0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Thường xuyên giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường một trong những điều kiện tiên quyết cho

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH BẮC NINH (Trang 95 -99 )

kinh tế và bảo vệ môi trường - một trong những điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững

Như chúng ta đã biết dân số, lương thực, hàng hoá công nghiệp ngày một tăng còn tài nguyên thiên nhiên lại ngày một cạn kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề. Trái đất - ngôi nhà chung của loài người chỉ chịu đựng được một tải trọng nhất định, sự phát triển của nhân loại có giới hạn, vượt quá giới hạn này sẽ dẫn đến diệt vong. Vậy để tránh khỏi thảm hoạ diệt vong chúng ta cần phải biết kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cụ thể các nội dung sau:

- Biết tôn trọng các quy luật tự nhiên vì có những quy luật vận động phức tạp. Con người chỉ phát triển thuận lợi khi các hoạt động của mình phù hợp với các quy luật. Trên đó cơ sở nắm rõ và lựa chọn theo chúng, không can thiệp thô bạo đến các quy luật vốn có của tự nhiên.

- Áp dụng các công nghệ tiên tiến, thay thế và sử dụng tổng hợp các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng, đất đai… cho phép giảm tới mức thấp nhất lượng tiêu hao các nguồn trong việc sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Từ đó tác động làm giảm cường độ khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và các thành phần môi trường.

- Đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường, phục hồi và làm phong phú các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường. Đồng thời sử dụng các chính sách dân số hợp lý. Trong chiến lược phát triển của Bắc Ninh là đến năm 2015 Bắc Ninh sẽ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên và bảo đảm tính bền vững của quá trình phát triển, chúng ta cần quán triệt các quan điểm sau đây:

+ Phải coi con người là trung tâm của sự phát triển bền vững. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Xây dựng tỉnh giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là mục đích thường xuyên và cuối cùng trong mọi giai đoạn phát triển. Để đạt được mục đích này, Bắc Ninh chủ yếu dựa vào tăng trưởng kinh tế, song tăng trưởng kinh tế lại phải được đặt trên nền tảng sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo tồn và cải thiện môi trường, không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

+ Trong giai đoạn 5 năm tới, phải coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, là một phương tiện chủ yếu để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Tăng trưởng nhanh về kinh tế sẽ tạo điều kiện phát triển con người và cải thiện môi trường một cách tốt nhất. Phát triển kinh tế dựa vào nguyên tắc hài hoà xã hội, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường một cách bền

vững và phải luôn tôn trọng nguyên tắc “mọi mặt đều có lợi”. Trong những trường hợp không thể thực hiện được nguyên tắc này, thì sẽ tính đến những cái giá phải trả về mặt xã hội và môi trường cho nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế sao cho tăng trưởng kinh tế được cân nhắc ở mức hợp lý để không vượt quá giới hạn tải trọng mà môi trường tự nhiên có thể chịu đựng được. Mọi hoạt động phát triển không được tác động nghiêm trọng tới môi trường ở mức không thể sửa chữa được, hoặc nếu sửa chữa thì phải trả giá quá đắt; phát triển kinh tế phải nằm trong khuôn khổ có thể chấp nhận được về một vài bất bình đẳng xã hội như sự chênh lệch mức sống ở một mức độ nhất định giữa các địa bàn, các tầng lớp xã hội, nhưng không gây ra những xung đột xã hội căng thẳng do quá trình tăng trưởng kinh tế mang lại.

Bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. Để xây dựng hệ thống pháp luật có hiệu lực về bảo vệ môi trường trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội, coi yêu cầu bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng để đánh giá các giải pháp phát triển. Đồng thời tích cực và chủ động ngăn chặn, phòng ngừa những tác động xấu đối với môi trường do hoạt động của con người gây ra. Khi chưa đánh giá tác động môi trường hoặc khi chưa biết chắc chắn căn cứ khoa học để xử lý tác động môi trường thì không vội vã tiến hành các hoạt động. Cần phải sử dụng ngày càng tăng các công cụ kinh tế và các biện pháp khuyến khích về kinh tế để thực hiện phát triển bền vững.

Quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai. Thế hệ hiện nay cần phải tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những cho những thế hệ mai sau, đồng thời cố gắng sử dụng tiết kiệm những tài nguyên không thể tạo ra được.

Khoa học và công nghệ đóng vai trò là đầu tầu đối với toàn bộ sự phát triển. Công nghiệp hoá phải gắn với hiện đại hoá ngay từ ban đầu và trong

suốt các giai đoạn phát triển. Phải chú trọng phát triển năng lực khoa học trong nước, kết hợp với tăng cường vai trò trao đổi kiến thức khoa học công nghệ với bên ngoài. Công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng ở những ngành và lĩnh vực có tác dụng lan truyền mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực khác.

Để phát triển vững chắc và bền vững, chúng ta cần ưu tiên thực hiện một số vấn đề sau:

- Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Thay đổi mô hình sản xuất và mô hình tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường, dựa trên cơ sở tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái tạo được, giảm tối đa việc thải các chất độc hại và khó phân huỷ vào môi trường, duy trì lối sống của cá nhân và xã hội hài hoà với thiên nhiên.

Thực hiện quá trình “Công nghiệp hoá sạch”, nghĩa là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “Công nghiệp xanh”.

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, trong khi phát triển sản xuất ngày càng nhiều hàng hoá theo yêu cầu của thị trường, phải bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên đất, nước, không khí, đa dạng sinh học.

- Tiếp tục thực hiện chính sách dân số để đạt được tăng dân số ổn định nhằm giảm bớt sức ép của tăng trưởng dân số đối với các lĩnh vực tạo việc làm, chăm sóc sức khoẻ, học hành và đào tạo nghề nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Nâng cao năng lực quản lý, giám sát môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

- Bảo vệ và quản lý việc khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Thay đổi các mẫu hình tiêu thụ gây lãng phí tài nguyên.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH BẮC NINH (Trang 95 -99 )

×