Kinh nghiệm của Tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 48)

Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đồng bằng có trung du và miền núi. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp thủ đô Hà Nội. Nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và xa hơn là với Trung Quốc, Vĩnh Phúc chịu sự tác động rất lớn của quá trình phát triển vùng, có nhiều thuận lợi trong giao lưu trao đổi hàng hoá và phát triển các loại hình dịch vụ. Vĩnh Phúc nằm trên trục quốc lộ 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài, nằm ở điểm đầu trục giao thông đường sắt và đường bộ Đông - Tây từ trung tâm miền Bắc thông ra cảng Hải Phòng và cảng nước sâu Cái Lân (qua đường quốc lộ 5 và trục đường 18 - đường cao tốc cho 6 làn xe). Ở vị trí này rất tiện lợi về giao thông toả đi khắp mọi miền đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc phát triển kinh tế, như phát triển các khu công nghiệp và ngành công nghiệp xuất khẩu. Vĩnh Phúc có đường vận tải thông qua các cảng biển và sân bay thuận lợi.

Trong những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đạt được mức tăng trưởng cao so với bình quân chung của cả nước. Bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 18%/ năm; Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, GDP năm 2010 tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ tro ̣ng công nghiệp - xây dựng đạt 61%, dịch vụ 32%, nông lâm nghiệp thủy sản chỉ còn 7%; GDP bình quân đầu người đạt 1.766 USD, vượt 30,3% so với kế hoạch và tăng 3,7 lần so với năm 2005. Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng nhanh năm 2010 đạt 15.300 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 10.901 tỷ đồng, chi ngân sách Nhà nước đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Chính sách mở cửa đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài và chiến tỷ trọng cao, tính đến hết năm 2010, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có tổng cộng 116 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư hơn 2,3 tỷ USD. Đặc

biệt trong việc huy động vốn vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 đạt 13.625 tỷ đồng, hiện nay có 95,7% tuyến tỉnh lộ, 67% tuyến giao thông nông thôn được cứng hóa, kiên cố hóa kênh mương cơ bản xong kênh loại I và loại II, hơn 50% kênh loại III. Các tuyến xe buýt được mở đến tất cả các huyện, thành, thị. Hệ thống cung ứng điện được chú trọng cải tạo, nâng cấp, xây mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, có 100% xã phủ lưới điện quốc gia, 97% dân số được dùng điện lưới, vệ sinh môi trường tiến bộ.

Với nguồn vốn huy động được, tỉnh đã tập trung vào một số lĩnh vực như: Hệ thống giao thông; hệ thống điện; hệ thống cấp thoát, nước...

Qua 5 năm thực hiện chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh, các mục tiêu đề ra đã được thực hiện tốt và phát huy hiệu quả, hầu hết các dự án đầu tư trọng điểm đã được triển khai đúng kế hoạch, góp phần đẩy mạnh công tác xây dựng kết cấu hạ tầng, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra vị thế diện mạo mới cho tỉnh.

Để đạt được mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, tỉnh Vĩnh Phúc luôn chú trọng đến:

+ Công tác quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh, quy hoạch các ngành, huyện, thành phố, thị xã, thị tứ, khu công nghiệp…là cơ sở định hướng đầu tư hiệu quả, tránh tình trạng dàn trải để tập trung vốn cho các công trình trọng điểm.

+ Công tác quản lý đầu tư được tăng cường, công tác xây dựng và giao kế hoạch đầu tư, chuẩn bị đầu tư từ nguồn vốn ngân sách đã có nhiều đổi mới, được công khai hóa. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng theo mô hình một cửa ở tất cả các khâu.

+ Tích cực khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt đẩy mạnh khai thác nguồn vốn đầu tư ngoài nước như FDI, ODA…

+ Cơ chế chính sách có nhiều thay đổi mới: Với mục tiêu huy động mọi nguồn lực cho xay dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong những năm qua đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia bỏ vốn đầu tư như các quy định ưu đãi khi đầu tư hạ tầng vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung; chính sách hỗ trợ vốn cho đầu tư giao thông nông thôn, kiên cố hoá kệnh mương, cấp nước sạch nông thôn; ban hành quy định về trình tự và chấp thuận dự án trên địa bàn tỉnh tạo mặt bằng cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch và dịch vụ,... Các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh n ghiệp có dự án đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội được vay vốn, thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng.

+ Công tác định hướng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đúng, phù hợp, có giải pháp huy động vốn phù hợp, hiệu quả, coi công tác huy động vốn là nhiệm vụ số một khi xác định dự án đầu tư, tăng cường sự phối hợp các cấp, các ngành, các địa phương, sử dụng sức mạnh tổng hợp để huy động vốn đầu tư. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả đạt được, kịp thời có giải pháp khắc phục khuyết điểm trong đầu tư, trong huy động vốn đầu tu. Vấn đề này trong 3 tỉnh, tác giả nghiên cứu thì thành công lớn nhất, học tập nhiều nhất ở Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 48)