KÍN CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ 3.1 Trần thuật đa chủ thể
3.3.3. Kết cấu không thời gian nghệ thuật
* Kết cấu không gian nghệ thuật
Thi pháp học đã khái quát rằng “ không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của sự sống con người gắn liền với ý niệm về giá trị và sự cảm nhận về giới hạn giá trị của con người. Không gian nghệ thuật có thể xem là “không gian quyển” tinh thần bao bọc lấy cảm thức của con người, là hình tượng tâm linh nội cảm chứ không phải là hình tượng địa lí và vật lí”.
Chúng ta đều biết một quy luật khách quan bất biến của không gian vật chất là không gian 3 chiều, nhà văn với tư cách là chủ thể sáng tạo có thể xây dựng trong tác phẩm nghệ thuật một loại không gian khác- không gian tinh thần. Nó tồn tại trong ý thức của nhân vật, đó là không gian cảm xúc của hồi tưởng của ước vọng. Trong thế giới nghệ thuật con người tồn tại và vận động không ngoài không gian, không gian đóng vai trò là môi trường nuôi dưỡng và xác định tính cách của từng nhân vật trong tác phẩm. Một nhà văn có phong cách thường tạo nên một không gian đặc trưng, nếu
không gian của Hồ Anh Thái là xưa và nay thì không gian trong tiểu thuyết của Thuận là xã hội Pháp hiện tại còn không gian của Nguyễn Ngọc Tư là con người và mảnh đất Nam Bộ. Ngược lại không gian trong Kín lại mang dấu ấn “gần mà xa”. Không gian ấy gần vì nó diễn ra trên đất nước Việt Nam, trong đời sống hiện tại nhưng lại rất xa xôi hay về những vùng quê. Không gian này vùa liên kết vừa đoạn tuyệt với hiện thực xung quanh, được thả trôi theo trí tưởng tượng của người viết, vượt ra logic nội tại của nó, đi sâu vào thế giới ảo mộng. Mặt khác Nguyễn Đình Tú còn khai thác không gian tâm lí nhân vật theo chiều sâu tâm thức bằng chính những đặc điểm này đã tạo nên một phong cách khác lạ của Nguyễn Đình Tú so với những nhà văn cùng thời.
Không gian rõ nhất trong tác phẩm là không gian sự kiện tâm lí, bởi diễn biến tâm lí phức tạp và rối rắm. Sụ đan cài giữa cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác cũng như mâu thuẫn trong tâm hồn con người luôn có sự đấu tranh quyết liệt. Mỗi con người có một tính cách khác nhau, do đó cũng có một tâm lí riêng tùy thuộc vào hoàn cảnh sống của họ.
Những nhân vật trong Kín bị chi phối rất nhiều bởi hoàn cảnh sống, chính không gian sự kiện chở đầy tâm trạng của nhân vật, không gian tâm lí của nhân vật là những vùng không gian xuất phát từ trạng thái cảm quan của con người, không gian đã đem lại cảm xúc cho con người đồng thời con người tự chiêm ngưỡng, không gian để rồi duy cảm duy lí. Cuốn tiểu thuyết Kín đã dẫn dắt độc giả đi sâu vào con đường hầm nhỏ hẹp kì bí ấy qua nhân vật Quỳnh cùng với mỗi quan hệ thân thương nhưng lại rất xa cách. Mối quan hệ của Quỳnh đối với những đứa trẻ nhà ga Hải Thành là một cô bé mang cái tên được mã hóa Cô bé Lửa cháy, sống trong một không gian mà đối với Quỳnh, có lẽ đây là nơi mà lần đầu tiên Quỳnh đặt chân tới để rồi từ đó Quỳnh trở thành đứa trẻ hư hỏng. Cái kí ức của ngày xưa vẫn còn theo Quỳnh tới tận ngày hôm nay, sinh nhật lần thứ 20 của Quỳnh thì Quỳnh đã muốn ra đi “Quỳnh muốn đi đâu đó xa căn nhà có hoa lam tường, xa người bố đáng kính, xa thành phố ven sông, xa những khuôn mặt quen thuộc vẫn hiển hiện hằng ngày”[43;5]. Cái Quỳnh cần tìm là gì thì Quỳnh cũng không thể nói rõ “nó cụ thể nhưng rất vô hình. Nó có thể là nhà ga, là những thanh ray tàu, là một khuôn mặt ai đó như Phương, Kiên, Hoàn, Bình chẳng hạn”[43;6]
Quỳnh lên taxi và đi: “taxi chạy quanh những dãy phố nhỏ. Thành phố này không chỉ là nơi Quỳnh sinh ra. Nó chỉ là nơi dung chứa những chán nản thừa mứa ở phần sau của cái tuổi đời ít ỏi nhưng nhiều chấn động của cô mà thôi. Đây là thành phố
trung tâm của cả nước nhưng với Quỳnh nó xa lạ và tạm bợ”[43;11]. Trong Quỳnh là một chuỗi những ẩn ức ngột ngạt bởi không gian xung quanh. Đối với Quỳnh thì Hà Thành truy sát bức tử tâm hồn Quỳnh, Quỳnh tìm về với Hải Thành dù không biết rằng mình sẽ làm gì ở đó “ở đó chắc chắn vẫn có nhà ga, còn chợ Kẻ mơ, còn quê nội với nấm mồ nhỏ bên gốc đa giữa cánh đồng làng. Con cũng chẳng biết về đó rồi con sẽ làm gì, sẽ gặp những ai, sẽ sống ra sao nhưng con cần đi khỏi Hà Thành này”[43;14].
Cái không gian thực ảo đan xen lẫn lộn đưa Quỳnh nhớ lại ngôi nhà của mình với những khóm hoa lam tường, nhưng vì sao trong con mắt của Quỳnh nó lại buồn tẻ đến thế: “Lam tường mọc đầy ngoài vườn nhà với những nụ hoa nhu nhú, cánh hoa mỏng manh, từng chùm trắng ngà xen lẫn sắc tìm lúc nào cũng như đang ngủ gật giữa đám lá xanh. Lam tường đẹp nhưng con cứ thấy vẻ đẹp của thứ hoa này mệt mỏi chán chường, có phần ủ ê, thiếu sinh khí thế nào ấy”[43;16]. Khi Quỳnh rời khỏi nghĩa địa và lao lên chiếc xe chở về Hải Thành, Quỳnh lên xe ngồi nhưng thực ra lúc này thì Quỳnh không còn biết mọi thứ xung quanh là gì nữa, cô chìm vào cái bầu không khí khen khét sực nồng oi ám, chiếc xe tắt máy và dừng lại giữa đường Quỳnh đi xuống xe nhìn xung quanh “con đường khá rộng rãi với nhiều làn xe chạy không mang lại cho Quỳnh cảm giác lo âu quá mức mặt dù trời đang tối dần”[43;45]. Quỳnh dừng chân tại Bãi Sậy, ở đây cô đã có một bữa ăn ngon với bụi đời chúa, được nghe kể về đội quân Bãi Sậy, Quỳnh mơ mơ màng màng về cuộc sống của Quỳnh lúc ở dưới quê, cô được mẹ dắt ra sau vườn sau đó là ra cánh đồng: “ Không gian trước mắt như đang trôi đi trong tầm mắt của Quỳnh, một mảnh trăng treo hững hờ. Những tầng mây vần vũ trong sự thay hình đổi dạng, khi mang sắc vàng, khi pha sắc trắng, khi lặng ngắt màu chì. Rồi cao hơn nữa là lác đác những vì sao đang nhấp nháy”[43;79]. Trong cái không gian ấy, Quỳnh dò dẫm bước đi, đi từng bước một, Quỳnh cảm thấy “mình bơ vơ quá”[43;80]. Sau một hồi mê man trong kí ức thì Quỳnh choàng tỉnh, hóa ra Quỳnh đã say và gục xuống bàn ăn: “Ánh điện trên tường vẫn hắt xuống mâm cơm đã nguội ngơ nguội ngắt. Lon bia của bụi đời chúa còn để trên bàn nhưng gã không thấy đâu”[43;89].
Lần giở lại quá khứ với những đứa trẻ bụi đời, không gian nhà ga Hải Thành là nơi dung chứa cuộc đời của những đứa trẻ từ những miền quê khác nhau lên đây để mưu sinh, kiếm sống hay phận đời của những đứa trẻ lưu lạc với quá trình trưởng thành khác nhau. Cái nhà ga ấy là nơi đưa bước chân của Quỳnh rẽ sang một con đường khác, Phương bỏ nhà ra đi rồi cũng đến ga và trở thành gái điếm, Hoàn tranh
giành cuộc sống mưu sinh ở đó và cuối cùng đi vào trại giáo dưỡng, đó là những thân phận “côi cút giữa cõi đời rộng lớn mênh mông này”[43;37], chính cái toa tàu cũ là “ngôi nhà của bốn đứa trẻ cơ nhỡ”[43;70], sau một thời gian nhóm của Lộc mũ bông muốn chiếm cứ toa tàu thì “toa tàu bỏ không trở thành cứ địa của một nhóm du côn, là biểu tượng của một phe nhóm, là cái ổ lưu manh cần phải làm sạch”. Nơi ấy không còn bình yên để cho những đứa trẻ cơ nhỡ sống được nữa, mà giờ đây bọn chúng lại tranh giành kiểm soát cái thế giới bụi đời ấy.
* Kết cấu thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là sự tái tạo thời gian cuộc đời, luôn luôn mang cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh. Nó ghi rõ dấu ấn chủ quan của chủ thể sáng tạo ra nó. Bởi vì nó gắn liền với cảm xúc chủ quan của nhà văn, mà cảm xúc của mỗi nhà văn là một thế giới riêng biệt, nên mang tính tự do hơn thời gian khách quan “ Nhà văn có thể miêu tả theo ý muốn chủ quan một khoảng thời gian dài hoặc ngắn, có thể bắt thời gian trôi nhanh hay chậm lại, có thể miêu tả thời gian trong một dòng chảy liên tục hoặc ngắt quãng theo trình tự trước sau hoặc không theo trình tự ấy, nhà văn có thể miêu tả thời gian của tác phẩm tương thông với thời gian lịch sử hoặc tách rời thời gian lịch sử, tự khép kín trong bản thân nó. Nhà văn có thể miêu tả quá khứ hiện tại theo kiểu kết hợp khác nhau” (Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học – Xli. Ikhachop). Thời gian nghệ thuật có thể làm sống lại thời gian đã qua bằng cách để con người tìm về quá khứ. Mỗi nhà văn sử dụng mỗi kiểu thời gian khác nhau tùy thuộc vào ý đồ nghệ thuật để tạo nên phong cách riêng của mình. Sử dụng kết cấu đồng hiện hay dự thuật trong một tác phẩm là dấu ấn nghệ thuật đậm nét trong tác phẩm Nguyễn Đình Tú.
Đồng hiện giữa thời gian thực- ảo, quá khứ hiện tại chính là một biến thể của kết cấu lồng ghép với điều kiện được mô tả qua dòng ý thức của nhân vật trong những khoảng thời gian đứt nối. Thời gian trong tiểu thuyết Kín là sự đồng hiện trong quá khứ và hiện tại. có hai tuyến truyện phát triển trong tác phẩm tưởng chừng như tách rời nhau nhưng thực chất khi dọc xong tác phẩm thì ta nhận ra nó cùng đi về một hướng. Nếu kiểu trần thuật theo kiểu tác giả tuyến tính vẫn chiếm ưu thế trong tiểu thuyết trước 1975 thì ở tiểu thuyết đương đại kiểu trần thuật phi tuyến tính phổ biến hơn . Trần thuật phi tuyến tính trở thành một trong những đặc điểm cho thấy sự đổi mới trong tư duy tiểu thuyết khi cảm thức hiện tại, khi khát vọng làm chủ của tác giả trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Với lối trần thuật thời gian bị đảo lộn không còn
theo trật tự tuyết tính của thời gian đời sống. Nhiều chuyện diễn ra sau lại được kể trước và ngược lại diễn ra từ trước nhưng rất lâu sau đó người kể chuyện mới nhắc lại.
Kín là tác phẩm không có cốt truyện, tình tiết rành mạch mà ở nó là những mảng, những chương được phân mảnh để khi người đọc đọc xong mới có thể nhận ra được đâu là nội dung chính của truyện . Mảng truyện thứ nhất người kể chuyện dị sự đứng ngoài chứng kiến sinh nhật tròn 20 của Quỳnh và mảng truyện thứ hai nhân vật xưng “tôi” kể về quá khứ của mình với bạn cùng trang lứa. Các sự kiện được đẩy đưa quá khứ - hiện tại, nhân vật va chạm vào nhau chan chát để buộc phải trưởng thành.
Câu chuyện được mở đầu của thời hiện tại, sau cuộc chơi “lên đồng” thì Quỳnh quyết định ra đi, Quỳnh cũng không hiểu tại sao mình lại phải ra đi, cô chỉ biết rằng mình sẽ phải ra đi :“ Mới ngày hôm qua ý nghĩ ra đi chưa xuất hiện. Mọi ý nghĩ của ngày hôm qua dường như chỉ tập trung cho buổi sinh nhật thật đặc biệt ” [43;6] Quỳnh nhớ lại cái ngày hôm qua khi mà cả nhóm đang lên kế hoạch cho sinh nhật của Quỳnh . Sau một hồi thảo luận cuối cùng thì Quỳnh đã chọn trò chơi lên đồng cho sinh nhật thứ 20 của mình. Ở hình thức thời gian này thì người trần thuật bắt đầu từ thời hiện tại để quay trở về, làm sống lại quá khứ.
Khi cuộc chơi được lập trình sẵn kết thúc, Quỳnh lên taxi đi ra nghĩa địa. Là cái nơi mà mỗi tuần 3 lần Quỳnh đều ra đây, Quỳnh không chứng kiến được hình ảnh của mẹ ngày mẹ của Quỳnh ra đi:“ Ngày mẹ mất con đang lạc mẹ. Ngày người ta đưa mẹ ra đây con đang vất vưởng ở một góc khuất, xô bồ và hỗn tạp của Hải Thành ” [43;12]. Có lẽ Quỳnh không còn nhớ đến những gi mà cái ngày mà Quỳnh bị lạc mẹ, chỉ biết rằng Quỳnh đã không khóc chỉ lặng lẽ nhớ lại những gi thuộc về mẹ mà Quỳnh từng lưu giữ trong kí ức.
Nhưng khi vừa đọc được 18 trang thì nhà văn buộc độc giả phải lần mò để đi vào trang tiếp theo mà chưa hiểu gì hết. Lối kể với trật tự phi tuyến tính buộc điểm nhìn của người đọc phụ thuộc vào điểm nhìn người kể chuyện. Chương đầu tiên người kể chuyện dị sự bao quát toàn bộ hành động của Quỳnh nhưng tiến dần sang chương 2 thì người đọc lại bắt gặp người kể chuyện đồng sự là một cái bào thai kể về cuộc sống của mình. Thời gian ở hiện tại lùi về quá khứ xa xăm cách đó 20 năm, khi mà Quỳnh chưa được sinh ra.
Bằng thủ pháp “lạ hóa” Nguyễn Đình Tú đã xây dựng hình tượng nhân vật phi lí về một bào thai biết suy nghĩ, tạo ra một trường cảm không bình thường thậm chí là
khác thường. Nhưng có lẽ người đọc cũng phần nào hiểu được bố cục của tiểu thuyết. Việc đan lồng vào nhau của 2 tuyến thời gian hiện tại và quá khứ thể hiện khả năng tư duy cao độ của nhà văn trong nghệ thuật kết cấu thời gian. Nó vượt ra khỏi thủ pháp đồng hiện quá khứ - hiện tại thông thường: để cho thời gian quá khứ nhập lưu với thời gian hiện tại thông qua kí ức hồi tưởng của nhân vật.
Cái hôm đi làm đầu tiên, Bình về viết nhật kí chính những dòng nhật kí làm Bình nghĩ tới Kiên. Thời gian từ hiện tại đưa Bình về quá khứ, ở đó có Kiên “Cậu ấy vốn học với mình từ suốt những năm cấp 1. Đến năm lớp 6 thì Kiên nghỉ học vì mẹ chết ”[43;33] , quá khứ và hiện tại đan lồng vào nhau tạo nên một thể thống nhất, đan xen trong cùng một thời gian kể. Thời gian Bình viết nhật kí là thời gian hiện thực khi câu chuyện đang diễn ra được đan lồng trong quá khứ của những đứa trẻ nhà ga Hải Thành . Đây là một bản hợp xướng của nhiều tiếng nói: quá khứ và hiện tại, lịch đại và đồng đại, dòng thời gian ở đây không mất đi mà trái lại vẫn thuộc mãnh liệt trong kí ức con người, quá khứ qua đi để rồi hội tụ về trong hiện tại. Chúng ta có thể nói rằng : trong giây phút hiện tại của cuộc sống hội tụ mọi cảnh sống đã qua, đây chính là nét đặc sắc trong tư duy về thời gian của Nguyễn Đình Tú.
Chính cuộc gặp gỡ với Kiên ở hiện tại đã làm cho Bình và Kiên xúc động khi nhận ra nhau . Hàng loạt câu hỏi của Kiên đã được đặt ra “ Kiên quê nhà ở đâu nhỉ ? … Có phải Kiên ở nhà ga Hải thành không ? … Có phải Kiên từng sống với Hoàn , Phương và cô bé lửa cháy không ? …”. Cái hiện tại đã làm nền cho cái quá khứ trỗi dậy, đưa hai con người ở nhà ga Hải thành năm nào, những đứa trẻ đó trong mắt mọi người là những cọng rác vứt bên đường tàu. Cả hai cùng chung một ý nghĩ về kí ức với rất nhiều trang buồn thời niên thiếu. Đan xen vào dòng chảy những sự kiện trật tự về thời gian quy ước trong truyện lập lờ cho thấy tính phi thời gian trong bản thân câu chuyện, từng mảnh đời nhân vật bị cắt ra, bị phân tán vào kí ức lộn xộn, chắp nối và rời rạc cua người kể chuyện.
Thời gian quá khứ được cụ thể hóa bằng các thời gian giấc mơ, hồi tưởng, liên tưởng kí ức. Kín là một dòng suối tâm trạng, dòng suối đó bắt nguồn từ những mạch ngầm khác nhau , tất cả đều làm đầy dòng chảy tâm trạng. Vì chúng ta chỉ tìm được sự liên kết các sự kiện thông qua kí ức nhân vật. Để sử dụng thời gian quá khứ thì người