Nguyên tắc xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (qua thực tiễn tỉnh bắc giang) (Trang 33 - 39)

1. Việc xử lý văn bản văn bản trái pháp luật được tiến hành thường xuyên, toàn diện, kịp thời; khách quan, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; kết hợp giữa việc kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền với việc tự kiểm tra của cơ quan ban hành văn bản, bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.

2. Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân lợi dụng việc kiểm tra văn bản vì mục đích vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, người đã ban hành văn bản và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.

3. Sau khi kiểm tra, cơ quan kiểm tra văn bản phải có kết luận về việc kiểm tra và thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản được kiểm tra theo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản chịu trách nhiệm về kết luận kiểm tra, xử lý của mình; nếu quyết định xử lý trái pháp luật thì phải khắc phục hậu quả pháp lý do quyết định đó gây ra [8, Điều 4].

1.3.3. Thẩm quyền xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý bất hợp pháp, bất hợp lý

Trên thế giới, để hoạt động xử lý văn bản QPPL đạt hiệu quả cao nhất, thẩm quyền xử lý văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý thuộc về ba nhóm chủ thể: cơ quan ban hành văn bản QPPL tự xử lý; cấp trên của cơ quan ban hành văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý và Tòa án

hành chính. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, chúng ta không trao thẩm quyền xử lý văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý cho Tòa án hành chính.

Cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý tự xử lý

Văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra (tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền) trước tiên do chính cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản đó tự xử lý. Theo đó, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý thuộc thẩm quyền xử lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành bất hợp pháp, bất hợp lý do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thỏa thuận với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng xử lý; nghị quyết của HĐND, quyết định, chỉ thị của UBND bất hợp pháp, bất hợp lý do HĐND, UBND tự tiến hành xử lý.

Cơ quan nhà nước hoặc thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền xử lý đối với văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành

Cấp trên có thẩm quyền xử lý văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp của cơ quan cấp dưới được xác định cụ thể như sau:

Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền bãi bỏ văn bản QPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, quyết định, chỉ thị của UBND cấp tỉnh trái Hiến pháp, luật và các văn bản QPPL của cơ quan nhà

nước cấp trên; đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong quá trình kiểm tra văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, HĐND, UBND cấp tỉnh về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách, nếu phát hiện văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hay toàn bộ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách, nếu kiến nghị không được chấp nhận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với văn bản QPPL của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ phụ trách; đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh trái với văn bản QPPL về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

HĐND cấp tỉnh có quyền bãi bỏ quyết định, chỉ thị quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp và nghị quyết quy phạm pháp luật của HĐND cấp huyện.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền đình chỉ việc thi hành và bãi bỏ những quyết định, chỉ thị quy phạm pháp luật của UBND cấp huyện; đình chỉ việc thi hành nghị quyết bất hợp pháp của HĐND cấp huyện và đề nghị HĐND cấp mình bãi bỏ.

HĐND cấp huyện có quyền bãi bỏ quyết định, chỉ thị quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp xã.

Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền đình chỉ việc thi hành và bãi bỏ những quyết định, chỉ thị của UBND cấp xã; đình chỉ việc thi hành nghị quyết bất hợp pháp của HĐND cấp xã và đề nghị HĐND cấp huyện bãi bỏ những văn bản đó.

Hiện nay, pháp luật của Việt Nam chưa trao thẩm quyền xử lý một cách trực tiếp và cụ thể đối với văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý cho Tòa án nhân dân, cụ thể là Tòa án hành chính. Thiết nghĩ, pháp luật nên quy định thẩm quyền của Tòa án hành chính trong việc xử lý văn bản QPPL bất hợp pháp. Bởi nếu thẩm quyền xử lý văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý chỉ thuộc về cơ quan ban hành văn bản QPPL và cơ quan cấp trên của cơ quan ban hành văn bản QPPL, thì chưa giải quyết triệt để cũng như chưa đem lại hiệu quả cao cho hoạt động xử lý.

Trao thẩm quyền cho Tòa án hành chính trong việc xử lý văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý nhất là văn bản QPPL bất hợp pháp là thực sự cần thiết và phù hợp với nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Đối với Cộng hòa Liên bang Đức, pháp luật cho phép người dân có quyền khiếu nại về văn bản QPPL dưới luật trước Tòa án hành chính nếu cho rằng văn bản QPPL đó xâm phạm đến quyền, lợi ích của họ. Tại Điều 47 Luật Tố tụng hành chính của nước Cộng hòa Liên bang Đức công bố ngày 19/3/1991 (sửa đổi, bổ sung ngày 21/12/2006) quy định:

(1) Trong khuôn khổ việc xét xử của mình, Tòa án hành chính bang quyết định theo đơn đề nghị về tính có hiệu lực của các bản quy phạm pháp luật dưới luật của bang, nếu như pháp luật bang ấn định như vậy.

(2) Mọi thể nhân và pháp nhân nếu rằng các quyền của mình bị xâm phạm hoặc trong tương lai gần sẽ bị xâm phạm do bản quy phạm pháp luật hoặc do áp dụng văn bản đó, cũng như mọi cơ quan có quyền đệ đơn trong vòng một năm kể từ khi công bố văn bản quy phạm pháp luật. Đơn này cần ghi là khiếu nại cơ quan, đơn vị hoặc viện đã ban

hành bản quy phạm pháp luật [9, Điều 47].

Như vậy, Luật Tố tụng hành chính của Cộng hòa Liên bang Đức quy định khá rõ về quyền của thể nhân, pháp nhân khiếu nại về văn bản QPPL trước Tòa án hành chính. Quy định tiến bộ này được ra đời bởi Đức nói

riêng và các quốc gia phát triển nói chung đều theo xu hướng xã hội dân chủ mà ở đó mối quan hệ nhà nước với người dân được xử lý ở cả hai chiều. Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp chế tài nếu người dân vi phạm pháp luật và ngược lại người dân có quyền khiếu nại đối với hành vi hoặc văn bản QPPL nói chung trong đó có văn bản QPPL do nhà nước ban hành nếu xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

Đối với Nhật Bản việc phán quyết tính hợp pháp của các văn bản QPPL hành chính, mặc dù trong luật không quy định rõ Tòa án có thẩm quyền hay không, nhưng Điều 81 Hiến pháp Nhật Bản cũng khẳng định rõ: Tòa án tối cao là Tòa án có thẩm quyển cuối cùng có quyền phán quyết bất kể đạo luật, pháp lệnh, nghị định hay quy định nào có hợp hiến hay không[10, Điều 81]. Như vậy, mặc dù không có Tòa án Hiến pháp, Nhật Bản cũng thừa nhận quyền tài phán hiến pháp được trao cho Tòa án tối cao. Về nguyên tắc, người dân không thể khởi kiện một quy phạm ra Tòa án; tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính cụ thể, Tòa án có quyền xem xét tính hợp hiến và hợp pháp của các quy phạm mà dựa vào đó quyết định bị kiện được ban hành. Thẩm quyền phán quyết cuối cùng thuộc về Tòa án tối cao.

1.3.4. Các biện pháp xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý bất hợp pháp, bất hợp lý

Dựa vào tính chất, mức độ bất hợp pháp, bất hợp lý của văn bản QPPL và bản chất của mỗi biện pháp xử lý, chủ thể có thẩm quyền lựa chọn một trong những biện pháp hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế, đình chỉ thi hành, sửa đổi bổ sung và đính chính đối với văn bản QPPL đó.

Hủy bỏ là biện pháp xử lý được áp dụng đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản QPPL có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng như: nội dung của văn bản QPPL trái với nội dung văn bản QPPL của cấp trên; văn bản được ban hành trái thẩm quyền nội dung; trái thẩm quyền hình thức và vi phạm thủ tục ban hành. Khi áp dụng biện pháp hủy bỏ, văn bản QPPL sẽ hết hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản này được ban hành. Như vậy, về bản chất,

biện pháp hủy bỏ không chỉ làm mất hiệu lực pháp lý của văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý từ thời điểm ban hành mà còn làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của chủ thể ban hành văn bản QPPL với đối tượng thi hành nếu văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý gây thiệt hại cho họ.

Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản được áp dụng trong trường hợp văn bản QPPL có một trong các dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý như: đại đa số nội dung văn bản QPPL không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng; nội dung trong văn bản không phù hợp với quyền và lợi ích chính đáng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nội dung của văn bản không phù hợp với văn bản QPPL do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành; nội dung của văn bản QPPL không phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội là đối tượng mà văn bản điều chỉnh; nội dung của văn bản QPPL không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; văn bản QPPL làm căn cứ pháp lý cho văn bản được kiểm tra đã bị thay thế bằng văn bản QPPL khác.

Thay thế là biện pháp xử lý được áp dụng đối với văn bản QPPL có dấu hiệu như: Nội dung văn bản không còn phù hợp với thực tiễn, không phù hợp đường lối của Đảng, không phù hợp với quyền và lợi ích chính đáng của đối tượng chịu sự tác động của văn bản... Thẩm quyền thay thế văn bản QPPL chỉ thuộc về cơ quan đã ban hành văn bản đó. Hậu quả pháp lý xảy ra khi áp dụng biện pháp thay thế là văn bản QPPL bị thay thế hết hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm văn bản QPPL thay thế có hiệu lực pháp lý.

Đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung của văn bản QPPL là biện pháp xử lý được áp dụng để tạm ngưng hiệu lực đối với văn bản QPPL, khi nhận thấy rằng nếu tiếp tục thực hiện văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý có thể gây thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Văn bản QPPL bị đình chỉ thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu cấp có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ, bãi bỏ thì văn bản QPPL hết hiệu

lực, còn nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép văn bản QPPL tiếp tục có hiệu lực pháp lý thì văn bản tiếp tục có hiệu lực.

Sửa đổi, bổ sung là biện pháp xử lý được áp dụng đối với các văn bản QPPL khi tính chất và mức độ bất hợp pháp, bất hợp lý của văn bản không đáng kể.

Sửa đổi là việc ra văn bản để làm thay đổi một phần nội dung văn bản QPPL hiện hành trong khi vẫn giữ nguyên những nội dung khác. Thông thường, các cơ quan nhà nước tiến hành sửa đổi khi văn bản QPPL có một trong những dấu hiệu sau: một phần nội dung của văn bản QPPL không phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; không phù hợp với lợi ích chính đáng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; không phù hợp với thực tiễn; không phù hợp với các quy phạm xã hội khác; phân chia nội dung không lôgic, chặt chẽ. Sửa đổi chỉ làm mất hiệu lực pháp lý của phần nội dung văn bản bị sửa đổi, phần nội dung còn lại của văn bản vẫn có hiệu lực pháp lý.

Bổ sung là việc ra văn bản để thêm vào nội dung văn bản QPPL những quy định mới trong khi vẫn giữ nguyên nội dung vốn có của văn bản đó. Bổ sung không làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của văn bản mà chỉ làm thay đổi nội dung, quy mô của văn bản QPPL được bổ sung.

Trong quá trình kiểm tra phát hiện văn bản QPPL chỉ sai về căn cứ pháp lý được viện dẫn, thể thức, kỹ thuật trình bày còn nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp thì đính chính đối với những sai sót đó. Việc đính chính văn bản QPPL không làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của văn bản đó.

Một phần của tài liệu Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (qua thực tiễn tỉnh bắc giang) (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)