Đối với nguồn vốn trong nước

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 78 - 81)

* Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà Nước

- Một trong những tồn tại lớn nhất của việc huy động vốn từ ngân sách nhà nước là do thu không đủ chi, nguồn đầu tư của ngân sách tỉnh chủ yếu là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, nguồn sự nghiệp và nguồn thu từ quỹ đất tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng. Tốc độ tăng thu ngân chậm do thiếu chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư nên việc đầu tư vào lĩnh vực phát triển sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước còn ít, chưa tương ứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Các hình thức huy động vốn từ nguồn vốn vay tín dụng của Nhà nước còn hạn chế, cho nên tỷ lệ vốn vay tín dụng trong tổng vốn đầu tư xây dựng KCHTKT còn thấp, lãi suất huy động không ổn định đã ảnh hưởng tới việc gửi tiền tiết kiệm của dân cư. Nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung vào vốn chương trình mục tiêu như nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn... phụ thuộc và kế hoạch vốn của Trung ương nên rất bị động trong việc bố trí sử dụng nguồn vốn đó. Các doanh nghiệp Nhà nước nguồn vốn rất hạn chế, bị ràng buộc trong khuôn cổ cơ chế chính sách của Nhà nước nên thiếu tính năng động và chủ động.

- Trong quản lý phân bổ các nguồn vốn còn thiếu cơ chế tổ chức phối hợp đồng bộ thống nhất, quá trình thực hiện việc phân cấp quản lý nguồn vốn còn chồng chéo, chưa phù hợp. Một số dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng có cùng một nguồn vốn đầu tư là ngân sách Nhà nước nhưng có nhiều cơ quan quản lý theo những "kênh dẫn nguồn" khác nhau, chưa thống nhất vào một đầu mối quản lý. Chẳng hạn như: kênh dẫn vốn từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư tập trung do cơ quan kế hoạch và đầu tư quản lý phân phối bố trí vốn. Hoặc kênh dẫn vốn tự có của ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) do cơ quan tài chính các cấp tham mưu cho UBND các cấp. Nhưng có khi

kênh dẫn vốn từ nội bộ các ngành Trung ương đầu tư các công trình trên địa bàn tỉnh do các bộ, ngành trung ương quản lý hoặc uỷ quyền. Và cũng có khi kênh dẫn vốn từ vay Kho bạc Nhà nước và quỹ hỗ trợ phát triển do Sở Tài chính tham mưu và quản lý. Hay là kênh dẫn vốn từ các doanh nghiệp Nhà nước thì do doanh nghiệp chủ động đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh.

Với cơ chế phân bổ và sử dụng nguồn vốn ngân sách như vậy không thể tránh khỏi việc phân tán, chia cắt nguồn vốn. Tình trạng trên dẫn đến hiện tượng quản lý vốn đầu tư chồng chéo nhau giữa các cơ quan quản lý và cũng chính sự chồng chéo này lại dẫn đến hiệu quả đồng vốn cho đầu tư phát triển không cao. Hơn thế, giữa các ngành khác nhau thì cơ chế quản lý khác nhau, nhất là đối với nguồn vốn theo chương trình mục tiêu và nguồn vốn trong nội ngành mà mình có được như điện lực, vệ sinh môi trường, nước sạch...

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện một số dự án chưa chấp hành tốt các nguyên tắc sử dụng vốn. Trên thực tế còn có một số ngành chưa chấp hành tốt Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 12/2/2009, Luật xây dựng và Điều lệ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, có nơi còn sử dụng sai mục đích, chưa đúng đối tượng, chưa tuân thủ theo quyết định phê duyệt dự án... Cụ thể như:

+ Do nguồn vốn kế hoạch ít so với nhu cầu, vì vậy việc ghi kế hoạch vốn cho các dự án chỉ đảm bảo khoảng 20% tổng vốn đầu tư của dự án. Nhiều dự án nhóm C theo qui định phải bố trí vốn trong 2 năm, nhưng thực tế phải bố trí vốn 4-5 năm mới đủ. Do tình trạng thiếu vốn đầu tư nên còn tùy tiện bổ sung vốn hoặc bố trí vốn cho dự án khi dự án còn thiếu thủ tục theo qui định. Đồng thời việc ghi kế hoạch vốn, việc bố trí vốn kế hoạch hàng năm ít hơn so với nhu cầu, gây tâm lý cho chủ đầu tư và nhà thầu cầm chừng, gây tình trạng vốn dồn vào cuối năm mới giải ngân được, từ đó làm giảm hiệu quả đầu tư.

+ Việc quản lý các công trình sau khi các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thành đưa vào sử dụng chưa tốt; có những nơi các dự án đã xây dựng xong, bàn giao đưa vào sử dụng còn có hiện tượng "vô chủ" không có người quản lý,

bảo dưỡng, sửa chữa, duy tu thường xuyên liên tục, vì vậy tuổi thọ của công trình giảm, nhất là đối với hệ thống giao thông liên xã, không phân định rõ ai là chủ đích thực để xác định trách nhiệm trong việc khai thác sử dụng công trình. Do vậy công trình không phát huy được tối đa công suất thiết kế, cá biệt có công trình đưa vào khai thác sử dụng 1 đến 2 năm đã xuống cấp nghiêm trọng.

+ Chất lượng lập, thẩm định dự án, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán còn có những hạn chế. Một số các dự án thiếu các cơ sở luận cứ khoa học khách quan, thiếu các số liệu điều tra khảo sát cập nhật, thiếu các số liệu dự báo chính xác, do đó tính khả thi của dự án chưa cao, không xác định được chính xác tổng mức đầu tư. Một số dự án được lập theo ý chủ quan của chủ đầu tư. Công tác thiết kế còn chưa hợp lý, có nhiều sai sót, chọn phương án thiết kế chưa tối ưu. Đối với các dự án đang và chuẩn bị xây dựng, thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh đang chuẩn bị xây dựng nhiều dự án nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng thì việc chấp hành luật xây dựng, các quy chế về quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ chưa nghiêm túc, nhiều dự án chưa đủ điều kiện ghi kế hoạch đầu tư nhưng vẫn triển khai... Một số dự án nằm trong Quyết định 39/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đấu thầu của Chính phủ nhưng vẫn tiến hành chọn thầu hoặc chỉ định thầu. Còn có tình trạng vi phạm các qui định về quản lý chất lượng, quy trình xây dựng của các chủ đầu tư và nhà thầu...

Tóm lại, tất cả những vấn đề nêu trên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất thoát lãng phí, tiêu cực trong quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng nói chung và vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nói riêng.

* Vốn đóng góp của dân cư địa phương

Nguồn vốn đầu tư huy động từ dân cư là một nguồn vốn hết sức quan trọng cho phát triển KCHTKT hiện nay. Nhưng việc huy động các nguồn vốn trong dân để xây dựng các công trình KCHTKT trên địa bàn tỉnh thường mang tính bình quân, chưa tạo ra tâm lý thoải mái cho người dân khi tham gia

vào đầu tư. Đặc biệt, chưa có chính sách khuyến khích, công tác tuyên truyền rộng rãi đến người dân về vai trò tác dụng của việc đầu tư vốn vào phát triển KCHTKT sẽ có lợi như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tỉnh trước mắt cũng như tương lai, từ đó dẫn tới việc huy động vốn từ trong dân thấp. Quá trình huy động nguồn vốn trong nhân dân trong những năm qua tỉnh mới phân loại mới huy động đến xã, đối với những xã khó khăn mức huy động thấp hơn, nhưng trong thực tế trên địa bàn từng xã thì mức sống và thu nhập của từng thôn cũng khác nhau nên chưa đảm bảo công bằng và khách quan. Hơn nữa, hình thức huy động của tỉnh còn đơn điệu, chưa mạnh dạn mở rộng các hình thức góp vốn đầu tư....

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)