Kinh nghiệm của Tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 42)

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và là một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh là tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao hiệu quả và bền vững; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân. Phấn đấu năm 2010 là tỉnh phát triển khá trong cả nước; nhanh chóng xây dựng Bắc Ninh đạt mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 với một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng của vùng Thủ đô Hà Nội. Trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và y tế chất lượng cao của vùng, văn hoá phát triển lành mạnh, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Hình thành không gian kinh tế thống nhất giữa đô thị hạt nhân với các khu vực nông thôn bằng bộ khung kết cấu hạ tầng đồng bộ, rút ngắn thời gian đi từ điểm xa nhất đến trung tâm tỉnh lỵ xuống còn khoảng 30 phút.

Kinh tế tăng trưởng nhanh, chuyển biến tích cực về chất lượng. Bình quân 5 năm (2006 -2010) đạt 15,1%; Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, Năm 2010 GDP đạt 9.633 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người đạt 1.800 USD, vượt 38% so với kế hoạch và tăng 3,4 lần so với năm 2005, Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh, trong 5 năm ước đạt 63 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 33,4%/năm; Thu ngân sách Nhà nước tăng nhanh, chi ngân sách Nhà nước đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, giải quyết tốt tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống còn 4,2%, giải quyết việc làm bình quân hàng năm khoảng 22 - 24

nghìn lao động, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp [2, tr.57].

Cơ cấu vốn đầu tư đã có nhiều đổi mới, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước có xu hướng giảm xuống và nguồn vốn huy động khác có xu hướng tăng lên. Vốn đầu tư trong nước đã khai thác khá hơn theo hướng phát huy nội lực, bên cạnh đó, công tác thu hút vốn đầu tư bên ngoài, nhất là vốn ODA, FDI được chú trọng, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tỉnh. Các nguồn vốn đã huy động được tập trung chủ yếu cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế như: Phát triển 13 tuyến đường tỉnh lộ, xây dựng 3 cầu (cầu Chì, cầu Thi Hôm,cầu Kênh Vàng), 73 tuyến đường huyện lộ, xây dựng 8 cảng, hệ thống lưới điện trung áp và hạ áp, Hệ thống cấp nước là công trình hạ tầng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của cộng đồng dân cư.

Có được kết quả trên là do công tác chỉ đạo điều hành được quán triệt trong các chương trình, kế hoạch, hành động của các cấp, các ngành trong tỉnh như: Khai thác tốt lợi thế về vị trí địa kinh tế - chính trị, tập trung khai thác ưu thế của hệ thống kết cấu hạ tầng, tháo gỡ mọi khó khăn, rào cản tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp lớn để đẩy nhanh tốc độ về phát triển công nghiệp; phát huy mọi nguồn lực và thế mạnh của tỉnh, huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển KCHTKT với các hình thức đầu tư ODA, BOT, BT, BTO; hoàn thiện cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi thông thoáng cho đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; đa dạng hoá các hình thức huy động và tạo vốn trong tỉnh, đây là nguồn vốn có ý nghĩa quyết định về lâu dài, đảm bảo có đủ năng lực nội tại để tiếp nhận đầu tư trong và ngoài nước một cách bình đẳng; huy động tối đa nguồn lực của địa phương và thu hút vốn trong nước, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp. Thực hiện chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng với phương châm:

+ Vốn huy động từ ngân sách Nhà nước tỉnh tập trung đầu tư xây dựng các công trình KCHTKT như giao thông nông thôn, nước sạch nông thôn, mạng lưới điện nông thôn, xử lý nước thải ở các khu công nghiệp…

+ Vốn đầu tư của các doanh nghiệp hướng vào nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiện đại hoá công nghệ và đổi mới thiết bị.

+ Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng có khả năng thu hồi vốn và hỗ trợ đầu tư một số dự án quan trọng, thiết yếu của tỉnh…

+ Vốn của khu vực dân doanh được khuyến khích đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn.

+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế trên địa bàn tỉnh trong quá trình đô thị hoá hiện nay như các công trình giao thông, cấp thoát nước, điện… xác định danh mục dự án và sử dụng nguồn vốn này theo thứ tự ưu tiên để bố trí kế hoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn.

+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng có năng lực cạnh tranh cao như du lịch, dịch vụ, các khu công nghiệp…

Huy động vốn đầu tư cho KCHTKT của tỉnh Bắc Ninh là bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho một số địa phương khác trong việc huy động vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế; theo đó cần tập trung nguồn lực cho phát triển từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân, bởi đây chính là khu vực tạo ra động lực cạnh tranh, phát huy sáng tạo và đem lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)