Tốc độ phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 39 - 40)

Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế.

- Tạo điều kiện và đạt tỷ lệ tiết kiệm cao so với tổng sản phẩm trong nước và duy trì được mức cao trong thời gian dài, nhờ đó mà tăng khả năng huy động vốn thông qua ngân sách nhà nước, khả năng tiết kiệm của các doanh nghiệp và của dân cư gia tăng khả năng huy động vốn của nền kinh tế trong hoạt động đầu tư, trong đó có đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế.

- Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao một mặt làm gia tăng nội lực cho đầu tư phát triển, mặt khác làm gia tăng nhu cầu về cung cấp các sản phẩm, dịch vụ do kết cấu hạ tầng mang lại. Nghĩa là nó tạo ra điều kiện bên trong và sức hấp dẫn thu hút các nguồn lực bên ngoài đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế.

- Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao thường kéo theo một hệ thống tài chính phát triển tương ứng. Nhờ hệ thống tài chính phát triển cao sẽ tạo điều kiện thu hút được mọi nguồn tiết kiệm nhàn rỗi để phân bổ cho các hoạt động đầu tư có hiệu quả, nhờ đó chỉ cần một chính sách tài chính có tính chất khuyến khích sẽ tạo cơ hội có được các nguồn vốn đầu tư cần thiết cho kết cấu hạ tầng kinh tế.

Trong điều kiện tốc độ phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế không phải là vấn đề đơn giản trong khi nguồn vốn ngân sách có hạn và phải cân nhắc đến mục tiêu ngành, lĩnh vực khác nhau. Do đó, việc huy động vốn đầu tư từ ngân sách không phải dễ dàng. Huy động vốn từ dân cũng rất khó khăn bởi lẽ đời sống của nhân dân còn nghèo, thu nhập thấp. Đặc biệt xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ở vùng xa trung tâm, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, mật độ dân số thưa thớt, phân bố không đều, sống phân tán sẽ dẫn đến những khó khăn rất lớn trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư. Khả năng doanh

nghiệp thu hồi vốn theo nguyên tắc kinh doanh cũng rất khó bởi chi phí lớn nhưng cầu lại thấp vì số hộ tiêu thụ ít, thiếu tập trung và thu nhập thấp nên khả năng thanh toán thấp. Chính vì thế khả năng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế cho các địa phương tốc độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp là một bài toán nan giải và đa số các trường hợp phải đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn đầu tư từ nước ngoài.

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 39 - 40)