- Quyết định số 3811/QĐUBND ngày 01/8/2011 của Chủ tịch UBND
7. Văn bản vi phạm chế độ gửi văn bản để kiểm tra theo thẩm quyền
2.4.2. Nguyên nhân từ thực tiễn
- Nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác văn bản QPPL của lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương còn hạn chế nên chưa có sự quan tâm đúng mức về công tác này trên cả hai phương diện: Chỉ đạo nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất. Nhiều nơi chưa xác định được tầm quan trọng trong việc soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, với tư cách đây chính là công cụ, phương tiện quản lý. Chưa nhận thức rõ tác hại của việc buông lỏng quản lý Nhà nước trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói riêng và văn bản quản lý hành chính nói chung.
- Các cơ quan tham mưu ban hành văn bản chưa có sự chủ động, tích cực, nhất là khi các văn bản pháp luật của Nhà nước điều chỉnh lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành đã thay đổi.
làm công tác soạn thảo văn bản còn hạn chế, không thường xuyên được tập huấn về kỹ năng soạn thảo và thẩm định dự thảo văn bản trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành.
- Việc tuân theo các quy định về thông qua văn bản, trình ký văn bản ở các cấp trên địa bàn tỉnh trong nhiều trường hợp còn chưa nghiêm túc, nhiều dự thảo văn bản khi trình ký không lập hồ sơ theo quy định, không có ý kiến thẩm định, không qua thủ tục trình Văn phòng UBND, nên nhiều văn bản không kiểm tra được từ “đầu vào” dẫn đến có sai sót.
- Vai trò thẩm định văn bản QPPL của cơ quan Tư pháp còn bị xem nhẹ, nhất là ở cấp huyện, xã.
- Biên chế công chức làm nhiệm vụ tham mưu, xây dựng, ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản cấp tỉnh còn ít, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Công chức thuộc phòng Tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã còn mỏng, phải kiêm nhiệm thêm nhiều mảng việc khác nhau. Hoạt động của cộng tác viên thì còn nhiều hạn chế do hoạt động kiêm nhiệm, chất lượng, hiệu quả chưa cao...
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp trong quá trình tham mưu soạn thảo văn bản trình cơ quan có thầm quyền ban hành còn có biểu hiện đưa ra những quy định có lợi cho ngành, địa phương mình, mà không tính đến lợi ích chung của xã hội dẫn đến nhiều nội dung văn bản trái pháp luật, không phù hợp với tình hình thực tiễn mà vẫn trình ký.
- Kinh phí cho công tác văn bản tuy đã được bố trí nhưng còn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra. Chưa trang bị, xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác kiểm tra văn bản.
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO HĐND,