Coi trọng và sử dụng đúng mức các công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 102 - 106)

tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn.

+ Tổ chức xây dựng và kiểm tra các mô hình tự quản về môi trường, xã hội hoá công tác môi trường.

+ Phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức các chiến dịch truyền thông về môi trường, chiến dịch làm đẹp đường phố, làng xã.

+ Nêu gương các cá nhân, tổ chức tốt về môi trường; xây dựng quy chế, tổ chức khen thưởng hoặc phê bình các hộ gia đình trong công tác bảo vệ môi trường ở cộng đồng.

+ Hướng dẫn và khuyến khích nhân dân tham gia khiếu nại tố cáo các hành vi gây ô nhiễm môi trường do các đơn vị sản xuất - kinh doanh trên địa bàn gây ra…

3.2.3. Coi trọng và sử dụng đúng mức các công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường về bảo vệ môi trường

Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững. Ý nghĩa và vai trò của công tác quản lý, bảo vệ môi trường ngày càng tăng lên cùng với đà tăng của các hoạt động kinh tế. Tác dụng và hiệu quả của công tác quản lý, bảo vệ môi trường phụ thuộc chủ yếu vào hành vi của các chủ thể hoạt động kinh tế. Để điều chỉnh hành vi này trong quản lý, người ta thường sử dụng phối hợp các công cụ quản lý môi trường. Tựu chung lại có 4 công cụ chính: công cụ pháp luật; công cụ kinh tế; công cụ giáo dục và truyền thông; công cụ kỹ thuật.

- Đối với công cụ pháp luật: tiếp tục hoàn thiện nội dung quy chế quản

lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho công tác ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường làng nghề [81]. Từ khi Luật bảo vệ môi trường 2005 có hiệu lực thì Bắc Ninh đã triển khai hướng dẫn chi tiết nhiều văn bản về quy định quản lý bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh. [Trang 84] Theo đó các văn bản này đã thâm nhập và phát huy có hiệu quả giải quyết

tốt một số công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; quan điểm phương hướng trong thời gian tới tiếp tục thực hiện là:

- Chỉ đạo các sở, ban, ngành tham gia góp ý kiến về các vấn đề phát triển sản xuất đi kèm với bảo vệ môi trường, trong đó sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì xây dựng, ban hành quy chế cụ thể quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Quy chế cần có sự quy định cụ thể, chi tiết cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể, có quy định khen thưởng xứng đáng cho các tổ chức cá nhân làm tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Tham gia thu thập dữ liệu và đề xuất quy chế quản lý riêng phù với điều kiện cụ thể của tỉnh.

- Lồng ghép quản lý bảo vệ môi trường làng nghề vào trong chủ trương, chính sách, kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Công cụ giáo dục và truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường:

- Công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất và công đồng cần tập trung vào một số nội dung sau:

+ Thực hiện nghiêm túc Luật BVMT, các chính sách, văn bản liên quan tới BVMT làng nghề và các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam áp dụng cho môi trường làng nghề;

+ Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Trước hết là nâng cao hiểu biết về chính sách pháp luật có hiệu quả.

+ Tạo điều kiện thuận lợi để công chúng có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin về môi trường, các vấn đề về thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường, các quy hoạch và dự án đầu tư có liên quan để nâng cao năng lực của công chúng trong việc tham gia đóng góp ý kiến một cách thiết thực với các cơ quan có thẩm quyền.

+ Tổ chức các cuộc thi viết về lĩnh vực môi trường được thường xuyên hơn để khuyến khích các nhà báo tham gia vào lĩnh vực này.

- Đối với công tác truyền thông: có thể phân biệt có hai loại truyền thông: đó là công cụ truyền thông một chiều và công cụ truyền thông hai chiều hay đa chiều. Giáo dục tuyên truyền về môi trường là các hình thức của công cụ truyền thông một chiều. Thoả hiệp tự nguyện ký kết giữa đối tượng gây ô nhiễm và cơ quan chuyên trách môi trường là một trong những hình thức của công cụ truyền thông hai chiều. Đối tượng của công cụ truyền thông là người gây ô nhiễm và người tiêu dùng. Cơ quan chuyên trách môi trường tổ chức thông tin tuyên truyền cho người tiêu dùng về ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường.

Hình thức đặc biệt của công cụ truyền thông hai chiều hay đa chiều là thảo hiệp tự nguyện. Cơ quan chuyên trách môi trường và đối tượng gây ô nhiễm thỏa thuận ký kết một văn bản trong đó ghi mục tiêu cần đạt được và ấn định thời gian đạt mục tiêu đề ra. Ngoài ra, một yếu tố khác không kém phần quan trọng là việc cơ quan môi trường và đối tượng gây ô nhiễm cùng đồng ý ngồi vào bàn để thảo luận các mục tiêu môi trường.

Công cụ kinh tế: Theo kinh nghiệm của các tỉnh, việc sử dụng các công

cụ kinh tế góp phần quan trọng trong việc hạn chế ô nhiễm. Điều này cho thấy, các công cụ kinh tế là biện pháp quan trọng và hiệu quả của Nhà nước nhằm kiểm soát hành vi gây ô nhiễm môi trường; trong những năm tới cần đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn một số công cụ mới như thu thuế, phí, nhãn sinh thái, ký quỹ môi trường… để phục vụ cho ban hành luật thuế môi trường đang được Bộ, ngành chủ quản rà soát, xây dựng. Nếu sử dụng công cụ này tạo ý thức BVMT cho các đối tượng xem thường pháp luật môi trường, thì phải trả tiền cho hành vi vi phạm của mình.

Xây dựng các công cụ kinh tế để triển khai trên toàn tỉnh trong đó có khu vực sản xuất tại các làng nghề là biện pháp ngăn chặn sự thâm nhập công

nghệ lạc hậu, cũ kỹ từ bên ngoài vào. Do đó, nên mở rộng đối tượng chịu thuế gồm tất cả các đối tượng tham gia vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ bẩn có nguy cơ ô nhiễm môi trường sẽ phải chịu thuế. Thuế có thể đánh theo tỷ lệ % trên doanh thu, chi phí.

- Cần tiến hành chế độ miễn giảm phí môi trường cũng như tạo cho thị trường cho các sản phẩm tiêu thụ, khuyến khích sản xuất sạch hơn.

- Công tác thu phí nước thải, rác thải đạt hiệu quả thấp từ năm 2005 đến hết quý II năm 2008 (594.989.760 đồng) bằng 30%.

- Công tác huy động nguồn tài chính cho bảo vệ môi trường rất đa dạng với nhiều hình thức như: Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp cận được với tổ chức phi Chính phủ của Cộng hòa Séc, Canada, Hàn Quốc, Đức về nghiên cứu các mô hình quản lý môi trường cộng đồng tại các làng nghề. Huy động từ Quỹ BVMT quốc gia, khuyến khích các tổ chức tài chính ngân hàng, bảo hiểm cung cấp vốn cho các tổ chức kinh doanh môi trường làng nghề ….Hàng năm, tỉnh đã đầu tư không dưới 1% ngân sách cho công tác quản lý bảo vệ môi trường.

Công cụ kỹ thuật: Đối với Bắc Ninh việc sử dụng các công cụ kỹ thuật

tương đối đa dạng, điều này được đánh giá ở phần thực trạng ( 84-86) mặc dù vậy còn nhiều hạn chế nhất định. Quan điểm, phương hướng trong thời gian tới cần hỗ trợ hoàn thiện hơn nữa cụ thể là:

- Tổ chức triển khai sản xuất theo phương pháp sản xuất sạch hơn. Phương pháp này đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, ngay cả khu vực sản xuất nhỏ, công nghệ thô sơ như làng nghề đóng vai trò quan trọng trong các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, đẩy mạnh phát triển bền vững. Đối với làng nghề đặc trưng quy mô sản xuất nhỏ, nguồn vốn thu hẹp, năng xuất thấp, mức phát thải cao thì áp dụng biện pháp này là phù hợp. Vì vậy, sở Tài nguyên và Môi trường, sở Khoa học và Công nghệ cần đưa ra phương pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện.

- Đối với các khu cụm công nghiệp, làng nghề sản xuất giấy xây dựng khu xử lý nước thải tập trung;

- Đối với các làng nghề sản xuất kim khí khuyến khích và hướng dẫn chủ sản xuất sử dụng than đá có hàm lượng lưu huỳnh thấp, ít độc hại; điều chỉnh, lắp đặt hệ thống thu hút khí bụi từ lò đốt theo hướng thu triệt để; thay thiết bị cũ bằng thiết bị mới, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng các mô hình xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, trọng tâm ngăn chặn và xử lý các khu vực, cơ sở sản xuất có gây ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)