tƣ cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế trên địa bàn Tỉnh
- Một là, cơ chế, chính sách khai thác vốn cho đầu tư phát triển KCHTKT vẫn còn nhiều bất cập, không ổn định, thiếu đồng bộ, mang nặng tính bao cấp, chưa đa dạng hoá được các nguồn vốn đầu tư, phương thức đầu tư. Vốn đầu tư phát triển KCHTKT trên địa bàn tỉnh chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn ODA, các nguồn lực khác của xã hội hầu như huy động chưa được bao nhiêu. Trong khi đó, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh lại có hạn, chỉ đáp ứng được khoảng 40% tổng mức vốn đã huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế. Vì thế, các cơ quan quản lý Nhà nước, các chủ đầu tư thường xuyên phải "đối mặt" với các quy định, chính sách của Nhà nước, nên gặp khó khăn trong việc quản lý vốn đầu tư. Cơ chế chính sách về giá, phí hưởng thụ các dịch vụ công cộng chưa hợp lý như: Giá tiêu thụ nước sạch đang áp dụng còn thấp hơn chi phí sản xuất thực tế. Trong lĩnh vực thoát nước, thu gom và xử lý rác thải cũng như hệ thống giao thông vẫn còn mang nặng tính bao cấp. Các loại phí thoát nước, phí thu gom rác thải mới chỉ bù đắp được một phần nhỏ chi phí duy trì hoạt động thường xuyên, chưa tính đến khả năng thu hồi vốn đầu tư. Do đó, nguồn vốn đầu tư và duy trì hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý rác thải vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn ODA.
Mặt khác, việc sửa đổi bổ sung chính sách chưa kịp thời, cùng với sự thay đổi nhiều chính sách của Nhà nước liên quan đến tài chính, đất đai và thu hút đầu tư. Nhà nước không kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, do đó trong quá trình thực hiện thiếu nhất quán. Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung thường không đồng bộ, thường xuyên thay đổi dẫn đến thiếu nhất quán trong thực hiện. Cùng một chính sách quy định nhưng mỗi cơ quan quản lý Nhà nước lại hiểu theo góc độ khác nhau và yêu cầu các thủ tục chủ đầu tư khác nhau, gây lúng túng cho chủ đầu tư khi thực hiện, chủ đầu tư không biết nên thực hiện theo chỉ đạo của cơ quan nào. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý đầu tư, hạn chế đến việc huy động và quản lý vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
- Hai là, việc thực hiện nhiệm vụ huy động vốn đầu tư xây dựng KCHTKT chưa đồng bộ, còn mang tính độc quyền, nên hiệu quả chưa cao. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, tình trạng bao cấp độc quyền trong đầu tư và khai thác sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khá phổ biến; sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế rất hạn chế; phương thức đầu tư của các dự án đầu tư phát triển KCHTKT còn đơn điệu; chủ yếu được thực hiện theo phương thức Nhà nước (đại diện là Ban quản lý dự án, hoặc doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước) là chủ đầu tư trực tiếp thực hiện dự án, lựa chọn các nhà thầu để tiến hành xây dựng và thanh toán vốn đầu tư theo giá trị quyết toán công trình. Cho nên chi phí đầu tư công trình thường rất cao do thực hiện cơ chế thanh toán "thực thanh thực chi" và phải chịu nhiều chi phí quản lý gián tiếp. Các hình thức đầu tư BT, BOT, BTO, là những hình thức khá phổ biến hiện nay, đó là chìa khoá trao tay mang lại hiệu quả cao thì chậm được triển khai. Có thể nói rằng, đây là hạn chế của tinh thời gian qua trong việc huy động vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, bởi vậy cần có chiến lược và giải pháp đồng bộ để việc huy động vốn trong tương lai đạt kết quả cao hơn.
Mặt khác, các biện pháp khai thác vốn qua ngân sách Nhà nước chưa được chú ý đúng mức nên không đáp ứng đủ và kịp thời cho nhu cầu đầu tư phát triển, dẫn đến tình trạng "co kéo vốn đầu tư". Việc bố trí vốn đầu tư của Nhà nước lại phân tán, dàn trải, một số dự án thẩm định chưa kỹ dẫn đến thay đổi, bổ sung gây lãng phí, bị động. Trong cơ cấu vốn đầu tư chưa dành tỷ lệ vốn thích đáng cho công tác bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, không bảo đảm phát triển bền vững, tình trạng xuống cấp của các công trình thường xuyên xảy ra. Một số dự án từ vốn ngân sách tiến độ triển khai chậm, quản lý đầu tư yếu. Chính những tồn tại đó tất yếu dẫn đến thất thoát lãng phí trong đầu tư, từ đó làm cho việc huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển KCHTKT hiệu quả đầu tư thấp.
- Ba là, nguồn vốn huy động để đầu tư thiếu, dẫn đến hệ thống KCHTKT trên địa bàn tỉnh thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay của tỉnh. Nhìn chung, kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ giữa cấp nước, thoát nước, cấp điện, giao thông, bưu chính viễn thông... nên thường xẩy ra tình trạng đào lên, lấp xuống nhiều lần để lắp đặt đường ống cấp thoát nước, đường điện, đường dây thông tin liên lạc... làm hư hỏng vỉa hè, mất vệ sinh, bụi bẩn, gây ách tắc giao thông, đồng thời gây lãng phí vốn đầu tư. Sự không đồng bộ còn thể hiện ngay trong từng ngành như trong lĩnh vực cấp nước tập trung xây dựng nhà máy mà chưa chú ý đầu tư xây dựng mạng đường ống phân phối nên công suất nhà máy thì lớn mà nước đến khách hàng thì ít, không phát huy hết công suất nhà máy, gây lãng phí, chậm thu hồi vốn.
Trong giao thông, sự không đồng bộ, mất cân đối giữa mạng lưới đường bộ và các phương tiện vận chuyển làm cho hệ thống đường luôn quá tải và bị xuống cấp nhanh. Hệ thống giao thông của tỉnh chưa đảm bảo yêu cầu của một đô thị hiện đại, đang có nhiều điểm bị tắc nghẽn, chưa đảm bảo giao thông thông suốt các mùa trong năm. Một trong những nguyên nhân là
do vốn đầu tư hàng năm cho phát triển giao thông còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu, lại không tập trung, trong lúc đó vốn cho công tác duy trì hệ thống còn thiếu. Vì vậy, đã dẫn đến tình trạng hệ thống giao thông bị quá tải và xuống cấp. Mạng lưới hệ thống điện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, kể cả về nguồn điện, lưới điện, chất lượng và giá cả. Hệ thống cấp nước còn thiếu, lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và mạng lưới thoát nước còn manh mún chưa đủ khả năng tiêu thoát nhanh khi có mưa lớn, còn nhiều điểm ngập úng cục bộ, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp vừa thiếu vừa kém.
- Bốn là, việc phân bổ nguồn vốn phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội còn mang tình dàn trải, chưa thể hiện được những lựa chọn đầu tư ưu tiên để tạo đột phát cho phát triển, nên hiệu quả đầu tư thấp.
Chính vì vậy, mà các nhà đầu tư luôn rơi vào tình trạng bế tắc khi nhu cầu đặt ra thì lớn nhưng vốn để thực hiện cho các nhu cầu đó lại hết sức khiêm tốn. Vậy, vấn đề đặt ra cho tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới là phải làm sao huy động được nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển KCHTKT một cách đồng bộ góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, phấn đấu đến năm 2020 Phú Thọ cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, trung tâm kinh tế của vùng Trung du - Bắc bộ.
Chƣơng 3