Kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL của HĐND, UBND

Một phần của tài liệu Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (qua thực tiễn tỉnh bắc giang) (Trang 58 - 60)

HĐND, UBND

Kinh phí kiểm tra, xử lý văn bản: Thực hiện Thông tư liên tịch số 158/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 28/12/2007 của liên Bộ: Tài chính, Tư pháp hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản; (nay là Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của liên Bộ: Tài chính, Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp

luật) và Nghị quyết số 35/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh quy

định mức chi hỗ trợ công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố đã bố trí kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản, tuy nhiên việc bố trí kinh phí chưa đồng đều (ở cấp huyện) và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

2.2.2. Tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Mặc dù đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận trong công tác ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Song, so với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra, công tác ban hành văn bản của UBND các cấp còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót cần khắc phục kịp thời. Ngoài những tồn tại mang tính phổ biến trên phạm vi cả nước như đã phân tích ở trên, công tác văn bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn có một số tồn tại, hạn chế riêng như sau:

UBND cấp huyện chưa chủ động đề nghị xây dựng văn bản QPPL của UBND tỉnh, UBND cấp huyện theo quy định; các cơ quan tham mưu chưa kịp thời đề nghịbổ sung các văn bản QPPL cần trình UBND tỉnh ban hành do mới phát sinh hoặc đề nghị đưa ra khỏi Chương trình các văn bản QPPL đã có trong chương trình nhưng do không đảm bảo tiến độ, chất lượng xây dựng dự thảo hoặc đến thời điểm dự kiến ban hành thì quan hệ xã hội mà văn bản đó dự kiến điều chỉnh không còn cần thiết, không còn phù hợp; một số cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, UBND cấp huyện khi đề nghị điều chỉnh Chương trình ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh, UBND cấp huyện đã không thực hiện đúng trình tự, nội dung theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 16 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP; khoản 1, 3, 4 Điều 10 Quyết định số 69/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh; tất cả các văn bản này đều được bổ sung trực tiếp vào Chương trình phiên họp hàng tháng của UBND tỉnh trong khi theo quy định, các văn bản QPPL được bổ sung hoặc đưa ra khỏi chương trình phải được lập dự kiến và trình UBND tỉnh tại phiên họp gần nhất để thông qua trước khi các cơ quan chủ trì tiến hành xây dựng dự thảo, tổ chức lấy ý kiến tham gia và ý kiến thẩm định của các cơ quan hữu quan trước khi trình UBND tỉnh.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chuyên môn tham mưu giúp việc cho HĐND, UBND các cấp trong tỉnh trong việc soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản có lúc còn chưa được thường xuyên, chặt chẽ.

- Chất lượng soạn thảo, xây dựng văn bản QPPL của một số cơ quan, ban, ngành, phòng chuyên môn còn hạn chế. Trong quá trình soạn thảo văn bản, đa phần các cơ quan chủ trì soạn thảo chỉ chú trọng đến quy định của pháp luật đối với lĩnh vực chuyên ngành mà ít quan tâm đến các văn bản pháp luật khác, còn xem nhẹ phương pháp, cách thức xây dựng, kỹ thuật soạn thảo văn bản QPPL.

- Một số cơ quan chưa chủ động trong việc tham mưu HĐND, UBND cùng cấp ban hành văn bản QPPL để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành. Văn bản QPPL ban hành có lúc còn chưa đáp

ứng kịp thời với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Cá biệt, còn tồn tại trường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật về ban hành văn bản QPPL, đó là UBND huyện Sơn Động giao chức năng, nhiệm vụ thẩm định dự thảo văn bản QPPL của Phòng Tư pháp huyện cho Văn phòng HĐND, UBND huyện thực hiện trong nhiều năm qua là không đúng quy định.

- Do điều kiện kinh phí hạn hẹp, Sở Tư pháp chưa trang bị, xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác kiểm tra văn bản. Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản ở tỉnh và các huyện, thành phố hiện nay chủ yếu được khai thác từ nguồn văn bản pháp luật của cơ quan trung ương qua mạng Internet và Công báo Chính phủ, nguồn văn bản QPPL của địa phương được khai thác qua Trang thông tin điện tử, Công báo tỉnh.

Qua theo dõi, tổng hợp kết quả kiểm tra và xử lý văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong 10 năm qua, tác giả đã phát hiện được các dạng sai phạm điển hình sau đây:

Một phần của tài liệu Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (qua thực tiễn tỉnh bắc giang) (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)