Sự dịch chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú (Trang 47 - 50)

KÍN CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ 3.1 Trần thuật đa chủ thể

3.2.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật

Điểm nhìn là “vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật của tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quyết tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật” . Có thể nói, tác phẩm mang lại cho ta cái nhìn cuộc sống, thưởng thức cuộc sống quanh ta và để có điều đó thì nghệ thuật phải gắn liền với điểm nhìn.

Nếu như điểm nhìn bên ngoài cho ta thấy sự khách quan của người trần thuật là tác giả hàm ẩn thì điểm nhìn bên trong hay còn gọi là điểm nhìn nội quan lại giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới nội tâm của nhân vật. Thể hiện sự khách quan của nhà văn đã tự cho phép nhân vật bộc lộ tâm lí của mình đó là những cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mỗi nhân vật. Tiểu thuyết Kín khai thác điểm nhìn bên trong của người kể chuyện nhân vật tôi. Việc sử dụng điểm nhìn bên trong đã cho phép nhân vật tôi khám phá được thế giới nội tâm thể hiện cảm xúc tâm trạng của mình.

Điểm nhìn đặt vào Bình, nhân vật tôi trong truyện để dẫn dắt câu chuyện hướng người đọc tới việc gợi mở, khám phá cuộc đời của những đứa trẻ nhà ga Hải Thành. Nhân vật tôi làm việc tại tờ báo Ngọn lửa hồng, sau khi ra trường Bình nhận được một cuốn sổ do chú tổng biên tập tặng để khích lệ trong quá trình làm việc. Với hình tượng người kể chuyện là cái tôi tự thuật với phương thức trần thuật chủ quan, người trần thuật đóng vai trò trực tiếp tham gia vào mọi biến cố, sự kiện của câu chuyện. Nhìn nhận dưới góc độ điểm nhìn thì đó là người mang “tiêu điểm hóa”- người mang suy nghĩ, quan sát, đánh giá, lại là người kể lại những suy nghĩ, quan sát, đánh giá. Điểm nhìn trong tiểu thuyết Kín mang hình thức “giả tự truyện” là điểm nhìn của nhân vật, người kể chuyện xưng tôi, điểm nhìn bên trong soi rọi vào thế giới nội tâm thần bí.

Khi đi vào trong tác phẩm văn học, nhân vật dù ít hay nhiều đã có đời sống riêng tương đối độc lập. Nhân vật nói năng, hành động, suy nghĩ với cách riêng của mình, không bị lệ thuộc hay chi phối bởi cách nhìn, quan điểm của tác giả. Nói thế không đồng nghĩa với điểm nhìn nhân vật hoàn toàn tách biệt khỏi vị trí quan sát mà phần lớn

các nhân vật đều nằm dưới con mắt theo dõi của tác giả và thông qua tác giả nhân vật nhận diện cuộc sống.

Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính một tâm trạng cụ thể, tái hiện đời sống nội tâm một cách sâu sắc. Điểm nhìn của Bình đối với Kiên: “nét can trường của một đứa bé mang phong độ thủ lĩnh vẫn còn hiện lên đây đó trên khuôn mặt của một thanh niên 22 tuổi mang trên mình bộ đồng phục vệ sĩ”[43;70], đối với Bình thì những người bạn toa tàu năm xưa là những người bạn “đặc biệt”, bởi đó là những đứa trẻ vô gia cư, không cha không mẹ sống tụ lại với nhau ở một nhà ga tồi tàn suốt mấy năm trời. Chính điểm nhìn đặt vào Bình, đó chính là những hồi ức về một quá khứ mà đối với Bình lại là điều khủng khiếp, Bình chứng kiến những cuộc thanh toán lẫn nhau để tranh giành lãnh địa với những công cụ để huyết chiến: gậy gộc, dao, kiếm, lưỡi lê, mã tấu… “bố mẹ ơi sao trên đời lại có những chuyện chém giết khủng khiếp như thế này? Ở trường con không bao giờ được học về cái sự tranh giành lãnh địa tàn khốc như thế. Ở trường con cũng không được học về khả năng chịu đau của thân thể để tồn tại trong vô học và nghèo đói. Ở trường con chỉ được học chuyện người với người sống để yêu nhau”[43;73]. Là mộ con người luôn hướng đến những gì tốt đẹp cho dù là đối với những người kẻ thù của bạn mình thì Bình cũng muốn những người bạn ấy cùng nhau kiếm sống mưu sinh, cùng nhau chia sẻ vài đồng tiền lẻ cùng chút cơm thừa của xã hội “Chẳng lẽ sống là cứ phải đứng trên đầu một ai đó dù chỉ là đám trẻ mồ côi không nơi nương tựa”[43;73], đối với Bình thì cuộc sống ấy không hút được tâm huyết của cậu và chốn ấy “không thuộc về mình”[43;108]. Chính sự xuất hiện của Hoàn làm Bình “bàng hoàng trước một câu hỏi lớn về cái gọi là kiếp người”[43;110], Hoàn lên thành phố mưu sinh chỉ mong muốn lấy nghề đánh giày làm kế sinh nhai, gom góp chút tiền mua quà cho bà “Những cuộc sống tươi đẹp ấy không phải là một tòa lâu đài bằng vàng, bước vào rồi thì không có lối ra nữa. Lâu đài ấy chỉ sau một đêm thôi đã sụp đổ xuống người đó lại còn tưới tắm lên nó những cơn mưa đòn chí mạng”[43;112] “Đứa con của biển hoang dại lần đầu tiên được nếm mùi của luật rừng. Đời có nhiều luật lệ lắm”[43;112].

Trong truyện có sự dịch chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác, điểm nhìn của Kiên đối với đời sống mà Kiên từng sống “tất cả chỉ là một lũ thú hoang, coi thường mọi giá trị làm người”[43;158], để rồi điểm nhìn được trao lại cho Bình, chính buổi nói chuyện với Kiên làm Bình nhận ra được nhiều điều, thắp lên

trong Bình cái khát vọng làm một điều gì đó trong mình nhưng : “Bây giờ mình đã là một nhà báo, một thanh niên đang cường sức trai, chẳng lẽ chỉ biết ngồi đó mà thương xót cho cái thân phận bèo bọt như Hoàn, như Phương, như cô bé Lửa cháy?”[43;159]. Với điểm nhìn bên trong nhân vật có khả năng bộc lộ hết chiều sâu tâm hồn cũng như trình bày những quan điểm của mình về mọi mặt của đời sống con người, nhưng Bình vẫn muốn tìm lại Những người bạn của năm xưa, những câu hỏi vẫn luôn đặt ra trong tâm trí Bình “mình có thể chắp nối những tin, có thể tìm lại từng con người, từng mảnh đời trong số họ để mưu tính một cuộc sống tốt đẹp hơn chăng?”[43;159], Bình đã phải luôn suy nghĩ trong hoàn cảnh này của mình thì mình sẽ phải làm gì, phải bắt đầu từ đâu để có thể tìm lại những thân phận năm xưa: “kiếp người nhỏ nhoi thật những cũng không đến nỗi biến mát dạng vào hư không trong khoảng thời gian quá dài với một không gian quá rộng”[43;160].

Nhưng có lúc nhân vật tự soi chiếu vào mình hoặc tách riêng ra để khám phá các vấn đề, nhân vật tôi trong truyện được nhà văn đặt điểm nhìn nhằm dẫn dắt câu chuyện, hướng người đọc tới các biến cố của câu chuyện, đặc biệt thuyết phục người đọc khi kể lại câu chuyện về hoàn cảnh sống của những đứa trẻ bụi đời trong nhà ga Hải Thành, chính trong cái đêm hãi hùng ấy làm cho cuộc sống mỗi đứa trôi dạt về một phương, Bình nhìn lại “những cuộc đời đứt đoạn đột ngột quá. Đúng là không có sự chia tay nào cả. Chỉ có nỗi niềm tan tác mỗi đứa một nơi. Chỉ có sự tan tác như chim vỡ tổ. Chỉ có sự bàng hoàng trước sự tàn phá của cơn sóng thần. Như là bị cuộc đời đánh cắp vậy”[43;193]. Với điểm nhìn bên trong, người kể chuyện không có khả năng bao quát được tất cả mọi vấn đề có tính chất toàn tri, “biết tuôt” nhưng lại rất thành công trong việc bộc lộ thế giới nội tâm của mình. Đồng thời thể hiện cảm xúc thái độ và sự bình giá của mình vào các vấn đề xung quanh. Người kể chuyện đồng thời là nhân vật tôi chiếu vào từng con người từng số phận. Điểm nhìn của Bình đối với ca sĩ Hoài Hương là điểm nhìn soi chiếu về cuộc đời của nhân vật, đối với Bình thì ánh mắt của nữ ca sĩ luôn ám ảnh Bình ,“điệu cười của người đàn bà quá lứa lỡ thì nhưng vẫn còn vương lại những nét hào quang của một cuộc đời làm nghệ thuật”[43;195], Bình nhận ra vẻ ngoài được son phấn bao phủ là một nội tâm đầy sóng gió: “từ cử chỉ đến dáng điệu, từ ánh nhìn đến giọng nói, từ nụ cười đến cái phẩy tay, từ cái vuốt tóc đến nét mặt u hoài… hứa hẹn một nội tâm giông gió”[43;196]. Bình còn nhận ra “người đàn bà hát này còn có điều gì đó như là một sự mắc nợ Hải Thành”, điểm nhìn

bên trong của Bình luôn là điểm nhìn bình xét, đánh giá đối với những gì xung quanh Bình, đó là với Kiên, với Hoàn, với Phương, với ca sĩ Hoài Hương.

Từ điểm nhìn bên trong với dòng suy tư nội tâm luôn luôn hiện ra trong cách cảm, cách nghĩ của Bình. Nhưng cũng có lúc dòng tâm tư của Bình tuôn chảy theo mạch cảm xúc khi Bình chợt nhận ra điều gì đó có thể là những hạt mưa “mình rất sợ phải nghĩ ngợi rong mưa. Hãy làm một điều gì đó nếu ý nghĩ sầm sập kéo đến vào lúc trời ứa nước mắt như thế” [43;231]. “Mưa gió tuyết sương không bao giờ là đẹp và trở nên lãng mạn đối với những kẻ không nhà. Tình yêu của ông vua và gã ăn mày có thể đẹp như nhau, nhưng cùng nhìn làn nước qua vòm cửa hoàng cung và của sổ nhà trọ thì tâm trạng khác nhau lắm”[43;232]

Điểm nhìn của nhân vật tôi được soi chiếu một cách đa dạng và thành công đã làm lộ rõ bản chất của từng nhân vật trong tác phẩm, người kể chuyện ngôi 1 bên cạnh thành công về bộc lộ thế giới nội tâm mà còn có khả năng di chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt. Điểm nhìn được di chuyển vào nhân vật khác tạo phương thức tự sự đa điểm nhìn.

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú (Trang 47 - 50)