Kiểu con người vô thức, tâm linh 1 Con người của giấc mơ và dục tính

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú (Trang 25 - 27)

2.2.1. Con người của giấc mơ và dục tính

“Người ta là người với tất cả sự cao quý hèn hạ của con người”. Đã có một thời không xa lắm quan niệm ấu trĩ cho rằng phần vô thức phần bản năng chỉ có ở loài vật chứ không thuộc trong con người. Vì vậy, người ta phê phán những tác phẩm văn học có xu hướng hiện đại chủ nghĩa đi vào thể hiện phần vô thức, phần bản năng trong con người, quy nó vào chủ nghĩa Freud. Thực ra phân tâm học của Freud là một học thuyết thể hiện cách nhìn nhận con người đầy đủ nhưng chỉ có điều do tuyệt đối hóa cái vô thức mà ông đi đến chỗ phủ định vai trò chủ đạo của ý thức đối với hành động của con người trong đời sống hiện thực. Hơn nữa ông chỉ thừa nhận trong vô thực cái bản năng tính dục như là hạt nhân cơ bản mà không thấy những thuộc tính xã hội và văn hóa lịch sử của vô thức.

Hoạt động tâm lý của con người có ba tầng: tầng đầu là hệ thống vô thức – kho tàng của dục vọng và bản năng sinh vật. Nhưng bản năng và dục vọng này chất chứa những năng lượng tâm lý mạnh mẽ, phục tùng theo nguyên tắc khoái lạc và ra sức xâm tràn vào cõi ý thức để được thỏa mãn. Như vậy trong con người có ý thức và vô thức, có phần con bên cạnh phần người. Và cuộc sống của con người chỉ bình thường khi có đủ những phần ấy, vấn đề là ở chỗ con người phải biết điều chỉnh như thế nào để có sự tương hợp vừa phải giữa cái cá nhân và cái xã hội, giữa con người tự nhiên và con người xã hội.

Trong Tiểu thuyết Kín, có những lúc nhà văn đã nghiêng ngòi bút của mình về phần vô thức của nhân vật, thế nhưng nhà văn chỉ nghiêng những lúc cần nghiêng mà thôi. Chẳng hạn như có lúc Quỳnh dự định là sẽ tổ chức sinh nhật vào buổi sáng còn

đến tối vẫn có thể đến lớp học ngoại ngữ nhưng bây giờ “Quỳnh đang đứng trước trung tâm ngoại ngữ, nhưng không phải để học mà để mở đầu cho hành trình ra đi khỏi cuộc sống hiện tại” [43;8]. Nhưng thật sự Quỳnh đi đâu bây giờ Quỳnh cũng không thể biết được: “vậy thì đi đâu đây? Đi đâu để tìm được cái cần tìm? Quỳnh bần thần trước cổng trung tâm ngoại ngữ một lúc rồi gọi taxi ra nghĩa địa” [43;9]. Chính những lúc trong đầu óc Quỳnh không nghĩ được gì là lúc Quỳnh đi theo bản năng vô thức của mình, Quỳnh có ý nghĩ là sẽ rời khỏi nơi đây để đi tìm một Hải Thành đâu đó mờ trong kí ức nhưng chính bước chân vô thức đã đưa Quỳnh đến trước mộ mẹ. Ám ảnh về mẹ lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí Quỳnh qua những giấc mơ, ở đó Quỳnh được gặp mẹ, được trò chuyện cùng với mẹ: “Mẹ gọi Quỳnh đi ra sau vườn nhưng đó không phải là mảnh vườn nhà Quỳnh ở dưới quê. Khu vườn đó Quỳnh đã quá quen thuộc, nhắm mắt Quỳnh cũng biết đâu là gốc roi, đâu là gốc bưởi…” [43;78] nhưng rồi Quỳnh sa vào mộng mị: “Quỳnh nhắm chặt mắt lại, cố gạt những âm thanh chiến trận ấy ra khỏi đầu. Nhưng không sao thoát được. Người Quỳnh chao đi chao lại và Quỳnh có cảm giác như bề ngoài lớp da của mình có sự va chạm rất lạ” [43;82].

Quỳnh lạc vào cõi u mê của hoài niệm, trong đó Quỳnh nhìn thấy mẹ của mình, người mẹ đã vì Quỳnh mà ra đi, khi mẹ mất thì Quỳnh vẫn còn đang ở một xó xỉnh nào đó trong toa tàu bỏ hoang. Nhắm mắt lại Quỳnh thấy mẹ, Quỳnh cứ nghe thấy cái âm thanh cứ phát ra ngay bên cạnh Quỳnh, Quỳnh phải tự trấn tĩnh đi cảm giác của mình “ hàng mộ này là dãy phố của những người âm. Nghĩa địa này là thành phố ma. Quỳnh đến với thành phố ma thì phải gặp ma thôi.”[43;13]. Có lẽ con người ai cũng có một phần đời sống tâm linh cho riêng mình và Quỳnh cũng vậy, Quỳnh vẫn thường xuyên ra nghĩa địa gặp mẹ, vẫn tự thủ thỉ với chính mình nhưng thực chất Quỳnh đang muỗn nói cùng mẹ “Tại sao bố lại trồng cây lam tường trong vườn nhà hả mẹ? Ngày xưa mẹ có yêu loài hoa đó không? Bố có bao giờ ra đây thăm mẹ không? Con ít ra đây với mẹ đã đành, bố cũng không ra với mẹ nữa, mẹ có buồn không? Mà sao con không nhìn rõ hình thù của mẹ? Có phải mẹ về với con đó không?” [43;16] . Việc khám phá sâu vào lĩnh vực tâm linh, mở ra những miền phong phú bí ẩn khôn cùng của con người ở nhiều bậc thang giá trị, ở những tọa độ khác nhau, ở nhiều chiều kích.

Giấc mơ là một phần của đời sống, nó như ẩn sâu trong miền tâm linh vô thức của mỗi người, góp phần làm thăng hoa, thêu dệt thêm điều kì diệu cho cuộc sống, nó là nơi vô thức lấn sân đòi được thể hiện trước sự kiềm nén của ý thức. Nhà văn tạo ra

con người với mô típ giấc mơ thực hư lẫn lộn, nơi ấy huyền thoai và thực tế đan quyện vào nhau. Giấc mơ gắn liền với di chứng của những hoang tưởng trong tinh thần con người. Bởi vì con người của cuộc sống hôm nay phải chịu đựng quá nhiều di chứng tinh thần đã khoét sâu vào trí não họ. Tấn công thẳng vào vết thương ấy sẽ tạo nên cú sốc tâm lí cho độc giả nên trong tiểu thuyết nhà văn đan cài vào đó con người của những giấc mơ.

Trong phần vô thức của con người không chỉ có phần vô thức giấc mơ mà nó còn là một phần của bản năng mà theo Freud là xung năng (libido), ở đó con người không thể kiềm chế được dục tính của mình bởi đó là một phần của cuộc sống. Quỳnh đã nếm thử cái cảm giác dư vị đầu đời từ Kiên khi mới 14 tuổi, cô bé đã không ý thức được việc mình làm, nhưng cũng chính do hoàn cảnh xã hội đẩy hai đứa trẻ tới việc tìm kiếm trên thân thể của nhau, cái lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi cần phải được che chở trước mọi cám dỗ của xã hội nhưng ở hai đứa trẻ trong toa tàu vào một ngày mưa cuối đông đã tìm đến nhau. Nằm trong chăn cùng Lửa cháy Kiên bỗng cảm thấy con người mình có sự thay đổi: “Một mầm chồi gì đó bừng lên sức xuân như mọc ra từ người Kiên và ngày càng vươn dài nhưng khao khát vô hình. Chồi xuân ấy chạm nhẹ vào thân hình ấm nóng trước nó và những ý nghĩ lạ lùng cứ ùa về xâm chiếm Kiên” [43;230], thế rồi hai con người cô đơn ấy cứ thế xoắn xuýt vào nhau: “Cái chồi xuân không chịu chờ đợi ý nghĩ xa vời và viển vông ấy. Những cánh tay cứ thế ôm chặt lấy nhau. Những cẳng chân cứ thế quặp chặt lấy nhau. Cái chồi xuân mới nhú cứ thế tìm đến khe ngọc mà thả sức vươn mình lớn bổng” [43;241]. Sau này khi đã lớn lên thì Quỳnh vẫn không thể thoát khỏi bản năng dục vọng chi phối, Nga từng bảo rằng Quỳnh là đứa cuồng sex, Quỳnh tìm đến với Tráng trong khoái cảm: “Những bàn tay lần nhau sờ soạn, vuốt ve, mơn trớn…những bàn tay lần tìm cảm giác dưới lớp bọt phủ kín mặt bồn. Tròn đầy, móp méo, u cục, lồi lõm, mềm mại, rắn chắc trải ra co lại trong lòng bàn tay” [43;256].

Một phần của tài liệu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w