 tỷ đồng năm 2010, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, đặc biệt là góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. Trong đó, doanh nghiệp có tỷ trọng lớn của khu vực là Nhà máy kính nổi, các công ty khí công nghiệp, que hàn Đại Tây Dương, Long Khánh... đều giữ nhịp độ tăng trưởng khá, thêm một số cơ sở mới đi vào sản xuất ổn định và mở rộng thị trường

như E.H Việt Nam, may Việt Pacific Clothing, Công ty Trendsettres Fashion PTE, Hương gia vị Sơn Hà...

Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu được xuất khẩu của tỉnh hiện nay là: các sản phẩm bằng gỗ, giấy đế, dưa chuột, mây tre đan, sắt thép,... một số sản phẩm sơ chế thu mua để xuất khẩu như lạc nhân, hoa hồi, quế, long nhãn, hạt sen...

Hiện trạng một số phân ngành công nghiệp và sản phẩm công nghiệp chủ yếu.

Trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Ninh tập trung phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn và đô thị, mở rộng nâng cao chất lượng sản phẩm các làng nghề với các ngành hàng chủ yếu:

- Công nghiệp chế biến nông - lâm sản và thực phẩm bao gồm: công

nghiệp sản xuất thực phẩm nước giải khát, chế biến lâm sản, sản xuất gỗ, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu và tủ bàn ghế các loại, sản xuất thuốc lá và chế biến nguyên liệu thuốc lá, gia cầm và thuỷ sản, sản xuất bia, chế biến sản phẩm tơ tằm. Các cơ sở chế biến tập trung chủ yếu ở thị xã Bắc Ninh, Từ Sơn, Yên Phong và Lương Tài.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Công nghiệp VLXD gốm,

sứ, thuỷ tinh là một ngành đã và đang phát triển mạnh bao gồm cả các đơn vị Trung ương và địa phương.

- Công nghiệp dệt, da, may mặc: chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu công

nghiệp của tỉnh. Đây là một ngành có điều kiện phát triển thị trường trong nước và nước ngoài rất rộng lớn.

- Công nghiệp cơ khí, điện, điện tử: Ngành cơ khí của tỉnh còn phân tán, thiết bị lạc hậu, không đồng bộ. Các sản phẩm chủ yếu của ngành cơ khí là công cụ lao động phổ thông, cán thép cốt bê tông và thép hình, bu lông, ốc xiết...

- Công nghiệp hoá chất, phân bón: Hiện tại, Bắc Ninh đã có nhà máy khí công nghiệp 100% của Cộng hoà Pháp đã đi vào sản xuất ổn định. Sản phẩm là các loại khí ôxy, nitơ, khí hiếm phục vụ cho nhà máy kính nổi và tiêu dùng trong nước.

+ Ảnh hưởng của phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề đối với môi trường.

- Đối với khu công nghiệp tập trung.

Công tác quản lý bảo vệ môi trường của các khu công nghiệp mặc dù đã được chú trọng hơn trong thời gian qua, nhưng đa số các khu công nghiệp chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Các khu công nghiệp liền kề đang gặp nhiều khó khăn về xử lý nước thải.

Mặt khác, việc bố trí một số doanh nghiệp vào các khu công nghiệp không theo đúng phân khu chức năng đã phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng đến việc đầu tư xử lý môi trường của khu công nghiệp. Một số nơi đã xẩy ra trường hợp khiếu kiện do khí thải không được xử lý đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp xung quanh.

- Đối với khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề

Đối với 29 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề, trong đó có 24 khu, cụm công nghiệp đã hoạt động. Tuy nhiên, hầu hết các khu, cụm công nghiệp không có nhà đầu tư hạ tầng. Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề cũng không triển khai xây dựng. Nước thải của các khu cụm công nghiệp có hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) cao hơn tiêu chuẩn 7- 10 lần; hàm lượng ô xi hóa học (COD) cao hơn tiêu chuẩn từ 12-15 lần thải ra hệ thông kênh tiêu đã ảnh hưởng đến môi trường nước mặt và sản xuất nông nghiệp, gây ra tình trạng khiếu kiện kéo dài tại một số địa phương.

Chất thải rắn của các cơ sở sản xuất công nghiệp có chứa thành phần chủ yếu là những chất khó phân hủy, gây độc hại cho môi trường nước mặt,

nước ngầm và đất. Lượng chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 450 tấn/ngày, trong đó chất thải nguy hại khoảng 48 tấn/ngày (chiếm 10,7%) hầu hết các khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều không xây dựng khu vực tập kết, trung chuyển chất rắn tập trung.

Khí thải ở hầu hết các nhà máy trong các khu cụm công nghiệp không được xử lý đã làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của nhân dân các khu vực xung quanh. Điển hình như Nhà máy sản xuất phôi thép Hưng Tài có hàn lượng bụi từ 750 - 3.450mg/m³ vượt tiêu chuẩn từ 2 -10 lần; các cơ sở tái chế sắt thép trong cụm công nghiệp Châu Khê có hàm lượng SO2 phát sinh vượt tiêu chuẩn cho phép từ 160- 480 lần; Hơi dung môi hữu cơ của các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp Đồng Quang vượt tiêu chuẩn từ 22 -180 lần.

Mặt khác, việc quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề không đồng bộ. Nhiều địa phương không thành lập được các Ban quản lý cụm công nghiệp hoặc Ban quản lý hoạt động kiêm nhiệm, không hiệu quả nên công tác quản lý môi trường tại các cụm công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 42 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)