Kết cấu lồng khung

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú (Trang 54 - 56)

KÍN CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ 3.1 Trần thuật đa chủ thể

3.3.2. Kết cấu lồng khung

Kết cấu truyện lồng truyện là dạng đặc biệt của kiểu kết cấu liên văn bản trong văn học hậu hiện đại. Kiểu kết cấu này phá vỡ tính thuần nhất của cốt truyện tạo nên cấu trúc đa tạp “hai (thậm chí nhiều hơn) trong một” tác phẩm. Cần có một không gian tương đối rộng để dung chứa hai cốt truyện trở lên, có thể nói các tác giả này chỉ sử dụng thủ pháp này với tiểu thuyết. Kiểu lồng ghép cốt truyện thưc ra cũng không mới nhưng nếu trước đây các tác giả chỉ nhằm mục đích làm cho bức tranh đời sống phong phú hơn thì tác phẩm hậu hiện đại xem đó như một cuộc chơi văn bản, cuộc chơi các nhân vật.

Kín là cuốn tiểu thuyết có kết cấu lồng khung, nhiều tuyến truyện cùng tồn tại và chạy song song trong một tác phẩm là đặc điểm riêng và nổi bật thường thấy trong tiểu thuyết của anh. So sánh với Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh thì tác phẩm có kết cấu phân mảnh, cốt truyện bị loãng hóa tối đa hoặc không có cốt truyện, tiểu thuyết

Thiên thần sám hối là mảng lắp ghép các mảnh hiện thực, song nó không phải là tác phẩm có kết cấu song tuyến, còn Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái tuy có kết cấu song tuyến nhưng không phải là tác phẩm mang kết cấu phi trung tâm.

Tiểu thuyết Kín được xây dựng bởi 3 mạch, một mạch truyện về hiện tại của Quỳnh, mạch truyện về cõi ảo và mạch truyện về lịch sử. Các mạch truyện chạy song song, độc lập với nhau, không đan xen với nhau nhưng lại lồng khớp với nhau. Người đọc khi đọc xong tác phẩm rồi mới nhận ra rằng hai câu chuyện đều có vòng tròn đồng tâm, chúng đều gặp nhau tại một điểm. Cái vòng tròn lớn là câu chuyện kể về một cô gái vào ngày sinh nhật lần thứ 20 của mình đã ra đi bởi vì cô nhận thấy rằng mình không thể sống quay cuồng trong thực tại khi mà con tim mình đã chết, Quỳnh muốn tìm về với cái bản thể xưa cũ những đối với Quỳnh nó lại quá khó khăn, câu chuyện được kể bởi người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện theo dõi từng bước phát triển tính cách của nhân vật. Câu chuyện thứ hai là câu chuyện của một người kể chuyện xưng là “tôi” đồng thời là một nhân vật trong câu chuyện, mở đầu là hình ảnh một bào thai nằm trong bụng mẹ cảm thấy cuộc sống chật chội và muốn thoát ra ngoài “ Đầu tôi chúc xuống, xung quanh người tôi là một đống dây nhơ nhằng nhịt, thỉnh thoảng tôi lại bị chèn ép đến tức thở. Điều này vẫn không có gì là lạ bởi vì tôi vẫn chịu cảnh đó suốt bao nhiêu tháng qua” [43;19], rồi quá trình lớn lên của nhân vật tôi trong một ngôi làng mà ở đó người ta rất hay thờ Mẫu, cầu đồng, đây là một yếu tố tâm linh góp phần làm phát triển tính cách nhân vật. Mạch truyện thứ hai người đọc tưởng như đó là hai câu chuyện với những tình tiết khác nhau, một bên là nhân vật xung tôi tự kể về mình, một bên là tác giả hàm ẩn kể về nhân vật. Từ đầu đến cuối dường như các chương không ăn nhập gì với nhau, đó chỉ là những chương rời rạc, nếu như ở chương một tác giả kể về Quỳnh thì chương 2 tác giả để cho nhân vật xưng tôi khi còn nằm trong bụng mẹ tự thuật cuộc đời mình, các chương cứ xen kẽ nhau chạy dài trong văn bản từ chương 1 đến chương 31.

Kiểu kết cấu lồng khung này cần một không gian rất rộng để bao chứa toàn bộ cuộc đời nhân vật, đọc xong tác phẩm ta nhận ra rằng đó chỉ là một câu chuyện trong hai mạch truyện chạy song song trong vòng 20 năm từ khi nhân vật còn nằm trong bụng mẹ đến ngày sinh nhật lần thứ 20. Không gian trải dài từ không gian miền quê tới không gian thành thị, hai cốt truyên tưởng có vẻ đối lập nhau nhưng thật ra chúng lại hài

hòa với nhau, cùng tiến những bước tiến trên văn bản , một bên là chuỗi kí ức trẻ thơ thuộc về quá khứ, một bên là hiện tại nhân vật với không gian Hà Thành- Hải Thành.

Hai mạch truyện này có nhiều đặc điểm đối lập nhau về tần số sự kiện, nghệ thuật trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ… nhưng lại đan hòa vào nhau nhờ có chung một xác tín: cuộc đời của Quỳnh trong hành trình tìm về với bản thể.

Qua một số đặc điểm phân tích nói trên, ta có thể rút ra một điều, với việc sử dụng hình thức truyện lồng truyện, Nguyễn Đình Tú đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong nghệ thuật viết tiểu thuyết, nó đã đưa người đọc đến với những khả năng mới của tiểu thuyết, nó báo hiệu một ý thức mới về thể loại, nó đã góp phần trả lời câu hỏi: Có thể viết tiểu thuyết như thế nào một cách tự giác hơn?, Nguyễn Đình Tú với phong cách của mình anh đã làm được những gì mà như nhà văn Nguyễn Bình Phương đã từng nói:“ Tiểu thuyết chúng ta quá từ tốn, quá đủ tự tin với con đường nó đang đi. Hình như đa số các nhà tiểu thuyết chúng ta từ trước tới nay thống nhất triệt để với nhau trên khía cạnh kết cấu tiểu thuyết. Vậy thì đến giờ phút này, nên chăng cần có một số mạo hiểm gây bất đồng ở đúng cái chỗ sự thống nhất triệt để ấy, cho tiểu thuyết thêm phàn phong phú? Tiểu thuyết hôm nay là cái mà nhà văn hôm nay sẽ phải làm và không nên cày xới giống y hệt như các nhà văn tiền bối đã làm ngày hôm qua”. ( Giá như tiểu thuyết có những bước mạo hiểm- Nguyễn Bình Phương, trích từ www.vnn.vn)

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú (Trang 54 - 56)