KÍN CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ 3.1 Trần thuật đa chủ thể
3.1.2. Người kể chuyện ngôi thứ nhất và khả năng khám phá chiều sâu thế giới nội tâm nhân vật
giới nội tâm nhân vật
Người kể chuyện- đây là một sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật, là công cụ do nhà văn hư cấu để kể chuyện. Việc tác giả lựa chọn người kể chuyện nào để hoàn thành không phải là sự ngẫu nhiên mà nó mang tính quan niệm, nhằm mục đích chuyển tải tư tưởng nội dung một cách hiệu quả nhất. Tiến sĩ Trần Huyền Sâm đã nêu ra 5 chức năng của người kể chuyện: chức năng trần thuật, chức năng quản lí bao quát câu chuyện,chức năng truyền đạt thông tin và bình luận, chức năng chứng thực điều được kể, chức năng biểu lộ quan điểm. Người kể chuyện là một cách để tác giả lí giải con người trong văn bản trần thuật. Lựa chọn người kể chuyện ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba đều là dụng ý nghệ thuât của tác giả.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa rằng “người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật, trong tác phẩm văn học chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm… hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh”. Trong Kín sử dụng người trần thuật
ở ngôi thứ nhất, hình thức kể chuyện ở ngôi thứ nhất phổ biến trong tiểu thuyết hậu hiện đại, câu chuyện đáng tin cậy hơn bởi vì người kể không phải là ai đó đứng ở đâu xa lạ, trên cao hay ngoài xa rồi phóng tầm mắt quan sát mọi chuyện mà hòa mình trực tiếp tham gia vào các biến cố nhất là khi người kể chuyện đóng vai nhân vật chính, nhân vật người trần thuật đã xuất hiện với tư cách cái tôi chứng kiến. Dùng “tôi” làm đầu mối thường có hai trường hợp: hoặc là quan điểm của tôi có thể thể hiện đầy đủ quan điểm của tác giả, tác giả bèn nhường lời cho nhân vật hoặc nhập người kể chuyện và tôi là một để đi sâu khai thác bên trong tâm hồn. Người trần thuật với nhân vật tôi là người trần thuật chủ đạo, dù ở vị trí nào thì người trần thuật là nhân vật tôi vùa dẫn truyện vừa tham gia đối thoại, độc thoại, vừa trăn trở suy tư. Trần thuật ở ngôi 1 cái tôi ấy dễ dàng luồn lách, đột phá vào chiều sâu nội tâm con người, khám phá những trạng thái bí ẩn trong tâm hồn nhân vật.
Như đã nói, việc lựa chọn người trần thuật ngôi 1 sẽ giúp nhân vật có cái nhìn phân tích cận cảnh hơn, Nguyễn Đình Tú chọn cái “tôi” là Bình để kể về câu chuyện của những đúa trẻ bụi đời năm nào đã cho thấy được cái nhìn chủ quan, thực tế hơn.
Nhân vật kể chuyện xưng tôi, tôi kể về tôi, tôi nghe, tôi thấy, tôi cảm xúc, suy nghĩ. Những câu chuyện đều được bộc lộ ra từ đáy lòng. Tất cả những người kể chuyện trong tác phẩm đều có quan hệ với nhau, với cái tôi tự kể về mình, kể về người khác theo quan điểm của chính mình đã giúp cho nhân vật tự do bộc lộ nhận xét, đánh giá, cảm xúc suy nghĩ của mình. Chính vì người trần thuật là người kể chuyện, đồng thời là nhân vật của chính câu chuyện mà nó kể lại. Nguyễn Đình Tú đã dùng phương thức trần thuật chủ quan, tức là sự trần thuật được tiến hành chủ quan của một nhân vật. Điều này cho phép người trần thuật có khả năng nhìn rõ mọi biến cố trong câu chuyện, có khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm. Nhân vật Bình được tác giả để cho dùng lối viết nhật kí để bộc lộ cái nhìn của mình trước hiện tại, được chứng kiến hoạt động của nghề làm báo và theo dòng ý thức của nhân vật thì độc giả quay trở về quá khứ để hiểu rõ hơn về cuộc đời của từng nhân vật, người kể chuyện xưng tôi bộc bạch cuộc đời của mình, xuất hiện với tư cách là nhân viên của tòa soạn báo Ngọn lửa hồng, nhân vật xưng tôi viết nhật kí để lưu lại những cảm xúc chân thành của mình và cách viết nhật kí đối với Bình có thể đó là “ một cách để mình có thể bứt ra khỏi đời thường, trốn vào một góc khuất với những lắng suy chiêm nghiệm hay trải lòng ra cùng với những hồi cố bất tận” [43;31].
Nhân vật xưng tôi đã tự thuật cuộc đời của mình qua nhật kí với một lí lịch trích ngang để độc giả có thể hiểu sơ qua về người kể chuyện ngôi thứ nhất này :
“ Tên: Thanh Bình.Biệt danh: Bình “cáy” (vì dát như cáy ngày. Hi,hi…).Giới tính: Nam.Tuổi: 22.Dân tộc: kinh.Tôn giáo: không.Trình độ: đại học.Chuyên môn: báo chí.Nghề nghiệp: phóng viên.Cơ quan: báo Ngọn lửa hồng.Sở thích: đọc sách văn học và cắn móng tay.Tính tình: sống nội tâm.Quê quán: Hải Thành.Trú quán: Hà Thành” [43;32].
Nguyễn Đình Tú chọn cách viết nhật kí để nhân vật bộc lộ nội tâm của mình nhiều nhất. Bởi ai cũng biết rằng nhật kí là nơi mà con người ta trải lòng mình ra đó một cách chân thật nhất, đúng với cảm xúc suy nghĩ của mình nhất. Khi một ai đó viết nhật kí thì đó chính là lời nói thật của họ, lời nói đó không phát ra từ ngôn ngữ nói mà bằng ngôn ngữ viết. Nguyễn Đình Tú đã để Bình thuật lại cuộc đời của Kiên, quá khứ khi còn ở nhà ga Hải Thành của Kiên. Tác giả không để cho người kể chuyện ngôi ba toàn tri biết tuốt kể về cuộc đời Kiên mà để cho người kể chuyện xưng tôi nói về Kiên, đó là một người bạn thân thuở nhỏ, sử dụng ngôi kể một giúp đọc giả nhận xét độ chính xác của câu chuyện nhiều nhất. Qua điểm nhìn của Bình thì Kiên là “một người bạn đặc biệt” để lại ấn tượng mạnh mẽ trong Bình: “Cậu ấy là trẻ mồ côi khi mới mười hai tuổi đời. Lần đầu tiên mình đã bị ám ảnh bởi hai từ “mồ côi” [43;33].
Có lẽ chỉ có người kể chuyện xưng tôi mới có thể đưa người đọc theo cuộc hành trình lần mò vào khoảng kí ức của Kiên để nắm lấy cuộc đời nhân vật. Người trần thuật trong vai trò là người kể chuyện, là nhân vật trung tâm của câu chuyện, độc giả có thể thấy được nội tâm nhân vật rất rõ nét. Nhân vật xưng tôi có cái nhìn đánh giá về những người bạn của mình một cách đa chiều. Họ là những đứa trẻ bụi đời, sống lang bạc, mỗi đúa trẻ có một hoàn cảnh riêng, đến từ những vùng đất khác nhau nhưng lại gặp nhau tại ga Hải Thành. Đối với Bình thì cuộc sống của Kiên và đám bạn của Kiên “ như là một tấm gương phản chiếu phần cuộc sống khác mà mình không có, mình thích thú soi vào đấy để nhận thấy phần sau lưng đầy khuất lấp không dễ nhận ra” [43;38]. Khi Bình càng tiếp xúc với Kiên và những người bạn của Kiên thì Bình càng nhận ra ở mỗi người là một sự cô đơn hay là một nỗi ám ảnh khủng khiếp nào đó đang len lỏi vào bên trong tâm hồn của họ, nhưng chính những người bạn ấy “là những lằn sáng hắt lên quãng đời thơ ấu của mình” [43;39].
Điều đặt biệt ở người trần thuật ngôi thứ nhất xưng tôi đó là cơ hội để nhân vật bộc lộ thế giới nội tâm. Thế giới nội tâm của con người đầy phong phú và ở đó chất chứa nhiều tâm sự mà người đọc có thể hiều về nhân vật nhiều hơn. Với người kể chuyện xưng tôi, Nguyễn Đình Tú đã bộc bạch tâm sự, nỗi niềm của mình trước những gì mà nhân vật trải nghiệm. Vào buổi đi làm thứ hai ở tòa soạn báo Ngọn lửa hồng, trong một lần đi thu thập tin tức về nghề nghệ sĩ qua các công ty dịch vụ bảo vệ thì Bình đã gặp lại Kiên: “ Sau những cảm xúc ban đầu, cả hai đã cố gắng đặt ra một lộ trình tiếp xúc để khỏi bối rối. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra để rồi rút lại. Rất nhiều hồi cố loang chảy để rồi giật mình trở về hiện tại”[43;69], trong mắt Bình thì hiện tại Kiên đã là một vệ sĩ của công ty vệ sĩ Hoàn Cầu, đã rất lâu rồi bây giờ Bình và Kiên mới có thể gặp lại nhau. Tất cả quá khứ hiện lên giữa hai con người cách đây 7 năm là những người bạn của nhau. Bình cảm thấy vui mừng và hồi hộp, lúc này “ mình bỗng thèm hút một điếu thuốc. Trong đời mình đây là điếu thuốc thứ mấy nhỉ? Bên kia làn khói thuốc có lẽ Kiên cũng lục lại kí ức với rất nhiều những trang buồn thời niên thiếu. Lần đầu tiên mình cảm thấy thuốc lá ngon trước đây là điều mình không thể tưởng tượng được. Trong làn khói thuốc lá dường như mình nhìn Kiên rõ hơn…”[43;70].
Qua dòng kí ức của Bình thì độc giả lần dở cuộc đời của từng nhân vật với cái nhìn chủ quan, khi gặp Kiên, nhìn lên khuôn mặt của Kiên thì bình nhân ra rằng:
“ nét can trường của một đứa bé mang phong độ thủ lĩnh vẫn còn hiện lên đây đó trên khuôn mặt của một thanh niên 22 tuổi mang trên mình bộ đồng phục vệ sĩ. Nét can trường ấy đặc biệt phát lộ trong đêm huyết chiến cuối cùng ở nhà ga Hải Thành. Buổi tối hãi hùng ấy còn trở đi trở lại nhiều lần trong những ác mộng của mình sau này”. Có lẽ chính quá khứ của con người cô đơn, bụi đời đã ám ảnh đến Bình mãi tới lúc trưởng thành, độc giả xuôi theo dòng kí ức của Bình để đến với Kiên, với Hoàn, với Phương, với cô bé Lửa cháy, tất cả “đó là những người bạn đặc biệt trong thời niên thiếu quá ư bằng phẳng và nhạt nhẽo của một đúa trẻ nhút nhát hay cắn móng tay và đổ mồ hôi trộm có cái tên là Bình “cáy” như mình” [43;71]
Chính cuộc đời của những đứa trẻ nhà ga Hải Thành năm nào hiện lên trong kí ức của Bình, Bình nhớ lại cái buổi tối kinh hoàng ấy với một nỗ sợ khủng khiếp, có lẽ trong con mắt của mọi người thì những người bạn của Bình là một nhóm bụi đời
“chúng như những cộng rác vứt bên đường tàu, gió sẽ cuốn chúng đi theo nhưng thanh ray cho đến một ngày nào đó chúng lần lượt hóa thành cát bụi”[43;70], nhưng
đối với Bình đó là nhưng người bạn thân, nhưng người bạn mang một tâm hồn cao quý, họ là những người bạn đáng để chơi.
Người kể chuyện xưng tôi chính là một nhân chứng đồng sự, nó vừa thuật truyện đồng thời vừa tham dự vào câu chuyện mà nó kể lại, “nó luôn ở cấp độ hành động, chứng kiến, nếm trải. Gọi là, cái tôi trải nghiệm ở cấp độ hành động” [15;267]. Người kể chuyên ngôi thứ nhất chứng kiến cuộc đời của từng nhân vật, giờ đây khi gặp lại Kiên thì những kí ức lần lược được tuôn ra và độc giả cứ men theo lời người kể chuyện ngôi 1 để chứng kiến câu chuyện. Bình đã kể về cuộc đời của cô bé Lửa cháy bằng cái giọng cảm thương, thương cho cô bé Lửa cháy bởi vì phải mất sáu tháng sau thì cô bé mới nhớ ra tên của mình, trong đầu của Kiên thật ra luôn le lói ý nghĩ đi tìm mẹ cho cô bé Lửa cháy, nhưng cuộc sống của Bình khác cuộc sống của những người như Kiên: “ cuộc sống của mình ở phía ngoài mặt phố của nhà ga, chỉ thình thoảng mình mới dự phần vào cái cuộc sống ở phía sau những con phố ấy, như một sự ghé thăm, như một khoảnh khắc lạc bước, như một chỗ ham vui. Chốn ấy không thuộc về mình, không hút được tâm huyết của mình. Chốn ấy Kiên và đám bạn của Kiên từng ngày vùng vẫy, bươn chải, tụ tập bầy đàn, sẵn sàng đổ máu để sinh tồn, chốn ấy cô bé Lửa cháy đã tự nguyện gia nhập. Mình không thay đổi gì được nữa dù biết rằng có sự thay đổi thì vẫn hơn. Ý nghĩ tìm lại gia đình cho Lửa cháy như viên kẹo ngậm trong miệng lâu ngày tự khắc trôi tuột xuống bụng lúc nào không biết”[43;108-109].
Ở người kể chuyện ngôi thứ nhất, ngoài cảm xúc và sự đa dạng, phức tạp của thế giới nội tâm được dễ dàng phản ánh, bộc lộ thì người kể chuyện còn có thể nói lên được tiếng nói thay cho nhưng người bạn của mình. Sau cái buổi tối định mệnh đó thì mỗi người một nơi, ngã rẽ cuộc đời của từng nhân vật được người kể chuyện xưng tôi sau cuộc gặp gỡ với Kiên đã bộc bạch ra hết. Như vậy với người kể chuyện ngôi thứ nhất cho phép nhà văn có cái nhìn chủ quan đánh giá về con người thực hơn, đồng thời có cơ hội thể hiện được tâm trạng, cảm xúc và thái độ bình giá của mình đối với tất cả những biến cố mà nhân vật trải qua. Chính cái tôi “chứng kiến” là một thành công lớn của tác giả.