XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1 Khái niệm xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (qua thực tiễn tỉnh bắc giang) (Trang 30 - 33)

1.3.1. Khái niệm xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Xử lý văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động của các cơ quan, người có thẩm quyền trong việc đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý. Xử lý văn bản thực chất là kết quả của hoạt động kiểm tra văn bản. Đối với văn bản quy phạm pháp luật qua kiểm

tra đã hợp pháp, hợp lý thì không có giai đoạn xử lý này. Thông qua hoạt động kiểm tra văn bản QPPL, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện những dấu hiệu bất hợp pháp và bất hợp lý của văn bản để tự mình hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lư đối với văn bản đó. Hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản QPPL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó hoạt động kiểm tra luôn là tiền đề để tiến hành hoạt động xử lý văn bản QPPL. Ngược lại, hoạt động xử lý có tác dụng nâng cao giá trị của hoạt động kiểm tra từ đó đạt được mục tiêu chung là nâng cao chất lượng của văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành.

PGS.TS. Nguyễn Thị Hồi cho rằng: Xử lý văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước, được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục và nguyên tắc do pháp luật quy định nhằm đình chỉ thi hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản QPPL bất hợp pháp, bất hợp lý[7, tr.37].

Theo tác giả, xét về mặt bản chất có thể hiểu: Xử lý văn bản QPPL là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định các hình thức: đình chỉ thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, đính chính, thay thế một phần hoặc toàn bộ đối với văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý, theo thủ tục, nguyên tắc pháp luật quy định, đồng thời xem xét, xử lý trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể ban hành, tham mưu soạn thảo văn bản QPPL đó.

Xử lý văn bản QPPL có nhiều cách hiểu khác nhau, tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả nghiên cứu khái niệm xử lý văn bản QPPL theo Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL.

Xử lý văn bản QPPL có những đặc điểm sau:

Thứ nhất,xử lý văn bản QPPL là hoạt động do các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền thực hiện.

Để thực hiện việc xử lý đối với văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý, nhà nước thành lập và trao thẩm quyền này cho một số cơ quan nhân danh

nhà nước tiến hành. Đúng với tính chất tổ chức và quyền lực nhà nước, thông thường, xử lý văn bản QPPL thuộc về chính cơ quan ban hành văn bản; cấp trên của cơ quan ban hành văn bản. Việc xử lý đối với văn bản QPPL trong nhiều trường hợp làm ngưng hiệu lực pháp lý (đình chỉ thi hành) hoặc chấm dứt hiệu lực pháp lý của văn bản đó (hủy bỏ, bãi bỏ), đồng nghĩa với việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức là đối tượng thi hành văn bản QPPL. Đây là yếu tố làm nổi bật tính chất quyền lực nhà nước của hoạt động xử lý văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý.

Thứ hai, hoạt động xử lý chỉ được tiến hành đối với văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý.

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện văn bản QPPL không đảm bảo về chất lượng, cơ quan, đơn vị kiểm tra có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý. Như vậy, chỉ khi phát hiện những dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý của văn bản QPPL, hoạt động xử lý mới được tiến hành. Điều này cũng đồng nghĩa với mục tiêu của hoạt động kiểm tra là phát hiện những dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý của văn bản QPPL và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp. Vì thế, hoạt động xử lý văn bản QPPL luôn được tiến hành sau hoạt động kiểm tra.

Thứ ba, kết quả của hoạt động xử lý văn bản QPPL là áp dụng biện pháp

bất lợi để áp dụng đối với văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý và với chủ thể ban hành văn bản đó.

Hoạt động xử lý văn bản QPPL gây ra hậu quả pháp lý bất lợi cho văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý. Tùy theo tính chất, mức độ bất hợp pháp, bất hợp lý của văn bản QPPL mà hậu quả pháp lý đối với văn bản đó sẽ khác nhau. Nếu văn bản QPPL được ban hành vi phạm pháp luật nghiêm trọng (nội dung bất hợp pháp, trái thẩm quyền) sẽ bị đình chỉ thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ, có nghĩa bị mất hiệu lực pháp lý. Nếu văn bản QPPL bất hợp lý (không phù hợp thực tiễn, ngôn ngữ được sử dụng không đúng quy tắc tiếng Việt…) có thể bị áp dụng các biện pháp sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính đối với một

phần hoặc toàn bộ văn bản QPPL đó. Tùy theo mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu quả xảy ra trên thực tế, chủ thể ban hành văn bản QPPL sẽ bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, chủ thể ban hành còn có trách nhiệm kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành và thực hiện văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý gây ra trên thực tế.

Một phần của tài liệu Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (qua thực tiễn tỉnh bắc giang) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)