Năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ nhân viên và bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 79 - 82)

thị trấn và xã gồm: Có 8 phòng và 125 xã, phường, thị trấn.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn cấp huyện, thành phố, thị xã, thị trấn, phường và xã được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 1/2003/TTLT - BTNMT - BNV ký ngày 15/7/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ.

Từ cơ cấu tổ chức quản lý trên cho thấy: Các điều kiện thuận lợi như diện tích tỉnh nhỏ, dân số ít,… mang lại cho Bắc Ninh rất nhiều lợi thế để có được cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ triển khai thực hiện việc kiểm soát các hoạt động môi trường. Số dân có mức thu nhập cao hơn bình quân của cả nước là 1.5 lần (số liệu ĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII năm 2010) tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, tuyên truyền về nhận thức môi trường, đồng thời dân chúng có khả năng trả và sẵn lòng chi trả các chi phí môi trường cao.

Bên cạnh những thuận lợi việc quản lý BVMT gặp không ít khó khăn: nhân lực mỏng, số lao động được biên chế thấp so với nhân lực hiện có chỉ bằng 25,3%, (tỷ lệ so sánh giữa lao động được biên chế và số lao động hợp đồng) điều này ta có thể thấy được hiệu quả công việc sẽ không được cao.

Thực tế nhiều làng nghề hiện tại chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý BVMT, nếu có thì số lao động này chưa được đạo tạo, năng lực yếu.

2.3.2. Năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ nhân viên và bộ máy quản lý quản lý

Thực tế hiện nay, năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của đội ngũ cán bộ nhân viên còn nhiều hạn chế về phương pháp, cách thức thực hiện quản lý dẫn tới việc ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt ở các khu vực làng nghề như làng nghề sản xuất giấy Đống Cao xã Phong Khê, đúc Nhôm, Chì ở Văn Môn, sản xuất rượu ở Đại Lâm, huyện Yên Phong, sản xuất thép ở Đa Hội thị xã Từ Sơn… các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ.

Ô nhiễm môi trường bởi nước thải, khí thải chất thải rắn, chất nguy hại… ngày càng tăng. Năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường không đáp ứng kịp với việc phát triển kinh tế như phát triển công nghiệp, dich vụ, đô thị hóa…

Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý hạn chế vì họ không được đào tạo bài bản chính quy, kịp thời, thường xuyên. Hơn nữa, tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý cấp thôn, xã đối với công tác bảo vệ môi trường chưa cao.

Công tác giáo dục, tuyên truyền về môi trường, bảo vệ môi trường chưa có chiều sâu, không lôi cuốn được đông đảo nhân dân tham gia. Hình thức tuyên truyền chưa phong phú, khen thưởng chưa kịp thời và tương xứng, xử phạt chưa nghiêm minh nên tính răn đe chưa cao.

Thực trạng giải quyết các vấn đề về môi trường của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và của Bắc Ninh nói riêng đặc biệt là các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh còn ở trình độ thấp. Khảo sát về hiện trạng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề cho thấy hầu hết ở các doanh nghiệp, nhà máy và cơ sở sản xuất được khảo sát chưa có cán bộ được đào tạo chính quy về lĩnh vực môi trường, cũng không có bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường.

Cán bộ được giao thực hiện công tác về môi trường không có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này hoặc chỉ mới tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn về môi trường. Người chuyên trách về quản lý bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp lại kiêm nhiệm nhiều công tác chuyên môn khác như các vấn đề về kỹ thuật, an toàn lao động, nhân sự… tỷ lệ thời gian dành cho công tác môi trường chỉ khoảng 40% - 50%. Thực tế này cho thấy công tác quản lý, kiểm soát môi trường ở trong doanh nghiệp chỉ ở mức đáp ứng được nhu cầu kiểm soát ô nhiễm do các cơ quan quản lý môi trường Nhà nước và địa phương yêu cầu, bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Với tất cả những tồn tại, thách thức như trên, nhu cầu nghiên cứu đề xuất và hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà

nước về bảo vệ môi trường đã và đang trở thành một yêu cầu tất yếu trong xu thế phát triển.

Nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường chưa biến nhận thức thành hành động cụ thể, chưa bảo đảm sự hài hoà giữa phát kinh tế với bảo vệ môi trường của Nhà nước, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư còn hạn chế. Trước thực tế này, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng trương trình hành động thực hiện chỉ thị số 29 ngày 21tháng 1năm 2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước nhằm ngăn ngừa và hạn chế và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, ứng cứu kịp thời các sự cố môi trường và từng bước nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, các cấp các ngành nâng cao vai trò trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Xác định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường giữa các cấp các ngành. Thực hiện giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên khu. Chú trong xây dựng năng lực ứng phó sự cố môi trường. Quản lý môi trường tại các khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề theo Quy chế bảo vệ môi trường làng nghề. Triển khai các trương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát môi trường trong việc thanh tra, kiểm tra phát hiện những vi phạm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Thông qua hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kiên quyết loại trừ các dự án đầu tư vào địa phương áp dụng công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ môi trường và tham gia các tổ chức

dịch vụ thu gom, vận chuyển tái chế, xử lý chất thải. Phát động phong trào toàn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)