Nghệ thuật kết cấu

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú (Trang 50 - 51)

KÍN CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ 3.1 Trần thuật đa chủ thể

3.3. Nghệ thuật kết cấu

Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Có thể thấy kết cấu là phương tiện tổ chúc hình tượng nghệ thuật và khái quát tư tưởng cảm xúc. Lựa chọn một kết cấu nào nhà văn bao giờ cũng nhằm nâng cao sức biểu hiện của đề tài và chủ đề, tăng cường sức tác động nghệ thuật, phục vụ tối đa cho nhiệm vụ nghệ thuật và tư tưởng tác phẩm.

Lại Nguyên Ân cho rằng : “ Kết cấu tác phẩm bao gồm việc phân bố các nhân vật (tức là hệ thống các hình tượng) các sự kiện và hành động (kết cấu cốt truyện), các phương thức trần thuật (kết cấu trần thuật như là sự thay đổi các điểm nhìn đối với cái được miêu tả), chi tiết hóa các khung cảnh hành vi, cảm xúc (kết cấu chi tiết), các thủ pháp văn phong (kết cấu ngôn từ), các truyện kể xen kẽ hoặc các đoạn ngoại đề trữ tình (kết cấu các yếu tố ngoài cốt truyện)”[2;168].

Từ điển thuật ngữ văn học: “Kết cấu là phương tiện cơ bản tất yếu của khái quát nghệ thuật, kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm; triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả; tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hình tượng thẩm mĩ”[2;157].

Kết cấu có một vị trí quan trọng trong văn học, nếu như bố cục chỉ là sự sắp xếp các chương mục của tác phẩm theo một trình tự nhất định thì kết cấu lại chính là sự tổ chức nội tại của tác phẩm gồm: tổ chức cốt truyện, tổ chức các tình tiết, sự kiện, tổ chức hệ thống nhân vật, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật sao cho toàn bộ tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn.

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w