Hành trình kiếm tìm bản thể

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú (Trang 32 - 35)

Một khi con người ta đã đánh mất chính mình thì việc tìm lại quả là không dễ dàng gì, nếu họ quay lại thì họ có hòa đồng với cuộc sống được hay không hay là “ngựa quen đường cũ”, nhưng dù sao thì một con người khi đã lầm đường lạc lối đều muốn quay lại ngày xưa của mình nhưng căn bản là họ co đủ niềm tin để quay lại với chính mình hay không.

Kiên từ một đưa trẻ có mẹ trở thành một đứa trẻ “mồ côi”, khi biết được sự thật mình không phải là con của mẹ Lan, mà Kiên được bà Lan nhặt được Kiên trên ghế đá chờ ngoài sân ga, từ đây Kiên sẽ là “một thân phận côi cút giữa cõi đời rộng lớn mênh mông”, Kiên đã phải nghỉ học khi trình độ chỉ đến lớp 6, từ đó Kiên trở thành thủ lĩnh của nhóm những đứa trẻ vô gia cư. Nếu không có Bác Mẫn giúp đỡ, đưa Kiên ra cuộc sống đó thì chắc có lẽ hiện giờ số phận Kiên đã thay đổi theo một hướng khác. Từ đứa trẻ lang bạc bụi đời chuyên nhặt rác giờ “cái lều nhặt rác năm xưa giờ đã thành ngôi nhà nhỏ xinh xắn”[43;330].

Hoàn cảnh thay đổi thì con người cũng đổi khác, Quỳnh từ một cô bé xin xắn sống trong một vùng quê yên bình cùng ông nội và người mẹ hết mực yêu thương con mình, đối với Quỳnh cái đẹp nhất ở quê chính là con đê, nhiều khi Quỳnh tự thắc mắc phía bên kia của con đê có phải là tất cả những gì dài rộng bí ẩn của cuộc đời, “đứng trên mặt đê sẽ định hướng được hướng nào có thể ra khỏi làng, sẽ biết cần phải làm gì để khám phá cái phần còn lại vô cùng rộng lớn của cuộc đời”[43;310]. Trong một lần Quỳnh được mẹ dẫn lên tỉnh thăm bố, chính cái lần đầu tiên được lên thăm nơi bố làm việc đó cũng chính là lần làm thay đổi ngã rẽ cuộc đời Quỳnh, Quỳnh - cô gái đến từ biến cố cháy chợ để rồi số phận rẽ sang một hướng khác, sống một cuộc đời khác. Quỳnh bị lạc mẹ ngay cái hôm mẹ dẫn Quỳnh ra chợ để thưởng thức các món ăn thành phố và chính lúc đó Quỳnh rời xa mẹ của mình, trận hỏa hoạn làm cháy chợ nhưng Quỳnh đã thoát ra từ miệng cống, lúc này Quỳnh gặp được Kiên, những chấn động về vụ cháy chợ đã làm cho Quỳnh (trong thời gian này được mã hóa mang tên Lửa cháy) phải mất sáu tháng sau mới nhớ ra tên của mình, phía sau những con phố là cái nhà ga tồi tàn ở nơi ấy “cô bé Lửa Cháy tự nguyện gia nhập”, dần dần thì Lửa cháy cũng quen

với cuộc sống bụi đời. Bị lạc mẹ năm lên mười tuổi, Quỳnh sống cùng đám trẻ bụi đời trong một toa tàu cũ bỏ không tại nhà ga Hải Thành. Kể từ biến cố cháy chợ, cô đã tiếp thu những văn hoá xó chợ, sân ga, sống trong không gian “tà đạo” thay vì một không gian “chính đạo” hiền hậu, bao dung và an lành nơi làng quê với mẹ và ông nội. Giá trị văn hoá, giá trị niềm tin trong lịch sử thường được thử thách bởi các biến cố. “Thuỷ - hoả - đạo - tặc” là bốn liều thuốc thử cho kết quả rõ rệt nhất. Cô bé Quỳnh sau khi gặp hoả hoạn và thoát chết nhờ ngã xuống cống ngầm chứa nước thải đã biến dạng “không biết là người hay ma”, ngay tại thời điểm đó, căn tính người ở cô đã có những biểu hiện biến chất. Đến lúc Lửa cháy đến tuổi dậy thì thì Phương đã đưa Lửa cháy vào con đường làm phò “ đó là cách kiếm tiền nhàn hạ nhất đối với những đứa bụi đời gái ở quanh xóm liều này”[43;234]. Cũng tại toa tàu hoang phế, vào trước đêm cô được dẫn đi bán trinh, cô đã mất đi thứ quý giá nhất ấy một cách đẹp đẽ và tinh khôi trong những mờ nhoè thức tỉnh và mê mụ, sau đó Lửa cháy đi làm phò và phải tiếp những vị khách đầu tiên, nhưng đó không phải là những gì cô bé có thể làm. Những tháng ngày được tiếp xúc với nhiều loại đàn ông khác nhau mà đến bây giờ Lửa cháy có thể gọi tên các thứ mùi khác nhau của đàn ông. Sau này, khi tìm lại được gia đình, Quỳnh đã không thể trở lại sống một cuộc sống bình thường. Sự hụt hẫng khiến cô khao khát tìm về bản thể xưa cũ mà cô cho rằng đã bị đánh tráo ở nhà ga Hải Thành ngày nào.

Cuộc sống của mấy năm bụi đời đã để lại những ám ảnh khủng khiếp trong cô, khiến cô luôn phải đối mặt với ký ức bằng khả năng phân loại đàn ông qua những thứ mùi khác nhau. Điều cô kiếm tìm là thứ mùi của lần chung đụng đầu tiên với Kiên, cậu bé hơn cô 2 tuổi trong toa tàu hoang, đó là thứ mùi tinh khôi của tuổi dậy thì, bụi bặm mà trong trẻo, khi mà sự dâng hiến vượt lên nhục cảm đầu đời. Cô đã tìm lại cảm giác đó bằng nhiều chàng trai khác nhau để rồi lần lượt thất vọng. Quỳnh đã tìm kiếm đến hoang hoải, mụ mẫm cái mùi của ký ức, từ chàng gia sư tiếng Anh đến Tráng, và dừng lại ở Phong cùng nhóm 12 con giáp, nhưng thứ cô nhận về chỉ là sự rỗng rễnh về tinh thần và phạc phờ về thể xác.Trước khi quay trở về thì Quỳnh đã kịp làm một động tác vứt chiếc thẻ ATM xuống biển Quảng Thành và nói với anh chàng KFC “ Quay lại thôi, đã đến lúc tôi phải đi tiếp rồi!”

Có thể nói quan niệm nghệ thuật về con người là một công cụ cần thiết để xem xét văn học, bởi vì văn học là nhân học. Qua đó nó giúp chúng ta đánh giá chiều sâu trong việc khám phá về con người của một nhà văn. Nguyễn Đình Tú là nhà văn luôn

luôn trên bước đường đì tìm hiểu sâu sắc về bản thể con người, có một bước đột phá những giới hạn về con người của những nhà văn đi trước. Các kiểu con người cô đơn lạc loài, vô thức tâm linh, con người đánh mất chính mình và trên bước đường tìm lại bản thể được kết hợp với việc phản ánh một thế giới hỗn độn, rã đám, xô bồ bất trắc. Với việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm của anh, chúng ta thấy được Nguyễn Đình Tú đã đóng góp một phần cho văn học Việt Nam và mở ra một hướng quan niệm mới mẻ làm mới thêm quan niệm về con người trong văn học đương đại.

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w