Phân loại các nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 31)

Có nhiều cách phân loại vốn đầu tư song luận văn tiếp cận theo chủ thể đầu tư vốn, nên vốn đầu tư cho KCHTKT bao gồm nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.

- Nguồn vốn đầu tư trong nước:

Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích luỹ của nội bộ nền kinh tế bao gồm vốn NSNN, tiết kiệm của khu vực tư nhân, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội.

+ Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư, là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến

lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh... Có thể nói cách khác, tiết kiệm của ngân sách nhà nước là phần được giành để chi cho đầu tư phát triển từ thu ngân sách nhà nước không tính đến các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp bội chi ngân sách của Nhà nước.

Như vậy, quy mô ngân sách nhà nước cơ bản tùy thuộc vào sự thay đổi của tổng thu và chi thường xuyên của ngân sách nhà nước. Mà tổng thu của ngân sách nhà nước lại tùy thuộc vào sự tăng trưởng của nền kinh tế; chính sách động viên thu nhập vào ngân sách nhà nước, hiệu lực và hiệu quả của tổ chức trên thực tế. Ở nước ta hiện nay 95 % ngân sách của nhà nước là nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí.

+ Tiết kiệm của các doanh nghiệp: là phần lãi sau thuế được các doanh nghiệp để lại giành cho đầu tư phát triển. Trong thực tế, nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp còn bao gồm cả nguồn vốn thu được từ khấu hao tài sản cố định. Chính vì vậy, mà quy mô và tốc độ tăng trưởng tiết kiệm của các doanh nghiệp phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, chính sách của nhà nước (chính sách thu nhập, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách phân phối lợi nhuận của các doanh nghiệp). Đối với các doanh nghiệp nhà nước, quy mô và tốc độ tăng trưởng tiết kiệm còn bị chi phối bởi các chính sách phân phối lợi nhuận do nhà nước quy định, vì vậy, muốn đánh giá đúng tiết kiệm của doanh nghiệp nhà nước, cần đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở tách bạch tài chính của nhà nước đối với tài chính của các doanh nghiệp, hạch toán đúng doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên cơ sở những chuẩn mực tài chính, kế toán được quy định rõ ràng và phù hợp.

+ Nguồn vốn được hình thành từ tiết kiệm của dân cư: Tiết kiệm từ khu vực dân cư là phần dôi ra sau khi đã trừ chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô

của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào trình độ thu nhập của các hộ gia đình như: Tập quán tiêu dùng của dân cư, tâm lý, tập quán tiêu dùng của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi vùng và xu hướng biến đổi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ tiết kiệm dân cư và ngược lại. Hay tiết kiệm của khu dân cư còn phụ thuộc vào chính sách động viên của nhà nước thông qua các chính sách thuế, phí, lệ phí, các khoản đóng góp xã hội khác và tác động của chính sách tiền tệ, tài chính khác. Xu hướng chung là tỷ lệ tiết kiệm của dân cư sẽ tăng dần khi thu nhập của các hộ gia đình tăng lên.

- Nguồn vốn nước ngoài

+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) Tên viết tắt của cụm từ (Foreign Direct Investment).

Đây là nguồn vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp vào một nước khác. Vốn đầu tư FDI gắn trực tiếp trách nhiệm bảo toàn vốn với các chủ đầu tư. Nước trực tiếp nhận không phải chịu trách nhiệm hoàn trả vốn và lãi suất như trường hợp đi vay. Các bên tham gia cùng nhau chia sẻ lợi nhuận, rủi ro và cùng tham gia quản lý trên nguyên tắc phù hợp với tỷ lệ góp vốn, luật pháp của nước chủ nhà và sự thỏa thuận của các bên. Trong điều kiện hiện nay, đối với các nước đang phát triển, việc thu hút vốn FDI có thể bù đắp được sự thiếu hụt vốn trong nước. Đồng thời qua đó có thể tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, mô hình và phương pháp quản lý tiên tiến, tìm thị trường tiêu thụ và tăng thu ngoại tệ.

Bên cạnh những thuận lợi do FDI mang lạ, thì thu hút vốn FDI cũng có thể làm nảy sinh nhiều vấn đề. Đối với các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ khoa học và quản lý tiên tiến, trong khi quản lý nhà nước trong các lĩnh vực này của Chính phủ các nước đang phát triển còn thiếu kinh nghiệm, các công ty trong nước hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, quản lý. Chính vì vậy, khi thu hút vốn FDI, các nước đang phát triển sẽ gặp không ít khó khăn trước những tác động tiêu cực, cần phải phát hiện kịp

thời và ngăn chặn những tiêu cực do nó mang lại. Còn đối với các nước đang phát triển, Chính phủ cũng cần có chính sách tạo môi trường đầu tư ổn định, lành mạnh và hấp dẫn, đồng thời cố gắng hạn chế những mặt tiêu cực, hướng hoạt động của các chủ đầu tư phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh chính trị và bảo vệ môi trường.

+ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức, viết tắt là ODA (Official Development Assistance).

Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ [12, tr.2].

Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ các nước phát triển sang các nước đang và chậm phát triển. Liên hiệp quốc, trong một phiên họp toàn thể của Đại hội đồng vào năm 1961 đã kêu gọi các nước phát triển dành 1% GNP của mình để hỗ trợ sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển.

ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc (United Nations -UN), các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển.

Đây là nguồn vốn có quy mô tương đối lớn, thường tập trung vào các công trình kết cấu hạ tầng mang tính chất quốc gia như đường quốc lộ, đường dây điện cao thế, các công trình thủy điện, hồ đập, cảng biển lớn...có ý nghĩa then chốt, chủ đạo và đột phá, tạo ra được sự chuyển dịch lớn về cơ cấu kinh tế và động lực cho sự phát triển cơ cấu kinh tế của đất nước. ODA là khoản

vay ưu đãi song có tính ràng buộc và nhạy cảm về chính trị, việc sử dụng ODA kém hiệu quả sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài của quốc gia trong tương lai.

+ Vốn theo hình thức đối tác công - tư PPP(Public- Private Partner): Ngày 09/11/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. Là việc nhà nước và nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án phát kiển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án. Theo đó thì nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lục tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân.

Đặc điểm của nguồn vốn PPP là :

+ Đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ hài hòa giữa các bên tham gia.

+ Có sự tham gia của Nhà nước.

+ Có cơ chế tài chính tốt, khả thi, không làm tăng nợ công.

+ Không phải là tư nhân hóa, nhà nước vẫn nắm quyền sở hữu, quản lý.

Như vậy, do đặc thù của kết cấu hạ tầng kinh tế là lĩnh vực đầu tư đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, khả năng sinh lời thấp và chậm hoặc không có khả năng thu hồi nên vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế chủ yếu là nguồn vốn của Chính Phủ và thuộc nguồn vốn đầu tư công. Vì vậy, cơ bản vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm:

- Vốn từ ngân sách nhà nước, cộng một phần tiết kiệm dân cư (thuộc nguồn vốn trong nước)

- Vốn ODA (Thuộc nguồn vốn nước ngoài)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 31)