Nâng cao năng lực cán bộ quản lý môi trường cấp tỉnh, huyện, xã

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 108 - 109)

Trên cơ sở các vấn đề môi trường đặc thù của địa phương, cơ quan quản lý bảo vệ môi trường các cấp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng luật bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình số 80- Ctr/TU ngày 27/5/2005 của tỉnh ủy Bắc Ninh và các văn bản khác có liên quan đồng thời chú trọng hướng dẫn cơ quan cấp huyện, thị, phường và xã thực hiện quản lý trên địa bàn.

Hơn nữa, để nâng cao năng lực cán bộ quản lý bảo vệ môi trường ở các cấp địa phương nói chung (cấp tỉnh, huyện và xã) cần quan tâm tới các nội dung sau đây:

- Kiện toàn và nâng cao chất lượng của hệ thống bộ máy tổ chức quản lý môi trường của các ngành, các cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác bảo vệ môi trường.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ môi trường thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại. Bởi vì trong vòng 5 năm nhiều kiến thức được học trong trường đã bị lạc hậu trong khi đó khoa học công nghệ luôn luôn được đổi mới, cải tiến phát triển ở trình độ ngày một cao hơn.

- Bằng nhiều hình thức khác nhau cần trang bị những kiến thức bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý.

- Một trong những khó khăn, hạn chế của nhiều cán bộ, quản lý hiện nay là bận rộn nhiều việc, thiếu thời gian, vật chất. Do vậy, ngoài những kiến thức về bảo vệ môi trường được trang bị ở các khóa, các lớp đào tạo, bồi dưỡng hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cán bộ cần

được trang bị những kiến thức cập nhật, chọn lọc, chuyên sâu về vấn đề bảo vệ môi trường. Điều này giúp cho cán bộ quản lý bảo vệ môi trường thường xuyên có kiến thức cần thiết về bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao năng lực để xử lý kịp thời những vấn đề phức tạp mới nảy sinh trong quá trình quản lý ở địa phương.

- Mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý. Cần tổ chức các lớp học riêng chuyên đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ các kiến thức về bảo vệ môi trường. Các cơ quan quản lý môi trường tư vấn cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể về nội dung chương trình. Tùy từng đối tượng, đặc điểm địa bàn hoạt động mà lớp học đi sâu vào các vấn đề khác nhau. Trong quá trình học, nên tổ chức cho họ vừa học vừa đi dã ngoại, tham quan về môi trường.

- Xác định vai trò chính yếu của UBND địa phương trong việc ban hành và tổ chức, phối hợp thực hiện, kiểm tra, giám sát các nội quy, quy chế bảo vệ môi trường.

- Tăng cường nguồn lực tài chính (nguồn ngân sách nhà nước, dự án…) hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở sản xuất thực hiện các biện pháp bảo vệ môi

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)