Những tồn tại trong huy động vốn đầu tƣ cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế trên địa bàn Tỉnh

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 78)

cấu hạ tầng kinh tế trên địa bàn Tỉnh

Có thể khẳng định rằng, năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XVII. Đây cũng là năm khởi đầu cho kế hoạch 5 năm (2006-2010) nằm trong lộ trình đưa Phú Thọ trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Năm 2010, GDP toàn tỉnh đạt 16.365 tỷ đồng, tăng 118 % so với năm 2009,

GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng/người (tương đương 637 USD), gấp 2,2 lần so với năm 2005; giải quyết được 65.535 người có việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10%. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 đạt 2.669 tỷ đồng, tăng 10,6 % so với năm trước nhiều khoản thu chủ yếu vượt kế hoạch năm và có tốc độ tăng cao so với những năm trước như thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu thuế ngoài nhà nước. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2010 là 9.167 tỷ đồng tăng 34 % so với năm 2009 [33, tr.42].

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 21/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt giai đoạn 2011-2015 có những thuận lợi cơ bản như: Nước ta đã hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, tình hình chính trị - xã hội ổn định là điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển; một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm được đưa vào các chương trình đầu tư của Trung ương,.... Bên cạnh những thuận lợi, việc huy động nguồn lực đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và trong nước; nhà nước giảm đầu tư công để ổn định kinh tế vĩ mô; vị trí địa kinh tế của tỉnh ít lợi thế trong cạnh tranh thu hút đầu tư.

Vốn đầu tư xây dựng KCHTKT trong thời gian qua ở Phú Thọ đạt được những bước đáng kể, đã huy động được mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư dưới nhiều hình thức đầu tư từ ngân sách Nhà nước, BOT, BT, BTO, liên doanh, liên kết đầu tư mua quyền khai thác... góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm vịêc làm tăng thu ngân sách, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn

một số hạn chế trong việc huy động vốn cho xây dựng phát triển KCHTKT trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 78)