Điểm nhìn của người kể chuyện

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú (Trang 44)

KÍN CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ 3.1 Trần thuật đa chủ thể

3.2.1. Điểm nhìn của người kể chuyện

Không thể hiểu được sâu sắc tác phẩm văn học nếu ta không tìm hiểu điểm nhìn nghệ thuật. Bởi lẽ, để miêu tả, trần thuật thì nhà văn buộc phải xác định, lựa chọn điểm nhìn hợp lí. Trong văn học, điểm nhìn trần thuật được hiểu là vị trí người trần thuật quan sát, cảm thụ và miêu tả , đánh giá đối tượng. Người ta có thể nói đến điểm nhìn qua các bình diện vật lí, bình diện tâm lí (điểm nhìn bên trong hay điểm nhìn bên ngoài, giới tính, lứa tuổi…) qua trường nhìn của tác giả hay của nhân vật. Trong tác phẩm việc tổ chức điểm nhìn trần thuật bao giờ cũng mang tính sáng tạo cao độ. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp giá trị của tác phẩm bắt đầu từ việc nhà văn cung cấp cho người đọc cái nhìn mới về cuộc đời. Mặt khác thông qua điểm nhìn trần thuật, người đọc có dịp đi sâu tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểm phong cách của nhà văn.

Điểm nhìn trong tác phẩm được trao quyền cho nhà văn, là người đứng ngoài câu chuyện, theo sát bước chân của từng nhân vật trong tác phẩm. Điểm nhìn của người kể chuyện ngang bằng hoặc có lúc bị nhân vật khống chế. Điểm nhìn của người kể chuyện theo sát bước chân của Quỳnh, chủ yếu kể và thuật truyện nhưng không tham gia, can thiệp vào các hành vi và tình huống nhân vật, người kể chuyện đứng bên ngoài câu chuyện, điểm nhìn của người kể chuyện hướng tới Quỳnh dường như nắm

rõ mọi động tĩnh của Quỳnh: “Quỳnh đang đứng trước trung tâm ngoại ngữ không phải để học mà để mở đầu cho hành trình ra khỏi cuộc sống hiện tại”[43;8], điểm nhìn trao cho người kể chuyện là điểm nhìn bên ngoài, ở đó người trần thuật không cung cấp thông tin, không gợi dẫn, văn bản trần thuật chỉ bày ra các hình ảnh, biến cố của câu chuyện, sau những cuộc hoan lạc vào ngày sinh nhật của Quỳnh làm cho: “cảm giác mệt mỏi lan tỏa. Đầu óc Quỳnh như đang xuất hiện những khoảng trống. Đó là kết quả của những cơn lắc điên cuồng đây. Thần kinh đang tromg quá trình rỗng rễnh và mối mọt. Quỳnh ngáp dài một cái rồi ơ hờ nhìn qua cửa kính xe”[43;11].

Với điểm nhìn này người kể chuyện không có cái nhìn toàn tri về đời sống văn hóa xã hội, phong tục và tín ngưỡng. Bằng con mắt quan sát tinh tế, một sự bao quát lớn và một trí tưởng tượng sáng tạo phong phú đã dần dần phát họa nên bức tranh với nhiều màu sắc trong đời sống xã hội, đó là những cảnh buồn tẻ chán ngắt đối với Quỳnh “đấy là trung tâm thành phố nhưng đối với quỳnh nó xa lạ và tạm bợ”[43;11], một Hà Thành trong tâm hồn những cô gái mới lớn “là mùi hương hoa sữa, là tán sấu rợp vỉa hè, là chùm bằng lăng bạc phếch trên đường ra ngoại ô, là dây ti gôn phơ phất ven hàng rào bách thảo, là bóng sâm cầm hút bóng trên mặt Hồ tây, là màu áo xanh tình nguyện trước cổng các giảng đường lớn, là những cơn gió đầu đông rét buốt phất phơ khăn quàng cổ, là những trưa hè nóng nực ngột ngạt khói xăng xe”[43;11]. Điểm nhìn của người kể chuyện, tác giả hàm ẩn hướng nhiều vào chuyển động của nhân vật từ lúc Quỳnh ra nghĩa địa và bước xuống xe rồi hàng loạt những dòng độc thoại nội tâm chảy tràn xen kẽ vào đó là điểm nhìn của người kể chuyện. Điểm nhìn của người kể chuyện hướng tới hoạt cảnh bên ngoài “chiếc xe taxi chở Quỳnh ra bến xe phía đông vừa lúc chuyến xe vét trở về Hải Thành chuẩn bị chuyển bánh. Xe rất vắng, chỉ có khoảng dăm bảy hành khách ngồi lễnh loãng trên vài ba hàng ghế đầu. Quỳnh chọn hàng ghế giữa và gieo mình xuống một cách mệt mởi, không để ý đến xung quanh. Quỳnh nhắm mắt lại hi vọng được một giấc ngủ ngắn ngủi”[43;40]. Nhưng cũng không thể thiếu cái nhìn hướng vào kí ức, kí ức mù mờ Quỳnh chỉ thoáng cảm nhận: “Quỳnh sa vao mộng mị. Quỳnh thấy mẹ xuất hiện vè ngồi xuống bên cạnh mình”[43;40].

Như vậy thông qua điểm nhìn của người kể chuyện, các biến cố sự kiện của những câu chuyện được tái hiện một cách trọn vẹn, chân thực và sinh động. Ngoài ra với một diện nhìn rộng, người kể chuyện có thể bao quát hầu như toàn bộ bức tranh về

mọi mặt của nhân vật của xã hội trong những đặc trưng văn hóa sinh hoạt khiến cho người đọc có cái nhìn sâu sắc và đầy đủ hơn về quá khứ cũng như thời hiện tại. Cùng với diễn biến tâm lí của Quỳnh thì vùng không gian liên tục được di chuyển từ Hà Thành tới Hải Thành và dừng lại ở Quảng Thành.

Điểm nhìn của người kể chuyện hướng tới hoạt động của nhân vật nhưng điểm nhìn có giới hạn chứ không thể bao quát hết được các biến cố có thể xảy ra với nhân vật, “Quỳnh nhìn phía trước, thấy có một vệt phố dài với khá nhiều ánh đèn. Cũng chẳng biết là thị tứ nào, nhưng quan trọng gì, Quỳnh cứ thế lẳng lặng bước về phía ấy, mặc chiếc xe chết tiệt nằm lạ bên đường”[43;45], điểm nhìn của người kể chuyện cứ thế di chuyển theo bước chân của nhân vật từ không gian bên ngoài cho tới trong căn phòng nơi Quỳnh trú ngụ, sau trò lên đồng do Phong nghĩ ra, Quỳnh chơi sung sức hết mình nhưng sau đó “Quỳnh cứ để nước chảy lên người và bắt đầu cảm nhận thấy sự mệt mỏi trên từng làn da thở thịt. Hai bắp đùi Quỳnh đau như có người cấu véo. Bộ ngực cũng như mới được nhào nặn lại. Chạm đâu đau đấy, sờ đâu nhức đấy. Quỳnh vuốt bờ mu giữa hai háng, khẽ cảm thấy tê bì” [43;47]. Di chuyển điểm nhìn từ hiện tại cuộc sống của Quỳnh, điểm nhìn của người kể chuyện được di chuyển hướng về quá khứ với nghĩa quân Bãi Sậy, điểm nhìn lúc này di chuyển liên tục, có khi đó là điểm nhìn về phía Quỳnh rồi như ống kính camera quay cận cảnh tiềm thức của Quỳnh về với vùng không gian chập chờn lay động “không gian trước mặt như đang trôi đi trong tầm mắt của Quỳnh- một mảnh trăng treo hờ hững. Những tầng mây vần vũ trong sự thay hình đổi dạng, khi mang sắc vàng, khi pha sắc trắng, khi lặng ngắt màu chì. Rồi cao hơn nữa là lác đát những vì sao đang nhấp nháy”[43;79] “thoắt ẩn thoắt hiện trong ánh nhìn trải rộng là những mặt hồ loang loáng nước”[43;79].

Điểm nhìn tác giả hàm ẩn đi sâu vào vô thức, giấc mơ của Quỳnh, ở đó là một khoảng không rộng lớn với rất nhiều sậy “cảm giác được nghĩ ngợi giữa bao la rừng sậy thế này thật là khoan khoái. Nhưng vùa đặt mình chạm đến chiếc ghế, lập tức một vật gì đó lao thẳng vào Quỳnh khiến Quỳnh bật ngửa ra và thân mình bị treo giật lên giữa khoảng không trung mờ tối”[43;82]. Rồi người kể chuyện lại di chuyển điểm nhìn vào gần hơn nữa “Quỳnh nhìn thấy thấp thoáng trong đó có một bàn tay da trắng, những bàn tay không làm đau Quỳnh nhưng chúng đua nhau làn tìm, ve vuốt cơ thể khiến Quỳnh không chịu nổi. Có một bàn tay giật mạnh tấm áo của Quỳnh, cả một mảng lưng trắng bóc của Quỳnh phơi ra giữa ánh trăng”. Từ điểm nhìn người kể

chuyện tới điểm nhìn được trao cho nhân vật là một thành công của Nguyễn Đình Tú nhưng đôi lúc điểm nhìn của người kể chuyện không phải lúc nào cũng thống nhất với nhân vật và giữa các nhân vật điểm nhìn lại khác nhau. Chính điều đó mang lại hiệu quả nghệ thuật nhằm khám phá đời sống từ nhiều chiều kích khác nhau.

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w