Con người của cõ iu mê huyền thoạ

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú (Trang 27 - 29)

Theo dòng chảy của văn xuôi đương đại, tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú cũng có hướng phá bỏ cách nhìn con người duy lí, hành động theo sự mách bảo, chỉ dẫn của ý thức hoặc có khi theo kinh nghiệm thông thường cuộc sống thay vào đó là khám phá vùng tâm linh bí ẩn để thấy cái biến động sâu xa, sự chập chờn và có lúc mờ nhòe ở vùng giáp ranh giữa ý thức và vô thức, lí trí và tâm linh. Với quan niệm nghệ thuật

mới, nhà văn có ý thức thay đổi hình thức diễn đạt, ngòi bút nhà văn khơi sâu vào cõi tâm linh vô thức của con người, khai thác “con người ở bên trong con người”. Tiểu thuyết đương đại khắc họa con người không chỉ tính cách, nhưng điều đó có thể giải thích được bằng lí tính mà còn khám phá con người ở cõi tâm linh vi diệu biến ảo, khám phá những dòng ý thức và những mạch tiềm thức đan vào nhau như những ma trận cục kì phức tạp của thể giới bên trong con người. Theo Từ điển Tiếng việt : “Tâm linh là khả năng đoán trước được những điều sắp xảy ra theo quan niệm duy tâm”.

Có nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tâm linh đến nay khoa học vẫn không giải thích được. Văn học nghệ thuật cũng quan tâm đến thế giới tâm linh của con người nhưng không đi theo con đường của khoa học mà nó được nhìn từ góc độ nhân văn thẩm mĩ, vì thế nõ chú ý đến tâm linh, đến việc mở rộng và chiếm lĩnh thế giới. Trong nền văn học hiện nay, nhiều nhà văn đề cập đến đời sống tâm linh của con người như là phát hiện một năng lực nhân tính thiêng liêng phù hợp với cái đẹp cái thiện. Nó đem lại sự đa dạng trong cuộc sống con người về tinh thần đồng thời hướng con người đến chân thiện mĩ hơn.

Qua câu chuyện của nhân vật xưng “tôi” thì ông tôi hay kể câu chuyện về Mẫu, ông nói “sự ra đời của Mẫu lạ lắm”. Đạo Mẫu là tín ngưỡng của người Việt Nam ta có ảnh hưởng từ Đạo giáo, tôn thờ Mẫu là một bậc bề trên với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người. Mẫu Liễu Hạnh là một trong những vị thần quan trọng của tín ngưỡng Việt Nam. Ông và mẹ của Quỳnh rất hay đi hầu đồng cầu xin thánh mong cho gia đình êm ấm và mẹ Quỳnh sẽ có thêm một đứa con trai. Thế là mẹ Quỳnh cứ thế cầu xin Cô Chín: “Mẹ tôi lại cúi mọp xuống khấn vái, kêu cầu rồi lại tung tiền trên đĩa xin âm dương… cả đám người theo hầu cũng nín thở chờ mong Cô Chín chiều ý mẹ. Riêng thầy đồng vẫn lim dim mắt, bờ môi nửa mìm nửa bĩu chả biết là đang cười hay đang giễu” [43;270]. Nhưng ông Quỳnh là người tin vào Thánh Mẫu nhất và quở trách tại vì bố Quỳnh nên Cô không thương mà cho thêm mụn con trai: “Cũng tại cái thằng chồng mày cơ. Vô sự vô sách cho lắm vào, làm gì cô chẳng quở. Thôi, việc âm thì xin âm, việc dương lo dương, về tiếp tục bàn tính với chồng, bảo nó từ nay đến lúc đi, thường xuyên về” [43;271].Việc hầu đồng- là nghi thức giao tiếp với thần linh, khi đó các ông đồng bà đồng không còn là hiện thân của mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ, không gian xung quanh giá hầu đồng “Thầy đồng mặc một bộ quần áo trắng muốt đang ngồi giữa chiếu đồng. Xung quanh thầy là bốn

người hầu dâng, hai người nam mặc áo the ngồi phía trước gần bàn thờ, hai người phụ nư mặc áo dài ngồi phía sau” [46;135], rồi có vẻ như sắp nhập “Thầy ngồi ngay ngắn, hai tay đặt ngửa lên gối, lặng im một lúc rồi người thầy bắt đầu lắc lư, chuyển động theo vòng tròn” [46;135]. Dưới Mẫu là các chầu, các cô, các cậu mỗi người chuyên trách một công việc. Ai muốn xin điều gì thì chỉ việc dâng lộc lên và xin lộc. Trong không gian đó “ người dâng lễ, người chắp tay trước ngực, người nhắm mắt, người gục đầu, ai cũng sì sụp khấn vái, xin xỏ, kêu cầu” [46;136].

Có thể thấy toàn bộ không gian trình đồng mở phủ thuộc về văn hóa dân gian, nó là một phần tín ngưỡng của con người, các nghi lễ này thường được tổ chức ở đền thánh, phủ Mẫu. Những phong tục cổ xưa, tín ngưỡng dân gian nguyên sơ. Văn hóa dân gian là cả một kho tàng, một dòng sông thao thiết chảy, cả một ngọn núi lửa sẵn sàng phun nham thạch. Nó như những mẩu chuyện đọc lập trở đi trở lại đến đậm đặc sa đà trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú. Có lẽ nhà văn muốn nói rằng con người đang sống trong một xã hội hiện đại vẫn không thể dứt bỏ được tín ngưỡng thuộc thế giới tâm linh văn hóa truyền thống.

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w