* Kết quả tự kiểm tra
a) Cấp tỉnh:
Công tác kiểm tra của UBND tỉnh đối với văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện được giao cho Sở Tư pháp. Những năm qua, Sở Tư pháp đã giúp HĐND, UBND tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ tự kiểm tra văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành, cụ thể là:
- Năm 2005: Kiểm tra 35 văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành năm 2004, trong đó có 06 Nghị quyết và 29 Quyết định, đã phát hiện và tự xử lý 02 Quyết định có sai phạm;
- Năm 2006: Kiểm tra 38 văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành năm 2005, trong đó có 02 Nghị quyết và 36 Quyết định, đã phát hiện và tự xử lý 03 Quyết định có sai phạm;
- Năm 2007: Kiểm tra 32 văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành năm 2006, trong đó có 03 Nghị quyết và 29 Quyết định, đã phát hiện và tự xử lý 02 Quyết định có sai phạm;
- Năm 2008: Kiểm tra 30 văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành năm 2007, trong đó có 07 Nghị quyết và 23 Quyết định, đã phát hiện và tự xử lý 02 Quyết định có sai phạm;
- Năm 2009: Kiểm tra 50 văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành năm 2008, trong đó có 05 Nghị quyết và 45 Quyết định, đã phát hiện và tự xử lý 03 Quyết định có sai phạm;
- Năm 2010: Kiểm tra 58 văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành năm 2009, trong đó có 13 Nghị quyết và 45 Quyết định; đã phát hiện và tự xử lý 06 Quyết định có sai phạm;
- Năm 2011: Kiểm tra 44 văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành năm 2010, trong đó có 10 Nghị quyết và 34 Quyết định.
- Năm 2012: Kiểm tra 54 văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành năm 2011, trong đó có 16 Nghị quyết và 38 Quyết định.
- Năm 2013: Kiểm tra là 49 văn bản, gồm: 48 văn bản QPPL và 01 văn bản không phải là văn bản QPPL do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành năm 2012. Qua kiểm tra đã phát hiện 11 văn bản trái pháp luật, trong đó có 10 văn bản QPPL và 01 văn bản hành chính có chứa QPPL. Có 11 nội dung trái pháp luật được phát hiện là: trái pháp luật về căn cứ pháp lý ban hành: 08 văn bản; trái pháp luật về thẩm quyền: 01 văn bản; trái pháp luật về thể thức và kỹ thuật trình bày: 02 văn bản[29].
Từ năm 2004 đến nay, Phòng Tư pháp các huyện, thành phố đã giúp HĐND, UBND cùng cấp tự kiểm tra hơn 30.000 văn bản, trong đó có 428 văn bản QPPL, đã phát hiện và tự xử lý 71 văn bản QPPL có sai phạm[30].
c) Cấp xã:
Hiện nay, ở cấp xã, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch có nhiệm vụ tham mưu giúp HĐND, UBND thực hiện việc tự kiểm tra văn bản. Tuy nhiên, mỗi xã, phường, thị trấn cũng chỉ có từ một đến hai cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công tác như tổ chức lấy ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh theo hướng dẫn của UNBD cấp huyện và sự chỉ đạo của UBND cấp xã, xây dựng kế hoạch tổ chức phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật trên địa bàn, thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương, giải quyết khiếu nại, tố cáo, làm công tác hòa giải, quản lý tủ sách pháp luật, trợ giúp pháp lý… Bên cạnh đó, đa số cán bộ Tư pháp - Hộ tịch làm công tác kiểm tra tại xã, phường, thị trấn đều chưa đào tạo về kiến thức pháp luật và quản lý nhà nước; chưa được tập huấn, bồi dưỡng các kỹ năng, nghiệp vụ kiểm tra văn bản nên gặp không ít khó khăn, lúng túng khi thực hiện công tác tự kiểm tra văn bản. Do đó, công tác này ở cấp xã chưa được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, theo tổng hợp báo cáo cho thấy, năm 2013, UBND các xã, phường, thị trấn đã tự kiểm tra 256 văn bản, trong đó có 238 văn bản QPPL (100% văn bản đã ban hành) và 18 văn bản có chứa QPPL. Qua kiểm tra đã phát hiện 37 văn bản trái pháp luật, trong đó có 19 văn bản QPPL và 18 văn bản có chứa QPPL; Có 50 nội dung trái pháp luật được phát hiện: Trái pháp luật về căn cứ pháp lý ban hành 9 văn bản; trái pháp luật về thẩm quyền 18 văn bản; trái pháp luật về nô ̣i dung 5 văn bản; trái pháp luật về thể thức và kỹ thuật trình bày 18 văn bản[31].
* Kết quả kiểm tra theo thẩm quyền
a) Cấp tỉnh:
Tại Bắc Giang, Phòng Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Sở Tư pháp có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Sở giúp UBND tỉnh thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Từ năm 2005 đến nay, Sở Tư pháp đã tổ chức 26 đợt kiểm tra văn bản ở 10/10 huyện, thành phố; đã kiểm tra 607 văn bản QPPL và phát hiện có 156 văn bản QPPL sai phạm, trong đó có 174 nội dung trái pháp luật được phát hiện là: trái pháp luật về căn cứ ban hành: 40 văn bản; trái pháp luật về thẩm quyền ban hành: 43 văn bản; trái pháp luật về nội dung: 57 văn bản; trái pháp luật về thể thức và kỹ thuật trình bày: 34 văn bản; Sở Tư pháp đã gửi 26 Thông báo kết luận để cơ quan ban hành văn bản tự xử lý[32].
Do thực tế khối lượng công việc và văn bản kiểm tra là rất lớn, trong khi đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra văn bản chuyên trách quá mỏng, vì vậy một năm Sở Tư pháp chỉ có thể tiến hành kiểm tra từ ba đến bốn huyện, thành phố và ba đến bốn Sở, ban, ngành, số còn lại sẽ kiểm tra vào những năm tiếp theo theo cách xoay vòng. Khi phát hiện văn bản trái pháp luật (như sai về thẩm quyền, nội dung trái với văn bản cấp trên; sai sót về kỹ thuật, hình thức trình bày…) thì Sở Tư pháp kiến nghị cơ quan đã ban hành tự xử lý văn bản đó theo thẩm quyền. Cơ quan nhận được kiến nghị có xử lý văn bản và xử lý văn bản đó như thế nào thì chưa có quy định về cơ chế phản hồi, do vậy cơ quan kiến nghị cũng không biết được kết quả xử lý. Tuy nhiên, từ đầu năm 2013, sau khi ban hành Thông báo kết luận kiểm tra văn bản QPPL, Sở Tư pháp đã sát sao chỉ đạo các đơn vị được kiểm tra báo cáo bằng văn bản tới Sở Tư pháp về kết quả xử lý văn bản có sai phạm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Qua theo dõi cho thấy, 4/4 huyện, thành phố được kiểm tra đều tiếp thu, tự xử lý và gửi báo cáo kết quả tự xử lý văn bản sau kiểm tra đúng thời hạn về Sở Tư pháp.
Một thực tế là qua kiểm tra phát hiện các văn bản trái pháp luật của các Chủ tịch UBND các cấp hầu như ít sử dụng thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp và văn bản trái pháp luật của UBND cấp dưới, đình chỉ việc thi hành và đề nghị HĐND cùng cấp bãi bỏ Nghị quyết trái pháp luật theo quy định. Hầu hết khi kiểm tra phát hiện văn bản trái pháp luật, cơ quan kiểm tra có văn bản kiến
b) Cấp huyện:
Trong 7 năm qua, Phòng Tư pháp 10 huyện, thành phố đã tổ chức được 523 đợt kiểm tra văn bản đối với cấp xã, qua kiểm tra 935 văn bản QPPL đã phát hiện và kiến nghị cơ quan đã ban hành văn bản tự xử lý 469 văn bản QPPL có sai phạm, trong đó có 470 nội dung trái pháp luật được phát hiện là: trái pháp luật về căn cứ pháp lý ban hành: 136 văn bản; trái pháp luật về thẩm quyền: 76 văn bản; trái pháp luật về nội dung: 129 văn bản; trái pháp luật về thể thức và kỹ thuật trình bày: 129 văn bản[33].
Do số lượng cán bộ Phòng Tư pháp ít, phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau như: tổ chức lấy ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh, xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trên địa bàn cấp huyện, quản lý hoạt động hòa giải trên địa bàn, quản lý nhà nước về đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn, tham gia hội đồng bán đấu giá tài sản và quyền sử dụng đất, phối hợp thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý,… nên không thể tiến hành kiểm tra hết các xã, phường, thị trấn trong huyện. Do vậy công tác kiểm tra văn bản còn rất hạn chế và chất lượng cũng chưa đảm bảo, chủ yếu kết hợp với Đoàn kiểm tra của cấp tỉnh để tiến hành kiểm tra.
* Kết quả kiểm tra văn bản theo các nguồn thông tin
Điểm nổi bật trong công tác kiểm tra văn bản theo các nguồn thông tin là trong ba năm gần đây Sở Tư pháp Bắc Giang đã mạnh dạn kiểm tra để không bỏ lọt các văn bản có chứa QPPL và đề nghị xử lý. Trên cơ sở các nguồn thông tin, Sở Tư pháp đã tổ chức kiểm tra văn bản có chứa QPPL theo các nguồn thông tin tại các Sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh. Đoàn kiểm tra Sở Tư pháp Bắc Giang đã tổ chức kiểm tra văn bản có chứa QPPL ta ̣i các Sở ta ̣i 06 Sở (Nội vụ, Giao thông vâ ̣n tải , Giáo dục và Đào tạo , Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường). Qua kiểm tra , đã phát hiê ̣n 28 văn bản chứa QPPL, đề nghị cơ quan ban hành văn bản tự kiểm tra , xử lý 28 văn bản có chứa QPPL để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các văn bản có sai phạm[34].