Kiểu con người “tha nhân” và hành trình kiếm tìm bản thể 1 Con người “tha nhân”

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú (Trang 29)

2.3.1. Con người “tha nhân”

Bản thân mỗi con người sinh ra, không ai có thể tách rời hoàn cảnh sống cũng như cuộc đời mình. Như Trần Đình Sử đã nói: “Làm thế nào mà tách được cái hiện thực xã hội, đời sống xã hội ra khỏi con người, khi mà bản thân xã hội chế độ chính trị là số phận con người, khi mà một trong những nỗi đau nhức nhối của con người lại là nỗi đau trước những vấn đề xã hội”[35;40]. Con người luôn sống trong môi trường nhất định, sau khi chịu ảnh hưởng của nền kinh tế xã hội thì con người cũng có thể tác động trở lại đời sống, trong môi trường sống này thân phận con người cũng không ngừng biến chuyển thay đổi để rồi cuối cùng tất cả đều hẩm hiu chua xót. Dù cho con người có cố gắng vươn lên thì họ cũng không thoát khỏi hoàn cảnh sống, chính sự vùng vẫy trước cuộc đời làm cho họ khác với chính mình hơn, không còn là mình nữa mà nó như “ hai trong một con người”.

Bản chất của con người khi sinh ra đều là thiện nhưng do hoàn cảnh xã hội tác động dẫn tới sự đổi khác trong tâm hồn con người. Nó không còn là một con người như nó vốn có mà lại trở thành một con người khác. Trong Kín một không gian rộng lớn là Hải Thành nhưng thu hẹp gần hơn nữa là cái nhà ga bỏ không nằm trong một

góc khuất của thành phố, nơi ấy có những đứa trẻ bụi đời đang sống, chúng sống lay lắt quằn quại giữa một xã hội mà ở đó chúng không có một chỗ đứng, đối với mọi người chúng là những đúa trẻ lạc loài, chúng lạc loài cô đơn, điều đó không phải tự chúng muốn có mà do những biến cố của cuộc đời đã tạo nên bước ngoặc lớn cho những đúa trẻ ở ga Hải Thành. Có nhà văn từng nói : “ con người xa lạ ngay trong cuộc sống, xa lạ với bản thân thậm chí với chính mình”. Mỗi con người có những cuộc đời riêng của chính bản thân mình, và ở đây chúng ta bắt gặp ngay chính những con người như vậy. Những đứa trẻ đó rơi vào hoàn cảnh khốn khổ, trớ trêu, hàng loạt những đớn đau trong tình yêu, gia đình, nỗi đau lớn về thể xác, nỗi dằn vặt của chính bản thân đã đưa con người từng bước đi vào con đường “bụi đời” mà không ý thức được cuộc sống của mình đang sống như thế nào, chúng như những vị khách “trú tạm giữa cõi đời”. Nhà ga Hải Thành là nơi trú chân của những đứa trẻ bụi đời, chúng dần dần đánh mất đi chính mình mà có lẽ tìm lại được lại là điều khó khăn.

Trong bôn ba thân phận, Quỳnh – cô bé Lửa Cháy lạc chợ năm nào - trở về lại ngôi nhà giàu có nhưng không tìm thấy nổi tình yêu thương, sống lạc loài và giẫm chân lên những cuộc chơi vô thức mang sức mạnh hủy diệt cả cuộc sống. Hoàn trở thành một kẻ săn người thuê với vết chém thù vắt ngang mặt như một dấu tội lỗi không thể xóa nhòa. Kiên – đứa trẻ bị bỏ rơi trên băng ghế đá - phải tự chống trả với khắc nghiệt của đời để lớn lên. Phương không thoát nổi nghiệp “làm phò” – cái nghề bán thân xác từ tuổi 15.

Cuộc sống của Hoàn có lẽ cũng không khác xa là mấy đối với những người bạn của mình, bố mẹ Hoàn đã mất trong một chuyến ra khơi và Hoàn sống với bà nội trong cái cảnh nghèo túng “một manh áo khoát mỏng lên người”[43;110], cuộc sống không thể mãi như thế được và Hoàn quyết định ra đi, đoàn tàu đưa Hoàn đến nhà ga Hải Thành. Lên Hải Thành với mong muốn một ngày nào đó Hoàn có thể về quê thăm bà, đưa cho bà kẹo bánh, quần áo, nước ngọt những điều đó đâu có dễ dàng gì với một đứa trẻ chân ướt chân ráo đứng dưới trướng của Lộc mũ bông, để kiếm được đồng tiền đâu dễ dàng gì. Đề phòng bọn thằng Lộc mũ bông ra tay với mình thì Hoàn đã tự sắm cho mình một con dao thái để phòng thân. Sống một cuộc sống luôn lo lắng chỗ ở, miếng ăn của mình bị lấy mất mà giờ đây Hoàn đã trở thành con người khác, ngôn ngữ của Hoàn là thứ ngôn ngữ giang hồ, Hoàn từng tham gia băng cướp Bãi Sậy và bị bắt phải ngồi tù 4 năm, sau khi ra tù thì Hoàn lại dính đến một việc khác nữa là bắt cóc con gái

của đối thủ cạnh tranh làm ăn mà người ta giao cho Hoàn là bắt được cô gái ấy, nhưng khi Hoàn gần tiếp cận đối tượng thì Hoàn lại nhận ra đó chính là cô bé Lửa cháy năm xưa, số phận đã đưa đẩy những người bạn gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu, Hoàn là người đi bắt cóc còn Quỳnh lại là người bị bắt cóc. Có lẽ không ai biết được rằng con thú hoang trong Hoàn còn có thể thuần dưỡng được nữa hay không,“ những năm tháng tù đày đã biến đổi Hoàn ra cái giống gì rồi”[43; 368].

Có lẽ trong những đứa trẻ ở ga Hải Thành thì cuộc sống của Phương chứa đầy đau khổ nhất, nó đã đẩy Phương tới con đường làm điếm. Sau cái buổi tối định mệnh ấy thì cuộc sống của Phương rẽ sang một con đường khác, từ một đứa trẻ sống trong nhung lụa với ngôi nhà 3 tầng đứng sừng sững ngay phố, nhưng cũng có ngày Hoàn lại không ngờ rằng “cô bé tiểu thư đài cát ấy lại có ngày phải ra nhà ga mà sống kiếp bụi đời”[43;115], chính do cái sự dậy thì sớm của Phương và những chuyến đi công tác xa nhà của mẹ làm cho lão bố dượng có cơ hội để hãm hiếp Phương, và Phương bị lão chiếm đoạt, lão liên tục đẩy Phương vào thế yếu buộc phải đáp ứng những gì mà lão muốn. Ông cha ta nói “tức nước thì sẽ vỡ bờ”, Phương bị dồn nén bức bách đến phát điên và điều gì đến cũng sẽ phải đến, Phương ra tay đâm chết lão bố dượng rồi bỏ chạy nhưng “một cô bé lá ngọc cành vàng như Phương, sảy nhà thì biết sa đâu bậy giờ” [43;156], Phương chỉ còn biết tìm đến Hoàn bởi vì đó là người bạn duy nhất của Phương. Một thời gian sau thì mẹ phương tìm được Phương, bà muốn đưa Phương vào Nam hi vọng làm lại cuộc đời nhưng khi tàu chuyển bánh thì Phương nhảy xuống sân ga để tới với Hoàn, Chính lúc Phương từ chối làm lại cuộc đời thì cuộc đời Phương rẽ sang một bước ngoặc mới “Phương trượt sâu vào con đường làm điếm”[43,158], Phương chấp nhận ra nhập với những đúa trẻ toa tàu để cùng kiếm kế mưu sinh nhưng cuộc sống vất vả không phải để dành cho Phương, thi thoảng “cô thường bỏ đi đâu đó vài ngày rồi lại về với rất nhiều quà cáp cho cả bọn”[43;233], cuộc sống của Phương sinh hoạt thất thường nhưng đối với Phương thì việc kiếm được miếng ăn dù cho làm gì cũng được ngay cả việc bán thân xác mình “ngủ với nó một tí mà được 20 nghìn, có thằng còn cho 30 nghìn”[43;235]. Chính hoàn cảnh con người ta đang sống đã đẩy những con người đang sống bình thường trở thành những tấn bi kịch, không còn là chính mình nữa. Bản chất của Phương bây giờ đã khác rất nhiều, không còn là cô bé tiểu thư ngày nào thấy Hoàn ngủ ngoài hiên đưa ra cho Hoàn trái táo mà bây giờ Phương lại trở thành gái điếm của nhà hàng Lá Thu. Cuộc sống của Phương sa đà

trượt dốc từu bi kịch này đến bi kịch khác nhưng có lẽ bi kịch về nỗi đau tinh thần là lớn hơn cả, nó khồng thể nào làm cho người ta quên đi mà trái lại càng đẩy đưa con người ta lâm vào cùng đường ngõ cụt.

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w