Việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước về công tác quản lý bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 82 - 92)

thường xuyên từ ngân sách cho sự nghiệp môi trường, bảo đảm không dưới 1% tổng chi ngân sách. Huy động nguồn tài chính từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ việc khắc phục ô nhiễm cải thiện môi trường và triển khải quản lý bảo vệ môi trường địa phương. Có chính sách hỗ trợ hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh.

2.3.3. Việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước về công tác quản lý bảo vệ môi trường môi trường

2.3.3.1. Kết quả đạt được

- Về công tác thực hiện và hướng dẫn thực hiện một số văn bản đối với cấp dưới: xuất phát từ thực tiễn về tính chất công việc và đối tượng làm công tác quản lý bảo vệ môi trường ở các cấp cơ sở như cấp huyện, thị, xã, phường, thị trấn việc thực hiện và hướng dẫn thực các loại văn bản quy phạm pháp luật (như là mẫu báo cáo thống kê, cụ thể hóa hơn nữa những thông tư hướng dẫn, cụ thể hóa Nghị quyết...) là rất cần thiết. Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện và hướng dẫn thực hiện được nhiều văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý môi trường.

Thực hiện Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ chính trị, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tham mưu cho Ban thường vụ tỉnh uỷ xây dựng Chương trình số 80- CTr/TU ngày 27/5/2005 của tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính trị.

Sau khi Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được thông qua và có hiệu lực, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và trình uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 48/2008/QĐ- UBND ngày 9/4/2008 về ban hành Quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ, khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Bắc Ninh. Hiện nay Sở Tài nguyên và Môi

trường đang xây dựng Quy chế phối hợp với cảnh sát môi trường- công an tỉnh về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Về xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường:

- Sau khi thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường, bên cạnh việc tăng cường và hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường thuộc sở, hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường đã được hình thành đến cấp huyện, một số huyện đã bố trí cán bộ giúp UBND cấp xã quản lý môi trường.

Về thực hiện xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường: - Bên cạnh việc thực hiện các chủ trương, chính sách, việc tổ chức triển khai thực thi các văn bản này đã được các cấp, các ngành chú trọng. Một số đề án, dự án, mô hình nhằm ngăn ngừa, ứng phó và khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã được triển khai thực hiện.

- Công tác quan trắc và giám sát môi trường đã đặt trọng tâm vào các khu công nghiệp như khu công nghiệp Quế Võ I.II, Yên Phong, Từ Sơn… các lưu vực sông bị ô nhiễm nặng như sông Ngũ Huyện Khê và các làng nghề. Qua đó, cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác giáo dục truyền thông, xây dựng các chương trình, dự án khắc phục ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước thuộc khu vực sông Ngũ Huyện Khê. Công tác hướng dẫn lập báo cáo đánh giá ĐTM đối với các dự án đầu tư đã cơ bản được hoàn thành việc lập và tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường từ năm 2006 đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội đồng thẩm định và phê duyệt 235 báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đảm bảo chất lượng và đáp ứng tiến độ thời gian của các dự án đầu tư.

- Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường cũng được đẩy mạnh, đã tổ chức cuộc thanh tra toàn diện rộng( thanh tra liên ngành) về bảo vệ môi trường mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc bảo đảm thực thi pháp luật về môi trường xã hội, đặc biệt là trong các doanh nghiệp.

- Việc tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thiết lập và duy trì mạng quan trắc nhằm tăng cường khả năng dự báo, cảnh báo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, nhân rộng các mô hình sản xuất sạch hơn. Phát triển và triển khai khoa học công nghệ môi trường đã được tiến hành trong nhiều lĩnh vực như nông nghiêp, công nghiêp, ytế, phát triển đô thị xử lý nước thải.

- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhân thức và ý thức về bảo vệ môi trường được đặc biệt coi trọng.

- Hoạt động hợp tác quốc tế về môi trường đã không ngừng được củng cố và phát triển. Trong giai đoạn 2001 - 2006 dự án môi trường Việt Nam - Canada giai đoạn II về tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường đã được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục triển khai giai đoạn III của dự án 2008- 2013.

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã tiếp cận với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của các nước Cộng Hoà Séc, Canada, Hàn Quốc, Đức… về nghiên cứu mô hình quản lý môi trường cộng đồng tại các làng nghề.

2.3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những việc đã làm được, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn nhiều yếu kém và đang tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết một cách tích cực trong thời gian tới.

- Tình trạng suy thoái môi trường đang có chiều hướng gia tăng, một số nơi tình trạng ô nhiễm môi trường đất, mặt nước, nước ngầm, không khí đã ở mức báo động. Đặc biệt là ở các làng nghề và cụm công nghiệp làng nghề.

- Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường có chuyển biến, song nhìn chung còn rất hạn chế. Công tác truyền thông môi trường của các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn thể đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao.

Nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông chưa phong phú. Các hoạt động truyền thông mới chỉ dừng lại ở các đợt kỷ niệm, các chiến dịch.

- Việc sắp xếp kinh phí cho các dự án đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn thấp, kể cả khu công nghiệp chưa đầu tư theo dự án được duyệt. Hầu hết các khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp, làng nghề không được đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Một số khu, cụm công nghiệp có quy hoạch và đầu tư hạ tầng trong quá trình tổ chức thi công đã không xây dựng đồng bộ các công trình xử lý nước thải tập trung, khu vực trung chuyển chất thải rắn.

- Việc áp dụng các công nghệ xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp thực hiện không nghiêm túc. Trách nhiệm xử lý chất thải của chủ doanh nghiệp chưa cao. Một số doanh nghiệp đã đầu tư hoặc được các dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường nhưng không vận hành, có vận hành thì không thường xuyên hoặc đã bị tháo dỡ nên hiệu quả xử lý môi trường thấp.

Công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo Nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ đạt tỷ lệ thấp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các làng nghề và cụm công nghiệp làng nghề. Đặc biệt là cụm công nghiệp Châu Khê không có cơ sở nào nộp phí nước thải.

Quản lý môi trường chưa được đánh giá đúng mức, cho nên trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn: cụ thể là chậm có chiến lược dài hạn, kế hoạch giải quyết cho từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quản lý môi trường chưa trở thành một công tác có tính kế hoạch hoá, đây chính là nguyên nhân cơ bản làm cho công tác quản lý môi trường gặp nhiều khó khăn, phải thường xuyên đối phó tình huống và cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đầu tư công tác quản lý môi trường không hiệu quả.

Sự chậm trễ trong quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng khu dân cư, đặc biệt là quy hoạch xây dựng các công trình về bảo vệ môi trường.

Tình trạng phát triển tự phát của các hộ, cơ sở ngành nghề và các loại hình ngành nghề diễn ra ở hầu hết các xã nghề, làng nghề. Việc lựa chọn ngành nghề, mặt hàng sản xuất kinh doanh cũng như việc sử dụng công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu… hoàn toàn do các hộ, cơ sở ngành nghề quyết định. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng ô nhiễm môi trường, đồng thời là một trở ngại lớn cho việc quản lý, kiểm soát, giảm thiểu tác hại môi trường. Kinh tế ngày càng phát triển, ô nhiễm môi trường là điều tất yếu, trong khi bộ máy quản lý về môi trường ở cấp vĩ mô và vi mô không hề thiếu nhưng còn thiếu kiến thức khoa học - công nghệ tiên tiến, thiếu phương tiện, thiếu thiết bị máy móc hiện đại để nghiên cứu các trạm thông tin, xử lý thông tin.

Pháp luật quốc tế và quốc gia tuy nhiều, khoa học - công nghệ phát hiện xử lý ô nhiễm ngày càng hiện đại và tinh vi nhưng vẫn chưa chế ngự được tai hoạ này của thời đại, mà chỉ còn hy vọng vào con người đó chính là khâu nâng cao năng lực của các tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường đang trở thành cấp thiết.

Nguyên nhân chủ quan: Công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường chưa thường xuyên.

Sự phối kết hợp của các ngành, các cấp trong công tác quản lý môi trường chưa chặt chẽ và không thường xuyên. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về môi trường ở cấp huyện, cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa kiên quyết.

Chính quyền địa phương các cấp chưa tham gia tích cực vào công tác quản lý bảo vệ môi trường. Số lượng và trình độ cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ môi trường cấp huyện, xã chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.

Việc chỉ đạo, kiểm tra công tác thực hiện quy hoạch đầu tư hạ tầng phát triển khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề còn nhiều bất cập, nhiều công trình xây dựng nhà ở, văn phòng đại diện trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp không tuân thủ theo đúng quy định.

Các khu, cụm công nghiệp làng nghề đang hoạt động không có bộ máy quản lý chuyên trách. Ban quản lý cụm công nghiệp các địa phương hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, không kiểm soát được hoạt động phát thải của các doanh nghiệp.

Kinh phí sự nghiệp môi trường từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện các dự án không đáng kể.

Nguyên nhân khách quan: quá trình hình thành và phát triển hệ thống làng nghề tỉnh Bắc Ninh mang tính lịch sử, lâu đời.

Một số lượng lớn các làng nghề sản xuất các sản phẩm hàng hóa từ nguồn nguyên liệu tái sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng nguồn ô nhiễm tại các làng nghề.

Các cơ sở sản xuất và hộ gia đình trong các làng nghề phát triển một cách tự giác theo nhu cầu của cơ chế thị trường, không tuân theo quy hoạch, chủ yếu sử dụng diện tích đất ở của gia đình và sử dụng lực lượng lao động tại chỗ, không qua đào tạo, chủ yếu thông qua phương thức truyền nghề nên không nắm được kỹ thuật và công nghệ.

Việc thực hiện và hướng dẫn cấp dưới thực hiện các văn bản bảo vệ môi trường ban hành còn chậm, chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thị trường.

2.3.3.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh

+ Sự bất cập giữa tốc độ phát triển kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho bảo vệ môi trường: Một thực tế dễ nhận thấy là sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong thời gian qua đã có những tác động tiêu cực tới môi

trường sống, một số nơi tình trạng ô nhiễm môi trường đất, mặt nước, nước ngầm, không khí đã ở mức báo động. Đặc biệt là các làng nghề và các cụm công nghiệp làng nghề.

Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là chưa phù hợp với thực tế. Hệ thống chính sách pháp luật để quản lý môi trường vẫn chủ yếu thiên về mệnh lệnh, kiểm soát, theo cách tiếp cận này là áp đặt các biện pháp hành chính và pháp lý theo các tiêu chuẩn môi trường và buộc mọi người phải tuân thủ. Tất nhiên sự áp đặt này là cần thiết vì lợi ích lâu dài của toàn xã hội trong quá trình chuyển đổi nhưng khi nền kinh tế vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có một chính sách và cơ chế quản lý môi trường phù hợp với thị trường, trong đó sử dụng các công cụ kinh tế và tuân theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” đương nhiên khi áp dụng, các công cụ kinh tế vừa thể hiện cưỡng chế để chuyển hóa hành vi vừa khuyến khích đầu tư cho môi trường. Trên quan điểm phát triển bền vững thì phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường có quan hệ chặt chẽ và không thể tách rời nhau. Phát triển bền vững chỉ có thể đạt được khi cả ba mặt cấu thành của nó đều tồn tại, đó là môi trường trong lành, kinh tế ổn định và xã hội văn minh. Ba vấn đề này luôn luôn được nghiên cứu trong không gian và thời gian. Để phát triển bền vững đòi hỏi phải có cơ chế quản lý nhà nước đồng bộ và linh hoạt trên cả ba bộ phận cấu thành là kinh tế, xã hội và môi trường. Theo lý thuyết hệ thống và điều khiển hệ thống thì quản lý là sự tác động có định hướng đối với một hệ thống nhằm hướng nó hoạt động theo quy luật. Quản lý không làm thay đổi bản chất của hệ thống mà là nghệ thuật điều chỉnh hoạt động của hệ thống nhằm đạt mục tiêu xác định, đương nhiên nó phải là hệ thống hoàn chỉnh. Quản lý nhà nước là quản lý toàn diện đối với mọi mặt sinh hoạt xã hội, vì thế quy luật môi trường chỉ là một bộ phận cấu thành của hệ thống quản lý nhà nước giống như quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý an ninh quốc phòng... Tuy nhiên, quản lý môi trường có tác động

điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên kỹ năng truy cập thông tin và giải pháp lượng hóa kịp thời nhất là các chính sách, thể chế và kiểm soát.

Việc tăng dân số nhanh trong những năm gần đây làm cho diện tích đất ở và đất canh tác có xu hướng giảm dần, là áp lực cho việc giải quyết các vấn đề chung như nhu cầu về lương thực, tư liệu tiêu dùng đặc biệt là vấn đề về nước sạch, xử lý và thu gom rác thải sinh hoạt…

Quá trình đô thị hoá nhanh chóng đã biến Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn, và một số huyện như Quế Võ, Yên Phong… hiện nay thành một công trường xây dựng khổng lồ. Mặt khác, do công tác quy hoach tổng thể chưa tốt, việc chấp hành luật pháp không nghiêm minh, xây dựng trái phép, lấn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 82 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)