Hoàn thiện các công cụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 109 - 112)

- Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ làm tốt công tác quản lý bảo vệ môi trường.

3.3.4. Hoàn thiện các công cụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững trường hướng tới phát triển bền vững

Trình độ phát triển thấp và phức tạp của kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến trình độ quản lý của nhà nước đối với bảo vệ môi trường. Thực ra, quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường lâu nay ở nước ta đã sử dụng một số công cụ quan trọng như kinh tế, kỹ thuật, pháp luật, tuyên tuyền… song vấn đề mấu chốt ở đây là phải có phương thức quản lý đồng bộ, có hệ thống

và nhất quán, trong đó đặc biệt phải chú ý đến phát triển bền vững một trong những nội dung quan trọng đối với sự phát triển. Muốn vậy cần phải:

Một là: Chuyển dần quản lý môi trường từ các biện pháp điều hành kiểm soát (CAC) sang các biện pháp kinh tế, các chính sách khuyến khích đầu tư cho quản lý bảo vệ môi trường; các biện pháp kinh tế phải được tiến hành qua các chính sách như thu lệ phí với các hoạt động gây ô nhiễm; đánh thuế vào các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường; ưu dãi cho đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường.

Hai là: Xã hội hóa bảo vệ môi trường. Nhà nước định ra các chính sách

để huy động sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức dân sự và doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường trước hết là phát huy vai trò của cộng đồng, của các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị, các tổ chức dân sự xã hội, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề môi trường. Để xã hội hóa môi trường cần có các chính sách khuyến khích, các cơ chế, các quy định pháp luật bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.

Ba là: Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phải tuân theo nguyên

tắc phát triển bền vững. Bời vì, chỉ có tuân theo nguyên tắc phát triển bền vững thì ba mục tiêu cơ bản của phát triển bền vững mới có thể trở thành hiện thực, chỉ có sự phát triển bền vững con người mới thực hiện được sự tương tác, sự thỏa hiệp hay sự dung hòa của cả ba hệ thống: kinh tế, xã hội nhân văn và tự nhiên, có nghĩa là có sự kết hợp hài hòa ba mục tiêu cơ bản của sự phát triển xã hội. Để làm được điều này, quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường với tư cách là cơ quan đầu não điều khiển một cách tự giác mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên phải giữ vai trò quan trọng nhất. Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phải coi “Chương trình nghị sự 21” của Việt Nam - chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, vừa là nhiệm vụ

cấp bách, thiết thực trước mắt, vừa là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài trong công tác quản lý của mình.

Bốn là: Trên cơ sở nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững, quản lý nhà nước cần triển khai phát triển bền vững vào trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội. Chiến lược và các dự án phát triển kinh tế - xã hội bắt buộc phải có những luận giải xác đáng về môi trường và điều kiện này phải được đưa vào sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, các cấp tương ứng, đồng thời phải công khai cho người dân được biết cần phải áp dụng cơ chế thị trường trong việc quản lý bảo vệ môi trường.

Năm là: Trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường sử

dụng tổng hợp các công cụ, các biện pháp để quản lý bảo vệ môi trường. Việc sử dụng các công cụ kỹ thuật, công nghệ trong quản lý bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng. Vì nhờ công cụ này chúng ta mới có thể đánh giá được thực lực, thực trạng về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các công cụ chỉ hỗ trợ, chứ không thể quyết định được hiệu quả việc bảo vệ môi trường. Chỉ có sử dụng công cụ xã hội nhân văn như luật pháp, các chính sách xã hội, kinh tế và con người... thì quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường mới có thể hướng toàn bộ các hoạt động của xã hội theo hướng bền vững.

Sáu là: Trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, việc sử dụng các

công cụ và kèm theo các chính sách xã hội là điều kiện tất yếu. Bởi vì, chỉ có luật pháp mới cho phép quản lý nhà nước thực hiện một cách công bằng và bình đẳng các nguyên tắc phát triển bền vững. Tuy nhiên để thực hiện một cách có hiệu quả việc quản lý bảo vệ môi trường cần phải có luật bảo vệ môi trường và các luật khác có liên quan (luật đất đai, luật rừng, luật khoáng sản..)

Bảy là: Việc sử dụng công cụ pháp luật trong quản lý nhà nước về bảo

vệ môi trường cũng đồng nghĩa với việc cưỡng chế, bắt buộc. Để cho việc cưỡng chế bắt buộc này có hiệu lực không chỉ trông chờ vào sự tự giác của con người được, mà phải dùng đến các công cụ kinh tế trong quản lý.

Tám là: Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cần quán triệt sâu sắc vai trò của môi trường, mối quan hệ giữa con người với xã hội và tự nhiên, từ đó phát huy tính tự giác, nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Chín là: Có cơ chế để hoàn thiện hệ thống quan trắc, phân tích môi trường, cơ chế giám sát thanh tra việc tuân thủ quy trình bảo vệ môi trường.

Mỗi một công cụ quản lý chỉ có một số chức năng và phạm vi hoạt động nhất định. Nhiệm vụ của Nhà nước là phải liên kết chúng lại với nhau một cách thích hợp, để chúng có thể hỗ trợ nhau. Muốn vậy, trước hết phải hoàn thiện các công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường sao cho kịp thời với đà phát triển kinh tế ngày một nhanh và ô nhiễm môi trường ngày một phức tạp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)