Vốn huy động của tỉnh trong giai đoạn 2006-2013 theo từng lĩnh vực

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 72 - 76)

lĩnh vực

2.2.3.1.Về hạ tầng giao thông

Trong những năm gần đây tỉnh Phú Thọ đã tổ chức huy động tối đa các nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu chính là phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng đã ưu tiên vốn cho phát triển giao thông vận tải, tập trung vốn cho giao thông đường bộ cùng với việc nâng cấp một số tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, công trình cầu cống và hệ thống giao thông nông thôn.Vì vây, đã góp phần cho việc đẩy nhanh sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cải thiện tốt đời sống nhân dân trong toàn tỉnh. Kết quả trong 5 năm 2006- 2010, toàn tỉnh đã làm mới được 303,4km đường giao thông (thực hiện gấp 10 lần so với kế hoạch ban đầu), cải tạo nâng cấp được 3.958km (vượt 7% kế hoạch), trong đó đường bê tông xi măng là 1.266,5km; đường đá răm nhựa: 687,8km; đường đá răm hỗn hợp: 307km; đường cấp phối: 1.088,4km; ngoài ra còn thực hiện xây mới 70/120 cầu, 50/70 tràn… Tổng nguồn vốn huy động đầu tư đạt 3.977 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với giai đoạn 2001-2005.

Trong 3 năm (2011-2013) đã triển khai thực hiện 48 dự án (trong đó có 38 dự án thuộc Chương trình 85/CTr-UBND); ước tổng vốn huy động 3 năm

(2011-2013) đạt 5.668,7 tỷ đồng, bằng 40,5% kế hoạch (Kế hoạch: 13.800 - 14.000 tỷ đồng), trong đó:

- Các tuyến đường Quốc lộ: Triển khai thực hiện 6 dự án, trong đó đã hoàn thành 3 dự án: Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 32A đoạn tránh qua trung tâm huyện Tân Sơn dài 4,2km, Quốc lộ 32C đoạn Cổ Tiết - Hiền Lương (đê hữu Thao) dài 64,5km, cầu Hạ Hòa và đường nối Quốc lộ 32C với Quốc lộ 70 dài 21,1km. Đang triển khai thi công các dự án: đường tránh Quốc lộ 32C đoạn Việt Trì - cầu Phong Châu dài 21,4 km (đã hoàn thành 8km); đường Hồ Chí Minh và cầu Ngọc Tháp (hoàn thành cầu Ngọc Tháp và 2 km đường dẫn), đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (đoạn qua tỉnh Phú Thọ dài 62 km); thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng cầu Đồng Quang theo hình thức hợp đồng BT.

- Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ: Đã bố trí vốn triển khai đầu tư cải tạo, nâng cấp 04 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 42,6km; xây dựng 29 tuyến đường huyện lộ, tổng chiều dài 449 km; nâng tỷ lệ đường tỉnh lộ và huyện lộ được cứng hóa và vào cấp tải trọng lên 82,2%.

2.2.3.2.Về mạng lưới điện

Tổng nguồn vốn huy động đầu tư mạng lưới điện trong 3 năm (2011- 2013) là 1.044,6 tỷ đồng, bằng 42,7% kế hoạch (Kế hoạch huy động 2.400 - 2.500 tỷ đồng).

- Đã phối hợp với các cơ quan của các bộ, ngành Trung ương hoàn thành xây dựng công trình đường dây tải điện 500KW Hiệp Hòa - Sơn La.

- Trạm trung gian 110KV: Đầu tư nâng cấp 2 trạm (trạm Đồng Xuân - Thanh Ba tăng thêm 25 MVA và trạm Phú Thọ tăng thêm 40 MVA); xây dựng mới 02 trạm (trạm Trung Hà công suất 25 MVA, trạm Phù Ninh công suất 40MVA); xây dựng 56,8 km đường điện 110Kv; đang triển khai thi công đường 110Kv Phố Vàng - Yến Mao - Sơn Tây và trạm 110Kv Ethanol.

- Lưới trung thế 35KV, 22KV: Đầu tư xây dựng 215,4 km đường trung thế: Năm 2011-2012 đầu tư xây dựng 63,1 km, trong đó dự án REE II 21,62

km, dự án IVO 39,69 km; năm 2013 đầu tư xây dựng 152,3 km thuộc dự án KFW.

- Trạm biến áp phân phối 35/0,4Kv, 22/0,4Kv: Thực hiện đầu tư và đưa vào sử dụng 285 trạm biến áp tổng công suất 63.750 KVA. Trong đó: Năm 2011-2012 đầu tư xây dựng 109 trạm biến áp tổng công suất 27.500KVA (dự án REE II 40 trạm, dự án IVO 69 trạm); năm 2013 đầu tư xây dựng 176 trạm tổng công suất 36.220KVA thuộc dự án KFW.

- Đường dây hạ thế 0,4KV: Đã xây dựng mới và cải tạo nâng cấp 1420 km đường hạ thế 0,4KV, lắp đặt trên 89,2 nghìn công tơ đảm bảo tiêu chuẩn đo lượng điện năng.

Mạng lưới truyền tải điện và trạm biến áp được đầu tư xây dựng đã góp phần cung cấp điện an toàn, giảm tổn thất điện năng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh trên địa bàn nhất là các khu, cụm công nghiệp, nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng điện lên 97,8%.[33]

2.2.3.3.Về hệ thống cấp nước

Theo số liệu của Chi cục Thủy lợi, tính đến hết quý II năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng 203 công trình cấp nước sinh hoạt (gồm 136 công trình nước tự chảy, 67 công trình cấp nước bằng bơm dẫn) hiện tại đã hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng 197 công trình (133 công trình cấp nước tự chảy, 64 công trình cấp nước bằng bơm dẫn) với tổng kinh phí đầu tư khoảng 594,2 tỷ đồng từ các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, chương trình mục tiêu quốc gia 134, 135, Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ, vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, trong đó Sở NN và PTNT làm chủ đầu tư 13 công trình, Chi cục thủy lợi 61 công trình, UBND các huyện 107 công trình… Việc đầu tư xây dựng các công trình cấp nước không chỉ đáp ứng nhu cầu bức thiết về nước sinh hoạt của người dân mà góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới. Hiện toàn tỉnh có hơn 85 ngàn hộ dân được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung góp

phần nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 85,7%; tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đạt 37,4%.

Trong 3 năm (2011-2013) tổng số vốn huy động được cho hệ thống cấp nước trên toàn tỉnh đạt 124,6 tỷ đồng đạt 48,2% so với kế hoạch vốn dự báo (kế hoạch 250-260 tỷ đồng). Trong đó, vốn NSNN 14,7 tỷ đồng; vốn chương trình mục tiêu quốc gia 34,6 tỷ đồng; vốn của công ty cổ phần nước Phú Thọ 59,5 tỷ đồng; vốn của các tổ chức phi chính phủ 15,8 tỷ đồng.[37]

2.2.3.4.Về hệ thống thoát nước và xử lý rác thải

Việc quản lý, xây dựng, vận hành hệ thống thoát nước và vệ sinh ở các thị xã, thị trấn, huyện lỵ và nông thôn được giao cho UBND thị xã, thị trấn, huyện, xã thôn. Đối với cấp thị xã, thị trấn, các trung tâm huyện đã có quy hoạch tổng thể về việc thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật được tuân theo quy hoạch chung này.

Thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Phú Thọ do Công ty môi trường và dịch vụ đô thị tỉnh quản lý. Nguồn kinh phí được lấy từ ngân sách nhà nước hàng năm cho Công ty môi trường và dịch vụ đô thị trên cơ sở kế hoạch lập hàng năm. Căn cứ vào kế hoạch và đơn giá khoán hàng quý ngân sách cấp cho thực hiện công việc trên cơ sở khối lượng nghiệm thu. Mỗi năm tỉnh mới chỉ đáp ứng khoảng 17 tỷ đồng cho công tác vệ sinh môi trường, trong khi trên thực tế con số này cần khoảng 25 - 27 tỷ đồng.

Tổng số vốn huy động cho hệ thống thoát nước và xử lý rác thải của tỉnh giai đoạn 2006-2013 là 1.436,7 tỷ đồng, chủ yếu là từ nguồn ngân sách và nguồn ODA. Trong đó, tổng số vốn huy động trong 3 năm (2011-2013) là 657,2 tỷ đồng, đạt 71,8% so với kế hoạch vốn được dự báo (kế hoạch dự báo 1.900-2000 tỷ đồng).

Chi tiết tổng số vốn huy động được của tỉnh trong 3 năm (2011-2013) được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2: Vốn đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong 3 năm 2011-2013 của giai đoạn 2011-2015(theo lĩnh vực)

Đơn vị: Tỷ đồng

Lĩnh vực Vốn huy động đƣợc Giai đoạn 2011-2013

Kế hoạch giai đoạn 2011-2015 % đạt đƣợc so với kế hoạch Số vốn còn phải huy động so với kế hoạch Hệ thống giao thông 5.668,7 14.000 40,5 8.331,3 Hệ thống điện 1.044,6 2.500 42,7 1.455,4 Hệ thống nước sạch 124,6 260 48,2 135,4

Thoát nước và xử lý rác thải 1.436,7 2.000 71,8 563,3

Tổng cộng 15.222 36.700 39.7 21.478 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Tổng hợp các sở: Sở giao thông2014; sở điện lực2014; sở Tài nguyên môi trường2014)

Qua bảng tổng hợp số liệu trên ta thấy: Tổng số vốn đầu tư huy động được trong 3 năm đầu của giai đoạn 5 năm (2011-2015) của lĩnh vực giao thông; hệ thống điện; hệ thống nước sạch là tương đối thấp; lượng vốn còn phải huy động theo đúng kế hoạch dự báo nhu cầu là rất lớn trong khi thời gian chỉ còn 2 năm cuối của giai đoạn. Đặc biệt là đối với nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực giao thông, hiện đang còn nhiều dự án trọng điểm dở dang, nhu cầu nguồn vốn còn rất lớn (mới chỉ thực hiện huy động được 40,5% kế hoạch, còn gần 8.400 tỷ đồng so với nhu cầu dự báo). Do vậy, cần có những sự đổi mới thiết thực và đa dạng hơn để tăng khả năng huy động vốn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 72 - 76)