Tăng cường công tác thanh tra, giám sát ở cấp địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 112 - 116)

Công chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành các hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nghiêm trọng để có biện pháp xử lý, răn đe kịp thời tránh hiện tượng tái phạm.

Ngoài ra cần tăng cường công tác giám sát chất lượng môi trường qua các đợt quan trắc thường xuyên, định kỳ, công tác này cần được phối hợp với các cơ quan chức năng của bộ, tỉnh, huyện, xã. Cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên đối với môi trường làng nghề.

Do tính chất cấp bách của công tác BVMT đồng thời để đảm bảo thực hiện BVMT ngay từ khâu lập dự án ở mỗi một lĩnh vực (sở, ban, ngành) thì cần có sự đánh giá tác động môi trường trước khi đưa vào triển khai thực hiện.

Như vâ ̣y, qua trình bày quan điểm, định hướng trong việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nhỏ để cơ quan quản lý tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh nhằm hướng tới phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường là một nội dung quan trọng trong chiến lược và kế hoạch phát triển bền vững của mỗi một địa phương. Nếu không đặt đúng vị trí của bảo vệ môi trường thì không thể đạt được mục tiêu phát triển và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Thực tế cho thấy, quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường là một nhân tố quan trọng bảo đảm cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý và luôn giữ được môi trường ở trạng thái cân bằng.

Trong những năm qua, hoạt động bảo vệ môi trường ở Bắc Ninh đã từng bước đẩy mạnh và đạt kết quả bước đầu, góp phần vào những thành tựu to lớn của thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường ở Bắc Ninh hiện chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung môi trường ở Bắc Ninh tiếp tục bị ô nhiễm suy thoái; có nhiều làng nghề, con sông còn bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việc kiện toàn cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp cơ sở là cần thiết, đặc biệt tại những địa bàn mà vấn đề môi trường đang nổi lên một số bức xúc như làng nghề sản xuất giấy Đống Cao, đúc nhôm, đồng Đại Bái...

Chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, khả năng tiếp thu và vận dụng những kiến thức về việc sử dụng các công cụ trong quản lý bảo vệ môi trường, đây là khiếm khuyết lớn cần được khắc phục. Khoa học môi trường còn mới mẻ, sự thiếu hụt của đội ngũ cán bộ này thể hiện ở cả lực lượng hiện có còn rất ít cũng như sự bổ sung trong những năm tới vì có ít khoa ở các trường đại học đào tạo.

Tư tưởng xã hội hóa bảo vệ môi trường còn hạn chế. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phải thấm nhuần tư tưởng xã hội hóa của Đảng. Đặc biệt là công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường ở cơ sở. Thực hiện xã hội hóa bảo vệ môi trường chính là dựa vào

nhân dân, phát huy sức mạnh của toàn dân để phát triển lĩnh vực này nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân được hưởng thụ một môi trường sống trong lành hơn.

Một trong những nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trên là do bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hiện nay bất cập, không phù hợp với điều kiện phát triển hiện tại cũng như phục vụ cho chiến lược đi tắt đón đầu của Đảng đề ra. Một trong những điều kiện quan trọng để việc bảo vệ môi trường có hiệu quả cần phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ thống nhất và hợp lý có hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phù hợp, hữu hiệu để phát huy hết vai trò rõ ràng, mạch lạc. Chế độ thưởng phạt hết sức nghiêm minh.

Sự phối kết hợp công tác kiểm tra giám sát môi trường liên ngành trong công tác quản lý bảo vệ môi trường còn hạn chế.

Với những điều đã trình bày, phân tích và nhận xét ở trên, tác giả xin nêu một số khuyến nghị cụ thể:

1- Công tác tuyên truyền: Đề nghị Ban tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo Đài phát thanh truyền hình tỉnh Bắc Ninh xây dựng chuyên mục bảo vệ môi trường phát định kỳ 1 lần/tuần.

2- Xây dựng quy chế làm việc với Cảnh sát môi trường nói riêng và quy chế làm việc liên ngành nói chung trong công tác quản lý BVMT.

3- Công tác quy hoạch cần đảm bảo tỷ lệ cây xanh các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị. Sớm đầu tư theo quy hoạch các hộ sinh thái trong thành phố Bắc Ninh và hệ thống thoát nước đô thị.

4- Cần có sự kiểm tra, củng cố bộ máy tổ chức ban quản lý các khu, cụm công nghiệp và sớm xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xử lý môi trường.

5- Các huyện, thị, thành phố cần phải tăng cường số lượng cán bộ làm công tác môi trường.

6- Tăng cường kinh phí đầu tư cho các dự án xử lý ô nhiễm môi trường tập trung các làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cân đối từ đầu năm kinh phí 1% cho sự nghiệp môi trường để phân bổ thực hiện có hiệu quả.

7- Cần nghiên cứu đề xuất xây dựng cơ chế và trách nhiệm rõ ràng đối với chủ tịch huyện/thị, xã/phường trong chức năng kiểm tra, giám sát, chức năng ĐTM của các dự án sẽ được sẽ được thực thi trên địa bàn. Kịp thời xử lý ngay vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

8- Nghiên cứu, thử nghiệm thiết lập nhiều hơn nữa mô hình công tác xã hội hóa công tác tổ chức bảo vệ môi trường, gắn quản lý Nhà nước với các hoạt động của các tổ chức đoàn thể để tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân để mọi người hiểu và tham gia làm tốt công tác bảo vệ môi trường.

9- Thường xuyên đào tạo mới và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý bảo vệ môi trường.

10- Nghiên cứu phân cấp mạnh hơn nữa nhiệm vụ cho cấp cơ sở huyện/thị; xã/phường. Tăng nguồn chi cho việc quản lý bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 112 - 116)