2.2.6.1. Công cụ kinh tế
Sử dụng các công cụ kinh tế trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết, trước hết là việc thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước, sau đó thực hiện những quy định của địa phương;
Đối với việc thực hiện các văn bản của Nhà nước: Thuế tài nguyên, Phí môi trường, phí nước thải và phí khí thải; quỹ bảo vệ môi trường. Thực hiện theo Nghị định số 67/2003/NQ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; kết quả thu phí từ năm 2005 đến hết quý IV năm 2008 là 594.989.760 đồng chiếm 30% số phí thu.
- Thực hiện theo Nghị định 81/CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; đã yêu cầu đình chỉ sản xuất đối với 10 cơ sở. Số tiền phạt vi phạm hành chính để bảo vệ môi trường bình quân hàng năm khoảng 120 - 150 triệu đồng.
- Ngày 29 tháng 8 năm 1997 tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 15/NQ - HĐND về việc thu phí rác thải, tóm tắt nội dung quy định như sau: đối tượng áp dụng là các tổ chức, hộ gia đình có rác thải cần phải thu gom, vận chuyển xử lý. Đối với gia đình mặt phố có sản xuất kinh doanh,dịch vụ thu 5.000đ/tháng, đối với các hộ không sản xuất kinh doanh, dịch vụ thu 4.000đ/tháng; hộ gia đình trong ngõ, xóm đối với các hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ thu 3.000đ/tháng, không sản xuất, kinh doanh thu 2.000đ/tháng; các hộ kinh doanh, dịch vụ có rác thải từ 3m³/tháng thu 15.000đ/m³; các cơ quan hành chính sự nghiệp (trừ bệnh viện) thu 10.000đ/tháng, nếu có rác thải từ 3m³/tháng thu 15.000đ/m³; các bệnh viện thu 20.000đ/m³; các chất thải rắn thu 40.000đ/m³;
Trong những năm qua, Bắc Ninh tuy đã sử dụng các công cụ kinh tế cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nhưng kết quả còn nhiều hạn chế do cơ chế, chính sách. Sở Tài nguyên và Môi trường đã trực tiếp hướng dẫn kê khai cho 500 cơ sở sản xuất, trong đó có các cơ sở sản xuất làng nghề có nguồn nước thải trên địa bàn, tổng số phí thu được quá ít ỏi, không đáng kể.
Việc thu phí đối với các chất thải rắn chưa được triển khai rộng. Tại các làng nghề, cụm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung công cụ kinh tế áp
dụng mới chỉ dừng lại ở phí thu dọn vệ sinh, công cụ này chỉ mang tính chất đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, chưa có tính ngăn ngừa, răn đe việc gây ô nhiễm của các hộ sản xuất và người dân. Các công cụ kinh tế khác như ký quỹ môi trường, đặt cọc - hoàn trả, thuế môi trường, quỹ môi trường còn chưa được áp dụng tại đây. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho việc quản lý nhà nước đối với vấn đề bảo vệ môi trường chưa đạt hiệu quả cao.
Hàng năm, tỉnh Bắc Ninh bảo đảm đầu tư 1% ngân sách cho công tác quản lý bảo vệ môi trường, ngoài ra tỉnh đã tiếp cận được một số quỹ của các tổ chức phi Chính phủ như Canada, Hàn Quốc và nhiều nguồn khác từ các tổ chức doanh nghiệp, ngân hàng…
2.2.6.2. Công cụ pháp luật:
Sau khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1/7/2006, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2005 kịp thời.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã cung cấp 530 bộ tài liệu về Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, các nghị định hướng dẫn thi hành tới thường trực tỉnh uỷ, Thường trực HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành của tỉnh, thường trực Huyện uỷ, Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố, Phòng Tài nguyên môi trường, chủ tịch UBND và cán bộ phụ trách môi trường của 125 xã, phường, thị trấn.
Đối với các tổ chức chính trị xã hội đã tham gia ký kết Chương trình phối hợp hành động thực hiện Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị gồm Hội Nông dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cung cấp 55 bộ tài liệu và phối hợp tổ chức tập huấn triển khai Luật theo chức năng của từng tổ chức đoàn thể.
Triển khai phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản pháp luật về môi trường đến lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể thuộc 8 huyện, thành
phố; lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND, cán bộ, viên chức các xã, phường, thị trấn; Bí thư chi bộ, trưởng các thôn, xóm, khu phố và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Các cơ quan thông tin đại chúng: báo, đài, truyền hình Bắc Ninh xây dựng các phóng sự tuyên truyền về Luật Bảo vệ Môi trường 2005.
Về việc triển khai, hướng dẫn cụ thể hóa các loại văn bản:
- Việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương đã phát huy tác dụng đối với công tác quản lý môi trường. Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu với UBND tỉnh và trực tiếp ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về công tác bảo vệ môi trường.
- Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xây dựng Chương trình số 80-CTr/TU ngày 27/5/2005 của tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính trị; Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 73/2007/QĐ-UBND ngày 31/10/2007 về việc phê duyệt chiến lược phát triển bền vững tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010 định hướng 2020… và nhiều thông tư, quyết định quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được thông qua và có hiệu lực, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 48/2008/QĐ- UBND ngày 09/4/2008 về ban hành quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Theo các quy định này, việc sản xuất phải thực hiện tốt quy chế quản lý các chất thải (nhất là các chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường) trong quá trình sản xuất và khuyến cáo không được dùng các hoá chất, nguyên liệu có ảnh hưởng tới môi trường. Tuy nhiên, do lợi ích kinh tế và ý thức trách nhiệm chưa cao trong cộng đồng dân cư nên hiệu quả thực thi của văn bản này còn rất hạn chế. Những văn bản trên tạo cơ sở pháp lý để các tổ chức, các
cơ quan, đơn vị và mỗi cá nhân chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ môi trường; các cơ quan lãnh đạo, quản lý hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
Như vậy, quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, cụm công nghiệp và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc ninh đã có hiệu lực.
Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Quy chế phối hợp với Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
2.2.6.3. Công cụ giáo dục tuyên truyền
Công tác giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường đã đạt được các kết quả và phát huy được hiệu quả trong quá trình triển khai trên địa bàn tỉnh:
- Trước hết là việc thực hiện Nghị quyết số 41 - NQ/TW của Bộ chính trị, Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tổ chức chính trị, xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức ký kết “Chương trình phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững” với các tổ chức đoàn thể của tỉnh như: Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, Liên đoàn lao động, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh…
Hơn nữa Bắc Ninh cũng đặt công cụ giáo dục và nâng cao nhận thức đối với việc giải quyết ô nhiễm là chủ trương trọng tâm, trọng điểm trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Bắc Ninh. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham gia xây dựng đề án, chương trình, nhiệm vụ triển khai các mô hình, tuyên truyền chính sách, nêu gương điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình đối với vấn đề ô nhiễm để các đối tượng gây ô nhiễm thay đổi hành vi qua đó môi trường được giữ gìn và cải thiện. Những công cụ truyền thông nói trên thường được áp dụng đã thu được những kết quả đáng kể mặc dù không trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm soát và hạn chế ô nhiễm môi trường nhưng nó gián tiếp giảm
lượng ô nhiễm một cách tích cực. Có thể nói rằng, công cụ này là một trong những công cụ được dùng nhiều nhất khi mà công nghệ truyền thông ngày càng phát triển; đối tượng tiếp nhận thông tin đa dạng ở diện rộng, với mọi trình độ nên mức độ tiếp cận thông tin dễ dàng.
Bên cạnh đó, hàng năm tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã xây dựng dựng chương trình hành động bảo vệ môi trường tại các địa phương nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho tổ chức, cá nhân. Từ năm 2005 đến nay, Sở Tài Nguyên và Môi trường đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể triển khai 42 khóa tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, các kiến thức về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với thời gian từ 1 đến 3 ngày, tổng số cán bộ được đào tạo là trên 2500 người. Ngoài ra, các hoạt động khác cũng có tác dụng gián tiếp đối với ý thức bảo vệ môi trường như : hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố tổ chức lễ mít tinh, ra quân hưởng ứng các ngày kỷ niệm về môi trường như: Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường 29/4, ngày Môi trường Thế giới 6/5, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn tháng 9, với hàng nghìn người tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Thông qua các hoạt động đó các hộ sản xuất tại các làng nghề nhận thức rõ ràng hơn về ý thức và trách nhiệm đối với bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất. Kết quả công tác giáo dục tuyên truyền những năm qua đã góp phần nâng cao đáng kể về nhận thức và ý thức tự giác đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác giáo dục tuyên truyền về môi trường ở tỉnh Bắc Ninh mới chỉ dừng lại ở những ngày kỷ niệm liên quan về môi trường chứ chưa được diễn ra thường xuyên, các hình thức tuyên truyền thiếu tính sáng tạo về hình thức, chưa phong phú về nội dung, sự kết
hợp chặt chẽ với các đoàn thể khác chưa rộng... Ngoài ra, công tác tuyên truyền còn hạn chế về không gian, chưa có quy mô lớn.
Công cụ giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng trên địa bàn tỉnh vẫn chưa phát huy đầy đủ. Sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình đóng góp ý kiến ra quyết định, hoạch định chính sách và hoạt động quản lý bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, mà chủ yếu họ thể hiện sự phản kháng khi bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường hoặc khi các công trình vệ sinh công cộng như bãi chôn lấp dự kiến sẽ xây dựng ở gần chỗ họ ở. Do đó, chưa phát huy được sức mạnh nhân dân trong việc đấu tranh yêu cầu các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân là do người dân trong cộng đồng chưa thực sự nắm được luật và chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường, mặt khác do phong tục tập quán, tình làng nghĩa xóm đã không có được giải pháp kiên quyết.
Để khắc phục phần nào những hạn chế trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Báo, Đài phát thanh và truyền hình Bắc Ninh xây dựng các chuyên đề về môi trường để tuyên truyền phổ biên rộng rãi tới nhân dân.
2.2.6.4. Công cụ kỹ thuật
Công cụ kỹ thuật quản lý môi trường có thể bao gồm các đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, các hệ thống quan trắc môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải, sản xuất sạch hơn. Các công tác kỹ thuật được coi là những công cụ hành động quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cụ thể là:
Đối với việc xử lý chất thải:
- Chất thải Y tế: Chất thải nguy hại được các bệnh viện thu gom và xử lý bằng công nghệ đốt. Tuy nhiên, hệ thống xử lý khí thải của một số lò đốt chất thải y tế đã bị hỏng hoặc không vận hành nên đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng tới bệnh nhân và cộng đồng dân cư xung quanh khi đốt chất thải.
Chất thải y tế của các phòng khám tư nhân, cơ sở hành nghề y không được thu gom, xử lý riêng mà đốt chung với chất thải sinh hoạt.
- Đối với chất thải sinh hoạt: các loại chất thải rắn phần lớn đổ xuống ao, hồ, kênh, mương... tất cả các bãi rác ở vùng nông thôn không được xử lý nước rác, không phun phế phẩm EM mà chỉ được đổ tập trung. Chính vì vậy, nơi đây là nơi tập trung ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất của khu vực xung quanh và là nơi tiềm ẩn, phát sinh các dịch bệnh.
- Đối với chất thải ở các khu công nghiệp tập trung: hiện tại có 2 khu công nghiệp đã xây dựng khu xử lý nước thải tập trung, còn lại các khu công nghiệp khác chưa có hệ thống xử lý nước thải.
- Đối với các làng nghề: các khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề cũng không được triển khai xây dựng hệ thông xử lý nước thải tập trung. Khí thải không được xử lý làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của nhân dân.
- Đối với chất thải đô thị: Thành phố Bắc Ninh đang trong quá trình xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với công suất 20.000 m³ /ngày đêm tại địa bàn xã Kim Chân, các chất thải rắn chưa được phân loại trước khi đưa đi đến nơi xử lý. Quy trình xử lý vẫn đang áp dụng tại các bãi rác chủ yếu là chôn lấp, có xử lý phế phẩm EM, rắc vôi bột và san lấp, tất cả các bãi rác đều không có hệ thống xử lý nước thải.
- Các hệ thống quan trắc môi trường: đã quan trắc được hiện trạng môi
trường nước mặt với 40 điểm, 20 điểm quan trắc không khí, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho gần 30 dự án và 50 cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Sản xuất sạch hơn:
Hoạt động đánh giá tác động môi trường và đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường có chất lượng ngày càng cao, đây thực sự là công cụ kỹ thuật quan trọng trong hoạt động quản lý môi trường đối với các dự án đầu tư. Tuy nhiên, công tác này còn yếu đối với công tác quản lý môi trường tại các cụm
công nghiệp tập trung và làng nghề, kết quả giải quyết ô nhiễm còn kém, nhiều khu vực làng nghề, cụm công nghiệp ô nhiễm ở mức đáng báo động. Mặc dù đã có hướng dẫn nhưng khu vực quy hoạch mới về cơ sở hạ tầng của các làng nghề, cụm công nghiệp chưa triển khai được công tác đánh giá tác động môi trường. Điều này sẽ gây bất cập trong việc kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm.
Áp dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn: Sản xuất ở các khu công