Tỉnh Hà Tây (trước khi sát nhập về Hà Nội)

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 32 - 34)

Ƣu điểm: Hà Tây đã quan tâm đến việc quản lý bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững. Điều này được xác định ngay trong chủ trương

của tỉnh ủy đó là phát triển sản xuất phải đảm bảo cân đối với duy trì môi trường trong lành, nếu không sẽ gây ra sự mất cân bằng giữa môi trường với tăng trưởng kinh tế, xã hội. Vì vậy, vấn đề là làm hài hòa giữa sản xuất và đầu tư, trong đó đổi mới công nghệ, thiết bị được coi là đầu tư theo chiều sâu nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề - tiểu thủ công nghiệp (CN -TTCN) vừa hạn chế gây ô nhiễm vừa nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Việc xử lý ô nhiễm đã và đang được tiến hành ở những dự án có tính khả thi về xử lý các chất thải, các khí thải có hại, phòng chống cháy nổ. Từng bước thực hiện đưa các cơ sở sản xuất hiện ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng vào các cụm điểm sản xuất (CN - TTCN) theo quy hoạch của làng nghề có điều kiện xử lý chất thải tập trung, đồng bộ.

Công cụ quản lý môi trường đang phát huy vai trò của mình trong quản lý Nhà nước, từng bước hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Các hộ gia đình từng bước thực thi các chính sách của Nhà nước về BVMT thông qua các công cụ pháp luật, chính sách kinh tế, kỹ thuật …

Mỗi làng nghề được phân loại theo nhóm ngành sản xuất mang những đặc điểm riêng. Qua đó nhà quản lý dễ dàng tổng hợp và phân tích mức độ ô nhiễm môi trường theo nhóm ngành. Ở những nhóm ngành cụ thể, gây ô nhiễm chủ yếu vào môi trường nước, không khí, đất hoặc tạo ra khối lượng chất thải rắn lớn. Phân loại theo nhóm ngành là cách theo dõi tình hình ô nhiễm môi trường thuận lợi và có một bức tranh tổng quát giúp các nhà quản lý sử dụng các công cụ quản lý bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế và đưa ra quyết định chính sách nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường có hiệu quả hơn.

Hạn chế: Đội ngũ cán bộ quản lý về lĩnh vực môi trường còn yếu về cả lượng và chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý môi trường còn thiếu thốn, nguồn vốn ngân sách đầu tư cho hoạt động quản lý hạn hẹp.

Công tác tổ chức tuyên truyền phổ biến và giáo dục chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường tại các làng nghề còn hạn chế, chưa đi sâu vào tuyên truyền cho người dân hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với bảo vệ môi trường.

Công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành không được tổ chức thường xuyền.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 32 - 34)