Huy động vốn cho phát triển hệ thống cung cấp điện

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 117)

III. Trạm biến áp tiêu thụ 1 Xây dựng mớ

2. Cải tạo nâng tiết điện II Đường dây trung thế

3.2.2.2. Huy động vốn cho phát triển hệ thống cung cấp điện

Vốn đầu tư phát triển mạng lưới tỉnh được thực hiện với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm theo cơ chế huy động vốn mà tỉnh đã ban hành. Hiện nay lưới điện trên địa bàn tỉnh nhất là lưới điện nông thôn không được bảo trì nâng cấp nên bị xuống cấp nghiêm trọng, phần lớn đang vận hành trong tình trạng quá tải và không an toàn. Để khắc phục tình trạng trên và tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước cho phát triển lưới điện đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới cơ chế huy động vốn đầu tư và có cơ chế quản lý và kinh doanh điện nông thôn. Cụ thể là:

- Tiếp tục quy hoạch, cải tạo và phát triển lưới điện của tỉnh theo các công trình trọng điểm. Đặc biệt, tỉnh phải có sự hỗ trợ về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chính sách giá đền bù cho thích hợp với các huyện, thị, các khu công nghiệp. Bởi việc này có ảnh hường trực tiếp đến tiến độ các công trình điện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài.

- Mua bán điện nông thôn theo quy định hiện của Nhà nước, của ngành điện và của UBND tỉnh. Đồng thời thực hiện các biện pháp kỹ thuật - kinh tế để giảm tổn thất điện năng, giảm giá bán điện đến hộ tiêu thụ, đảm bảo mọi người dân đều có thể dùng điện với mức giá hợp lý. Chính vì vậy, vấn đề vốn đầu tư phát triển hệ thống lưới điện hạ thế cho khu vực nông thôn cần phối hợp giữa các ngành của tỉnh, của địa phương với các cá nhân có điều kiện đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện đó và được phép kinh doanh bán điện theo mức giá quy định của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)